Nam Mỹ chìm trong biển lửa, phá vỡ kỷ lục cháy rừng
Cháy rừng đang hoành hành tại nhiều vùng ở Nam Mỹ, từ rừng nhiệt đới Amazon của Brazil đến vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới và các khu rừng khô nhiệt đới ở Bolivia.
Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại bang Goias, Brazil, ngày 9/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo dữ liệu vệ tinh được Viện nghiên cứu vũ trụ Brazil (Inpe) phân tích, từ đầu năm 2024 đến ngày 11/9, có 346.112 điểm nóng cháy rừng tại tất cả 13 quốc gia Nam Mỹ, vượt qua kỷ lục năm 2007 là 345.322 điểm nóng trong chuỗi dữ liệu bắt đầu được ghi nhận từ năm 1998.
Khói bốc ra từ các đám cháy ở Brazil đã khiến bầu trời trên các thành phố như Sao Paulo tối mịt, hòa vào hành lang khói cháy rừng được nhìn thấy từ vũ trụ, trải dài theo đường chéo trên khắp lục địa từ phía Tây Bắc của Colombia đến phía Đông Nam của Uruguay.
Video đang HOT
Hiện Brazil và Bolivia đã điều động hàng nghìn lính cứu hỏa trong nỗ lực kiểm soát các đám cháy song gặp nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghiệt đang khiến hỏa hoạn ngày một nghiêm trọng.
Các nhà khoa học cho biết trong khi hầu hết các đám cháy đều do con người gây ra, thì điều kiện thời tiết nóng và khô hạn gần đây do biến đổi khí hậu đang khiến đám cháy lan rộng nhanh hơn. Từ năm ngoái, Nam Mỹ đã hứng chịu một loạt đợt nắng nóng như thiêu đốt.
Karla Longo, nhà nghiên cứu chất lượng không khí tại Inpe, cho biết Sao Paolo đã không có mùa Đông khi nhiệt độ tại đây là 32 độ C (hôm 7/9), bất chấp việc thời điểm hiện tại ở Nam bán cầu đang là mùa Đông.
Theo Cơ quan giám sát thiên tai quốc gia Cemaden của Brazil, năm ngoái nước này ghi nhận tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử. Theo dữ liệu của Inpe, số lượng đám cháy rừng lớn nhất trong tháng này là ở Brazil và Bolivia, tiếp theo là Peru, Argentina và Paraguay. Các đám cháy bất thường dữ dội xảy ra ở Venezuela, Guyana và Colombia đầu năm nay đã góp phần vào con số kỷ lục đám cháy ở Nam Mỹ, song đến nay đã giảm bớt.
Chuyên gia Longo cho biết cháy rừng tại Amazon đã khiến cả một khu vực rộng lớn (khoảng 9 triệu km2, tương đương một nửa diện tích Nam Mỹ) mù mịt khói, giống như đám mây hình nấm nguyên tử.
Theo trang web IQAir.com, do ảnh hưởng của cháy rừng, Sao Paulo, thành phố đông dân nhất ở Tây bán cầu, đầu tuần này có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên toàn cầu, cao hơn cả các điểm nóng ô nhiễm nổi tiếng như Trung Quốc và Ấn Độ.
Việc tiếp xúc với khói sẽ khiến số người phải nhập viện điều trị các vấn đề về đường hô hấp tăng lên và có thể gây ra hàng nghìn ca t.ử von.g sớm.
Nhiều nước Nam Mỹ hứng chịu hàng triệu tấn khí thải carbon do cháy rừng
Ngày 28/2, Cơ quan Giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) cho biết các vụ cháy rừng ở Brazil, Venezuela và Bolivia đã tạo ra lượng khí thải carbon cao nhất được ghi nhận đối với tháng 2 trong hai thập kỷ qua.
Cháy rừng tại Rurrunabaque, Bolivia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo CAMS, tình trạng hạn hán trầm trọng tại trên khắp khu vực Nam Mỹ đã góp phần gây ra các đám cháy thiêu trụi nhiều cánh rừng ở khu vực này trong những tuần gần đây. Lượng phát thải khí carbon do cháy rừng ở Brazil và Venezuela ước tính lần lượt là 4,1 và 5,2 triệu tấn carbon; trong khi tại Bolivia, lượng khí thải này cũng cao kỷ lục ở mức 0,3 triệu tấn carbon. Trước đó, hồi tháng 2/2003, lượng khí thải của mỗi quốc trên lần lượt vào khoảng 3,1, 4,3 và 0,08 triệu tấn.
Nhà khoa học cao cấp Mark Parrington tại CAMS cho biết cơ quan này đã theo dõi sự gia tăng số vụ cháy rừng trong mùa cao điểm. Nhiều khu vực ở Nam Mỹ đang phải hứng chịu tình trạng hạn hán, làm gia tăng nguy cơ xảy ra hỏa hoạn và dẫn đến các đám cháy được quan sát.
Dự báo về thành phần khí quyển của CAMS cũng cho thấy khói đang bao phủ một khu vực rộng lớn trong vùng này và khiến tình trạng ô nhiễm không khí tại các khu vực đông dân cư trở nên nghiêm trọng hơn.
Khói bốc lên từ đám cháy rừng Amazon tại Novo Progresso, bang Para, Brazil. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Một số chuyên gia cho rằng sự xuất hiện của hiện tượng thời tiết El Nino là nguyên nhân gây ra đợt hạn hán lịch sử ở lưu vực sông Amazon hồi năm ngoái, dẫn đến các vụ cháy rừng thảm khốc, phá hoại mùa màng và khiến các tuyến đường thủy quan trọng bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, một nghiên cứu của các nhà khoa học tại World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đán.h giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới - lại cho thấy rằng biến đổi khí hậu do tình trạng ô nhiễm khí carbon liên quan hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nêu trên. Chính điều này đã khiến cho nguy cơ xảy ra hạn hán tăng gấp 30 lần trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 11/2023.
Cháy rừng ở Chile, ít nhất 46 người thiệ.t mạn.g Giới chức Chile cho biết ít nhất 46 người đã thiệ.t mạn.g trong thảm họa cháy rừng lớn nhất trong lịch sử tại quốc gia Nam Mỹ. Một khu vực bị ảnh hưởng bởi cháy rừng tại Vina del Mar, Chile ngày 3/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Tổng thống Chile Gabriel Boric ngày 3/2 ban bố tình trạng khẩn cấp ở miền Trung và miền...