Mỹ: Ủy ban giao thông tìm cách cấm gọi điện trên máy bay
Chủ tịch Ủy ban giao thông vận tải Mỹ cho biết tiếng động trên máy bay đã đủ ồn ào rồi mà không cần phải có thêm việc mọi người nói chuyện trên điện thoại di động.
Vì vậy, Thượng nghị sỹ Bill Shuster, Chủ tịch Ủy ban Giao thông vận tải và Cơ sở hạ tầng, đã đưa ra một dự luật cấm hành khách trên các chuyến bay hàng không thương mại thực hiện các cuộc gọi điện thoại di động. Dự luật “Cấm gọi điện thoại trên máy bay năm 2013″ được giới thiệu đúng lúc Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ đang xem xét đưa lệnh cấm sử dụng điện thoại di động và các dịch vụ băng thông rộng di động trên máy bay khi ở trên độ cao 10.000 feet.
“Chúng ta hãy thẳng thắn. Các khoang máy bay bản chất đã rất ồn ào, đông đúc, và chật hẹp,” Shuster nói trong một tuyên bố. “Hầu hết các hành khách đều muốn có cách nào đó để các chuyến bay của họ trôi qua một cách nhanh chóng và lặng lẽ nhất có thể.”
Video đang HOT
Hồi tháng Mười, Cục Hàng không Liên bang đã dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng các thiết bị điện tử xách tay trong quá trình máy bay cất cánh và hạ cánh. Trong khi quy định của FCC vẫn cấm sử dụng điện thoại di động để thông tin liên lạc vì các thiết bị có thể can nhiễu với các công cụ trên chuyến bay. Tuy nhiên, tính an toàn không phải là một mối quan tâm chính của Shuster.
“Đối với hành khách, việc có thể sử dụng điện thoại và máy tính bảng để truy cập Internet hoặc gửi tin nhắn văn bản là một lựa chọn hữu ích trên máy bay. Nhưng nếu hành khách sẽ bị buộc phải nghe những cuộc hội thoại của người khác, chuyến bay sẽ trở nên rất dài và mệt mỏi”, Shuster nói.
Theo CNET
Mỹ phê duyệt thương vụ mua bán giữa Microsoft và Nokia
Theo thông tin từ Ủy ban Thương mại Liên bang (FCC), các nhà chức trách chống độc quyền Mỹ vừa phê duyệt thương vụ Microsoft mua lại bộ phận kinh doanh di động của Nokia với giá 7,2 tỉ USD.
Thương vụ giữa Microsoft và Nokia sẽ được quyết định trong tuần này.
Theo báo giới Mỹ, Ủy ban Thương mại Liên bang FCC đã kí vào bản hợp đồng giữa Nokia và Microsoft, điều này đồng nghĩa rất ít khả năng xảy ra đổ bể trong vụ sáp nhập giữa hai gã khổng lồ trong làng công nghệ.
Microsoft thực hiện thương vụ trị giá 7,2 tỉ USD nhằm thâu tóm nhà sản xuất điện thoại Windows Phone lớn nhất trên thế giới. Nokia hiện tại đang kiểm soát hơn 90% doanh số điện thoại Windows Phone, điều này có nghĩa Microsoft muốn mua lại hãng thống lĩnh trên nền tảng di động của mình.
Microsoft cho biết "hãng đang rất nóng lòng chờ đến ngày các đối tác tại Nokia sẽ trở thành thành viên trong gia đình của Microsoft, và hãng rất vui vì Cục Tư pháp Mỹ đã thông qua thương vụ này một cách vô điều kiện".
Tuần trước, các cổ đông của Nokia cũng đã gật đầu đồng ý thương vụ gây nhiều bất ngờ này.
Sau khi được sự đồng ý từ chính phủ Mỹ, thương vụ giữa Nokia và Microsoft còn phải chờ sự phê duyệt từ Ủy ban châu Âu.
Theo hai nguồn tin, ngày 22/11, thương vụ giữa 2 ông lớn này đã được đồng ý một cách vô điều kiện tại Brussels, Bỉ. Cơ quan giám sát cạnh tranh EU sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong ngày 4/12 tới.
Microsoft hiện đã tập trung vào chiến lược mảng kinh doanh dịch vụ và thiết bị. Máy tính bảng Surface là động thái đầu tiên của hãng phần mềm lớn nhất thế giới nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nhà sản xuất OEM bên thứ 3 trong việc sử dụng hệ điều hành của hãng. Với việc sở hữu thương hiệu Lumia của Nokia, hãng công nghệ đến từ xứ Redmond sẽ đứng ra sản xuất cả máy tính, smartphone và máy chơi game.
Theo Dân Trí
Mỹ xem xét bỏ lệnh cấm sử dụng điện thoại trên máy bay Ủy ban Viễn thông Liên bang Mỹ (FCC) hôm qua vừa cho biết đang lấy ý kiến của người dân về đề xuất cho phép các hành khách thực hiện các cuộc gọi di động và sử dụng mạng dữ liệu trong suốt chuyến bay. Có khả năng hành khách trên các chuyến bay tại Mỹ sẽ được sử dụng điện thoại di...