Mỹ tăng chi quốc phòng 2024 lên 886 tỷ USD, gấp gần 8 lần Nga
Lưỡng viện Quốc hội Mỹ đạt thỏa thuận tổng thể về chi tiêu ngân sách năm 2024 ở mức 1,66 ngàn tỷ USD, trong đó phần dành cho Lầu Năm Góc tăng lên 886,3 tỷ USD.
Bên ngoài tòa nhà Quốc hội Mỹ. Ảnh: Getty Images
Các nhà lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện Mỹ đã vừa đạt thỏa thuận tổng thể cho phép Chính phủ Mỹ chi ngân sách khoảng 1,66 ngàn tỷ USD trong năm tài khóa 2024, trong đó, phần chi tiêu của Lầu Năm Góc là 886,3 tỷ USD và chi tiêu phi quân sự là 772,7 tỷ USD, New York Times ngày 8/1 đưa tin.
Việc thông qua mức tổng chi tiêu ngân sách là bước đầu tiên của lưỡng viện Quốc hội Mỹ trong nỗ lực đạt một loạt thỏa thuận quan trọng nhằm ngăn nguy cơ chính phủ của Tổng thống Joe Biden phải đóng cửa trước hạn chót 19/1 tới đây.
Trong 10 ngày tới, các nghị sĩ sẽ phải thảo luận để đạt thỏa thuận chi tiết hơn mà các cơ quan chính phủ được phép chi tiêu, từ Bộ Nông nghiệp và Giao thông vận tải đến An ninh Nội địa, Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Trong khi đó, dự luật chi tiêu cụ thể của Lầu Năm Góc cần được thông qua trước ngày 2/2.
Mức chi tiêu quân sự của Mỹ trong năm 2024 cao hơn đáng kể các quốc gia khác. Tháng 11/2023, thông tấn Nga TASS trích luật ngân sách của Nga cho thấy Moscow dự kiến chi tiêu quốc phòng năm 2024 vào khoảng 10.400 tỷ ruble (tương đương 116 tỷ USD).
Tuy nhiên, theo New York Times, các nghị sĩ ở hai đảng Cộng hòa và Dân chủ vẫn chưa đạt được đồng thuận liên quan đến các nội dung cụ thể về đề xuất của Nhà Trắng về việc viện trợ Ukraine và Israel. Các thành viên đảng Cộng hòa khẳng định sẽ không xem xét đề xuất đó nếu Nhà Trắng không có chính sách cứng rắn hơn nhằm ngăn dòng người di cư trái phép vào Mỹ.
Thượng viện Mỹ bác dự luật viện trợ khẩn cấp cho Ukraine, Israel
Ngày 6/12, các nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đã bác dự luật trị giá 110,5 tỷ USD cung cấp viện trợ khẩn cấp cho Ukraine và Israel, với lý do Mỹ cần ngân sách cho nỗ lực đảm bảo an ninh ở khu vực biên giới giáp Mexico.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington, DC. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tất cả 49 nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng viện đã bỏ phiếu ngăn chặn dự luật trên. Đáng chú ý, ông Bernie Sanders, một Thượng nghị sĩ độc lập thường đứng về phía các nghị sĩ Dân chủ, lần này chung quan điểm với các nghị sĩ Cộng hòa phản đối dự luật. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, nghị sĩ đảng Dân chủ Chuck Schumer, cũng thay đổi lá phiếu từ ủng hộ sang phản đối để ông có thể đề xuất một dự luật khả thi hơn trong thời gian tới.
Như vậy, với 51 phiếu chống và 49 phiếu ủng hộ, dự luật đã không đạt được 60 phiếu tối thiểu cần thiết để được thông qua tại Thượng viện và chuyển đến Hạ viện xem xét.
Dự luật do Nhà Trắng đề xuất, bao gồm 61,4 tỷ USD viện trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine, 14,3 tỷ USD hỗ trợ Israel và các khoản hỗ trợ dành cho các điểm nóng khác trên thế giới. Dự luật cũng dành một khoản ngân sách để thắt chặt an ninh biên giới Mỹ-Mexico, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của các Thượng nghị sĩ Cộng hòa về việc tăng ngân sách cho an ninh biên giới.
Trước đó cùng ngày, phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi Quốc hội phê chuẩn dự luật ngân sách viện trợ bổ sung, đồng thời khẳng định ông sẵn sàng nhượng bộ trong vấn đề an ninh biên giới để đổi lấy việc đảng Cộng hòa thông qua dự luật này.
Tổng thống Biden ký dự luật ngân sách tạm thời không bao gồm viện trợ Ukraine Đạo luật ngân sách tạm thời giúp cho chính phủ Mỹ duy trì hoạt động đến đầu năm 2024. Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, D.C. Ảnh: AFP/TTXVN Theo kênh truyền hình RT, ngày 16/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật chi tiêu tạm thời, ngăn kịch bản chính phủ đóng cửa xảy ra vào hết ngày 17/11....