Nam Định lại sạt lở thêm 2 vị trí bờ kè tại du lịch biển Thịnh Long
Đến sáng 20/10, các đơn vị thi công đã tập trung khắc phục cơ bản sự cố hư hỏng nặng bờ kè khu du lịch biển Thịnh Long (thuộc thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) do hoàn lưu bão số 7 gây ra.
Sóng đánh sập hoàn toàn đoạn bờ kè ở Bãi 1 của Khu du lịch Thịnh Long – Ảnh: HB
Theo báo cáo UBND huyện Hải Hậu, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 gây mưa to, rất to tại tỉnh này, cộng với triều cường khiến sóng biển tràn vào bờ, đánh sập 2 điểm trên tuyến kè biển tại thị trấn Thịnh Long gồm vị trí trước nhà nghỉ điều dưỡng Công an tỉnh (bãi 2) và trước nhà hàng số 22, 24 (bãi 1).
Vị trí kè sập sâu tới gần 1m – ảnh: HB
Tại các vị trí này, 640 m2 đường bê tông, mái kè bị sập, ăn sâu đến mặt đường nhựa của khu du lịch và tiền sảnh của nhà hàng số 22, 24. Tường chắn sóng cũng bị sập hoàn toàn với độ dài khoảng 80 m. Phần chân khay bờ kè dài 700 m bị sóng đánh bật bê tông, đổ chân kè.
Sạt, sụt bờ kè đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến 5 ki-ốt bán hàng của người dân tại khu du lịch biển Thịnh Long. Do nước lớn, hơn 130 ki-ốt, khách sạn với gần 800 lao động tại khu du lịch biển này cũng tạm thời dừng hoạt động để đảm bảo an toàn.
Trưa 19/10, khi nước xuống thấp, lực lượng chức năng huyện Hải Hậu và tỉnh Nam Định mới có thể tiến hành các biện pháp khắc phục sự cố.
Hiện lực lượng chức năng huyện Hải Hậu đang tập trung lực lượng, phương tiện máy móc để xử lý giờ đầu bằng cách: xếp các rọ thép đựng đá hộc phủ lên trên các vị trí bị sạt, sụt, liên kết các rọ thép lại với nhau bằng dây thép buộc chặt để hạn chế sạt, sụt lan rộng.
Video đang HOT
Dải tường chắn sóng cũng bị sập hoàn toàn khiến nước biển tràn vào bờ – Ảnh: HB
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, biển động mạnh, sóng to, gió lớn kết hợp với triều cường, công tác khắc phục hiện nay chỉ là bước đầu. Vì vậy, Về lâu dài, huyện Hải Hậu đề nghị UBND tỉnh Nam Định, các cơ quan chức năng của tỉnh tiến hành khảo sát, hỗ trợ kinh phí cho địa phương đầu tư sửa chữa lại các vị trí bị hư hỏng do thiên tai gây ra.
Trước đó, ngày 14/10, do ảnh hưởng của bão, khu vực biển Nam Định có sóng cao kết hợp với triều cường đã gây sập, sạt tại một số vị trí ở mái kè Hải Thịnh 3, thuộc tuyến đê biển huyện Hải Hậu; tổng diện tích các hố bị võng, sập, sạt gần 280m2. Rất may các sự cố này đã được kịp thời khắc phục trước khi mưa lớn xảy ra tại Nam Định.
Chạy đua với thời gian triển khai các biện pháp cứu hộ, cứu nạn
Đợt mưa lũ trong những ngày qua trên khu vực các tỉnh Trung Bộ đã gây ra ngập lụt trên diện rộng.
Nhiều tàu thuyền đã bị chìm, hư hỏng do sóng to, gió lớn. Công tác cứu hộ đang gặp rất nhiều khó khăn.
Cán bộ, chiến sĩ BĐBP Quảng Trị cứu hộ thành công các thuyền viên tàu Thanh Thành Đạt 55. Ảnh: Do BĐBP Quảng Trị cung cấp
Quảng Trị là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất của đợt mưa lũ từ ngày 6-10 đến nay với 2 người chết, 6 người mất tích. Trên đất liền, Quảng Trị có 68 xã thuộc 9 huyện bị ngập sâu từ 1m đến 2m, nhiều khu vực bị chia cắt. Trên vùng biển có 6 tàu bị sự cố (3 tàu bị chìm, 2 tàu mắc cạn, 1 tàu hư hỏng, trôi dạt).
Trong đó, tàu Vietship TK 12 bị chìm gần khu vực phao số 0 Cửa Việt, Quảng Trị vào sáng sớm ngày 8-10. Trên tàu có 5 người, 3 người đã được tàu Vietship 01 cứu, đưa lên tàu, còn 2 người đang mất tích.
Tàu Vietship 01 sau đó bị hỏng máy, mắc cạn cách cảng Cửa Việt khoảng 500 m. Trên tàu có 12 thuyền viên. 2 thuyền viên đã bơi được vào bờ an toàn.
Lực lượng BĐBP Quảng Trị đang cứu hộ tàu Thanh Thành Đạt 55. Ảnh: BĐBP Quảng Trị cung cấp
Công tác cứu hộ chiếc tàu này đã được lực lượng BĐBP Quảng Trị phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng khác triển khai ngay sau đó.
Tuy nhiên, do thời tiết khu vực tàu bị nạn rất xấu, sóng to, gió lớn, dòng nước xoáy nên các tàu cứu hộ không thể tiếp cận được tàu bị nạn. Rất nhiều phương án đã được đưa ra để cứu hộ như sử dụng trực thăng, dùng tàu cá, ngư dân giỏi ra biển ứng cứu nhưng đều không khả thi bởi sóng rất to và gió lớn.
Theo thông tin mới nhất chúng tôi nhận được, sau rất nhiều nỗ lực của lực lượng cứu hộ và bản thân thuyền viên trên tàu, có thêm 2 thuyền viên của tàu Vietship 01 đã được cứu thành công. Hiện, trên tàu còn 8 thuyền viên.
Trong sáng nay, 10-10, tình hình thời tiết có chuyển biến tốt hơn, các lực lượng chức năng đang chạy đua với thời gian triển khai các biện pháp ứng cứu các thuyền viên còn lại trên tàu Vietship 01.
Cũng trong sáng 8-10, tàu chở hàng Thanh Thành Đạt 55 gồm 11 thuyền viên neo đậu tại vùng nước cảng Cửa Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) thì bị sóng đánh trôi dạt ra khu vực biển phao số 1. Đến 11 giờ cùng ngày, tàu bị hỏng máy và phát tín hiệu cứu nạn.
Sau đó, tàu Thanh Thành Đạt 68 tiếp cận nhưng chỉ đưa được 6 thuyền viên của tàu bị nạn vào bờ. Do sóng to, đến 15 giờ 40 phút ngày 8-10, tàu Thanh Thành Đạt 55 bị chìm tại cửa biển, 5 thuyền viên còn lại trên tàu bị rơi xuống biển. Các lực lượng cứu hộ đã kịp thời cứu được 5 thuyền viên này ngay trong đêm.
Trong khi đó, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, hiện, tàu Thanh Thành Đạt 68, gồm 15 thuyền viên, bị hư hỏng, thả neo tại phao số 1, cách cảng Cửa Việt 1,5km.
Ngoài ra, do sóng to, tàu Vietship 09 bị chìm ở vùng biển Quảng Trị, 4 người trên tàu đã bơi vào bờ an toàn. Còn tàu Hoàng Tuấn 26, gồm 12 thuyền viên, mắc cạn tại vùng biển Gio Linh, hiện vẫn giữ được liên lạc.
Tại tỉnh Bình Định, tàu cá mang số hiệu BĐ 97055 TS/11 thuyền viên bị chìm tại vùng biển thành phố Quy Nhơn lúc 0 giờ ngày 8-10. BĐBP Bình Định đã cứu hộ an toàn các ngư dân.
BĐBP Quảng Trị đưa thuyền viên tàu Thanh Thành Đạt 55 đi cấp cứu tại cơ sở y tế. Ảnh: CTV
Trên vùng biển Đà Nẵng có 4 tàu cá bị mất liên lạc. Theo thông tin của Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố Đà Nẵng, lúc 6 giờ ngày 9-10, tàu ĐNa 90988 TS/2 lao động do ông Đinh Văn Thanh (sinh năm 1977) điều khiển tàu rời cầu cảng công trình 15 về tránh gió tại âu tàu Thọ Quang. Tuy nhiên, đến 10 giờ chưa thấy tàu về đến nơi trú gió, không liên lạc được với người trên tàu. BĐBP Đà Nẵng đã phối hợp với gia đình chủ tàu thông báo cho các tàu hoạt động gần khu vực tìm kiếm. Đến trưa 10-10 vẫn chưa liên lạc được với thuyền viên trên con tàu này.
Cũng trong ngày 9-10, Bộ Chỉ huy BĐBP Đà Nẵng đã nhận được yêu cầu cứu hộ từ 3 tàu: ĐNa 91099 TS, ĐNa 30873/TS và tàu ĐNa 07070. Triển khai các biện pháp ứng cứu, chiều 9-10, tàu BP 08.12.02 BP Đà Nẵng đã tiếp cận lai dắt tàu ĐNa 91066/2 lao động về bờ. Trong quá trình lai dắt, tàu ĐNa 91066 bị chìm, 2 người được cứu an toàn. Tàu ĐNa 30873/2 lao động và tàu ĐNa 07070/2 lao động cũng bị chìm. 4 người trên 2 tàu trên đã được đưa vào bờ an toàn.
Quân y BĐBP Thừa Thiên Huế chăm sóc sức khỏe cho các thuyền viên của tàu Công Thành 27 được cứu, đưa vào bờ sau khi tàu bị chìm. Ảnh: CTV
Còn tại Thừa Thiên Huế, ngày 7-10 xảy ra vụ chìm tàu vận tai Công Thành 27 có 11 thuyền viên trên tàu, ở cách cửa biển Tư Hiền (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) về hương Đông Băc khoảng 3 hải lý. Các thuyền viên đã sử dụng phao rời khỏi tàu.
Bộ Chỉ huy BĐBP Thừa Thiên Huế đã huy động 1 phương tiện của ngư dân và điều động 26 cán bộ, chiến sĩ tìm kiếm, cứu hộ thành công cả 11 thuyền viên.
Đang lai dắt tàu cá Quảng Nam bị hỏng máy trên biển vào bờ Sáng 7/10, Đại tá Hoàng Văn Mẫn, Chính ủy Đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Nam cho biết, lực lượng chức năng đang lai dắt tàu cá QNa 90927 TS bị hỏng máy trên biển vào bờ, nhưng rất khó khăn do sóng to, gió lớn. Trước đó, lúc 18h30 ngày 4/10, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam nhận được tin từ...