Nam cảnh sát Indonesia mắc Covid-19 quan hệ khi cách ly | Người phụ nữ nhiễm bệnh sau màn “mây mưa”
Vào tuần trước, cộng đồng mạng Indonesia đã lan truyền chóng mặt đoạn video nhạy cảm của một cặp đôi diễn ra tại phòng cách ly ở một bệnh viện. Ngay sau đó, cảnh sát đã tiến hành điều tra đoạn video nhạy cảm .
Vào ngày 22/1, trong cuộc họp báo, cảnh sát trưởng Dompu cho biết, sự việc xảy ra tại bệnh viện Dompu, Tây Nusa Tenggara. Nam chính trong đoạn clip là một cảnh sát mắc Covid-19 đang được cách ly ở đây.
Giám đốc bệnh viện Dompu cũng lên tiếng xác nhận vụ việc xảy ra tại bệnh viện của ông và người phụ nữ quan hệ với cảnh sát trong đoạn clip không phải là nhân viên của bệnh viện, cô này là người bên ngoài vào đây.
Vào ngày 26/1, cảnh sát trưởng Dompu tiếp tục cung cấp thông tin mới liên quan đến vụ việc gây chấn động này. Ông cho hay:
“Đối với người phụ nữ trong đoạn clip, cô đã nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày hôm qua (25/1). Vì vậy chúng tôi chưa thể thẩm vấn người này. Chúng tôi sẽ chờ đợi thêm vài ngày nữa, khi đủ điều kiện sẽ tiến hành điều tra người phụ nữ”.
Theo truyền thông địa phương, người phụ nữ có thể mắc Covid-19 sau khi gần gũi với viên cảnh sát nhiễm bệnh . Trong khi đó, nam chính sẽ bị điều tra khi anh này hoàn thành việc cách ly và đảm bảo không còn bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, cảnh sát đã lấy lời khai của hai nhân viên trong bệnh viện Dompu, những người đã quay lại đoạn video nhạy cảm kia và phát tán lên mạng.
Cảnh sát cho hay họ sẽ đảm bảo điều tra kỹ lưỡng, không để lọt các nghi phạm. Cảnh sát trưởng nói: “Chúng tôi vẫn đang tiến hành mở rộng điều tra vụ việc. Bởi vì có thể sẽ có những nghi phạm mới liên quan, tùy thuộc vào kết quả điều tra thêm”.
Trước đó, một đoạn clip dài gần 2 phút của cặp đôi ghi lại cảnh họ ân ái trên giường bệnh ở phòng cách ly đã gây xôn xao dư luận. Cảnh sát đã tịch thu đoạn video gốc để xử lý theo đúng quy trình.
Vào tháng 12/2020, cũng xảy ra một vụ việc tương tự ở Indonesia . Theo đó, một người đàn ông mắc Covid-19 đã quan hệ tình dục với một y tá trong nhà vệ sinh của bệnh viện và chia sẻ những chi tiết trên mạng xã hội .
Y tá đã bị đình chỉ công tác sau khi anh ta quan hệ tình dục với bệnh nhân Covid-19 trong nhà vệ sinh của một bệnh viện ở Indonesia . Cả hai đang bị cách ly sau khi bệnh nhân công bố chi tiết về vụ việc trên mạng xã hội . Bệnh nhân Covid-19 đã tải lên một ảnh chụp màn hình các tin nhắn trên WhatsApp được trao đổi giữa cả hai người.
Người đàn ông và y tá đều bị thẩm vấn sau khi bài đăng cụ thể của anh ta lan truyền trên mạng xã hội . Cả hai thừa nhận rằng họ đã gặp nhau để quan hệ tình dục trong một nhà vệ sinh tại cơ sở cách ly Wisma Atlet ở thủ đô Jakarta. Trên thực tế, y tá đã lột bộ đồ bảo hộ PPE của mình trước khi hành sự.
Trung tá Arh Herwin BS, trưởng ban thông tin của Bộ chỉ huy quân sự khu vực cho biết, cả bệnh nhân và y tá đều đã bị bắt vì phạm luật.
Nói với truyền thông địa phương, Trung tá Herwin cho biết:”Trường hợp này đã được chuyển cho Cảnh sát Trung tâm thủ đô Jakarta. Chúng tôi đã bảo đảm nhân viên y tế là nhân chứng và yêu cầu cung cấp thêm thông tin. Trong khi đó, bệnh nhân tiếp tục được cách ly. Đối với các điều kiện và quy tắc của quy trình chăm sóc sức khỏe , y tá đã tiếp xúc với một bệnh nhân Covid-19 , vì vậy người này đang bị cách ly một thời gian”.
Giới chức Indonesia đã lấy mẫu xét nghiệm của cặp đôi sau khi cả hai thừa nhận có quan hệ tình dục cùng nhau. Kết quả cho thấy bệnh nhân vẫn dương tính với SARS-CoV-2, còn y tá có kết quả âm tính. Theo Tempo.co, đồng nghiệp của nữ y tá này tiết lộ rằng cặp đôi đã quan hệ với nhau nhiều lần trong nhà vệ sinh trước khi bị phát hiện. Các quan chức cũng xác nhận, cặp đôi có nguy cơ đối mặt với việc truy tố hình sự. Nếu bị kết tội, mỗi người có thể phải ngồi tù 10 năm.
Gần 100 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu, Biden khôi phục hạn chế nhập cảnh
Toàn cầu ghi nhận gần 100 triệu ca nhiễm, hơn 2,1 triệu người chết vì nCoV, Biden dự kiến khôi phục các hạn chế nhập cảnh được Trump nới lỏng trước đó.
Thế giới ghi nhận 99.718.093 ca nhiễm và 2.137.665 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 417.935 và 8.828 ca trong 24 giờ qua. 71.696.040 người đã bình phục, theo trang cập nhật thời gian thực Worldometers.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 115.396 ca nhiễm và 1.581 ca tử vong, đưa tổng số người nhiễm lên 25.682.339 và 429.227 người chết. Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Mỹ khi ca nhiễm mới hàng ngày liên tục vượt 100.000 người.
Một quan chức Nhà Trắng hôm 25/1 xác nhận tân Tổng thống Joe Biden sẽ khôi phục các hạn chế nhập cảnh đối với những người không phải là công dân Mỹ đã ở Brazil, Ireland, Vương quốc Anh và phần lớn các nước châu Âu.
Biden cũng dự kiến mở rộng các hạn chế đi lại với những người từng đến Nam Phi do lo ngại biến chủng nCoV được phát hiện tại đây.
Động thái của chính quyền tân Tổng thống Mỹ được đưa ra một tuần sau khi người tiềm nhiệm Donald Trump xác nhận lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ với hành khách từ Anh, 26 nước trong khối Schengen và Brazil sẽ hết hiệu lực từ ngày 26/1.
Quyết định khôi phục hạn chế nhập cảnh và mở rộng các hạn chế đi lại từ Nam Phi đánh dấu nỗ lực mới nhất của chính quyền Biden, nhằm phá vỡ các biện pháp xử lý Covid-19 của chính quyền Trump, trong bối cảnh ca nhiễm ở Mỹ liên tục tăng cao.
Một y tá tiêm vaccine Covid-19 cho người dân tại thành phố Pasadena, bang California, Mỹ, hôm 12/1. Ảnh: Reuters .
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 12.921 ca nhiễm và 127 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.668.356 và 153.503.
Thủ tướng Narendra Modi hôm 22/1 cho biết Ấn Độ sẽ hoàn toàn tự chủ về nguồn cung cấp vaccine Covid-19 trong bối cảnh quốc gia này đã tiêm vaccine cho hơn một triệu dân trong vòng một tuần kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới.
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đã đặt mục tiêu tiêm vaccine Covid-19 cho khoảng 300 triệu trong số 1,3 tỷ dân trước tháng 7, tương đương gần như toàn bộ dân số Mỹ.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 562 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 217.037. Số người nhiễm nCoV tăng 28.323 ca trong 24 giờ qua, lên 8.844.577.
Brazil hôm 25/1 sẽ khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19. Đây được đánh giá là động thái chậm trễ của chính phủ nước này, diễn ra vài tuần sau khi Mỹ và các nước châu Âu đã khởi động chương trình tiêm chủng của họ.
Việc triển khai tiêm chủng muộn, bị cản trở do thiếu nguồn cung vaccine, đã khiến người dân Brazil ngày càng phẫn nộ. Hàng nghìn người đã tổ chức biểu tình ở một vài thành phố cuối tuần qua, phản đối chính quyền của Tổng thống Bolsonaro.
Nga , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 21.127 ca nhiễm nCoV và 491 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.719.400 và 69.462.
Giới chức Nga cho biết 1,5 triệu công dân đã được tiêm vaccine, sau khi chiến dịch tiêm chủng đại trà được khởi động từ 18/1. Trước đó nước này đã bắt đầu tiêm cho nhóm nguy cơ cao, bao gồm nhân viên y tế, giáo viên và người cao tuổi. Chính quyền đánh giá đỉnh dịch thứ hai có thể đã qua và thông báo mở lại tất cả trường học từ tuần tới.
Nga đã nộp đơn đăng ký xin cấp phép sử dụng Sputnik V tại Liên minh châu Âu và dự kiến được xem xét vào tháng 2. Sputnik V đã được phê duyệt ở Argentina, Belarus, Serbia và một số nước khác.
Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 18.436 ca nhiễm và 172 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.053.617 và 73.049.
Chính phủ Pháp đã áp đặt một số biện pháp kiểm soát biên giới mới, có hiệu lực từ ngày 24/1, như một phần trong nỗ lực ngăn chặn Covid-19 lây lan và tránh các lệnh phong tỏa toàn quốc.
Sau khi khởi động chiến dịch tiêm chủng được đánh giá khá muộn, các cơ quan y tế Pháp thông báo một triệu người dân đã được tiêm vaccine tính tới ngày 23/1. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm, nhập viện và tử vong do nCoV tăng cao đã dấy lên lo ngại quốc gia này có thể đối mặt làn sóng Covid-19 lần ba nghiêm trọng hơn.
Đức là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới với 2.147.740 ca nhiễm và 52.777 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 10.051 và 241 ca so với một ngày trước đó. Tốc độ lây lan của nCoV tại Đức gần đây đã chậm lại, nhưng số ca tử vong cao hơn mức tăng tuần trước.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn hôm 24/1 xác nhận nước này sẽ mua 200.000 liều thuốc kháng thể để điều trị Covid-19. Đây được cho là phương pháp đã giúp cựu tổng thống Mỹ Donald hồi phục sau khi nhiễm nCoV.
Người phát ngôn của Bộ Y tế Pháp cho biết bệnh nhân sẽ được nhận miễn phí liều thuốc này. Đây là phương pháp điều trị đã được chấp thuận để sử dụng khẩn cấp ở Mỹ, nhưng vẫn chưa được các cơ quan quản lý châu Âu bật đèn xanh.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 989.262 ca nhiễm, tăng 11.788, trong đó 27.835 người chết, tăng 171.
Quốc gia đông dân thứ tư thế giới đối mặt với thách thức khổng lồ là tiêm chủng cho 181,5 triệu người, tức 2/3 dân số. Chính quyền cho hay sẽ ưu tiên 1,5 triệu nhân viên y tế và 17,4 triệu công chức trong vòng đầu tiên dự kiến kéo dài tới tháng 4. Phần cư dân còn lại sẽ được tiêm vaccine đến tháng 3/2021.
Philippines báo cáo 513.619 ca nhiễm và 10.242 ca tử vong, tăng lần lượt 1.949 và 53 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Giới chức Philippines hôm 10/1 cho biết nước này đã bảo đảm tiếp nhận 30 triệu liều vaccine Covid-19 do hãng dược Mỹ Novavax phát triển, đồng thời hy vọng tập trung được 148 triệu liều vaccine từ 7 công ty trong năm nay, đủ cho khoảng 70% dân số.
Trung Quốc ngày 16/1 cam kết tặng cho Philippines 500.000 liều vaccine, Manila trước đó đã đồng ý mua 25 triệu liều Coronavac của tập đoàn dược phẩm Trung Quốc Sinovac.
COVID-19 tại ASEAN hết 23/1: Malaysia kỷ lục ca nhiễm mới, Thủ tướng Hun Sen sẽ tiêm vaccine Trung Quốc Trong ngày 23/1, các nước ASEAN ghi nhận gần 18.500 ca mắc COVID-19, trong khi số ca tử vong tăng thêm trên 270 trường hợp. Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố ông sẽ là người đầu tiên tiêm vaccine Trung Quốc, kêu gọi Bắc Kinh gửi thêm vaccine. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Surakarta, Indonesia, ngày 21/1/2021....