Mỹ rầm rộ đưa vũ khí đến Đông Âu dễ châm ngòi cuộc xung đột với Nga?
Express ngày 10-1 dẫn lời một nhà bình luận chính trị Mỹ nhận định, việc Mỹ quyết định gửi hàng trăm xe tăng đến biên giới Đông Âu để ngăn chặn cái gọi là sự gây hấn của Nga, rất có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc xung đột giữa Washington và Moscow.
“Việc Mỹ triển khai vũ khí rầm rộ đến Đông Âu sẽ không phải là một biện pháp răn đe hiệu quả, bởi chẳng có gì để phải răn đe, ngăn chặn cả. Đó có thể là mục đích của Mỹ muốn cố tình đẩy cao căng thẳng trong khu vực. Hành động này của Mỹ đã không được tính toán kỹ lưỡng, sự ‘nhảy múa’ của những chiếc xe tăng thực sự chỉ là một trò hề. Nó giống như một … cuộc diễu hành hoành tráng, đắt đỏ”, ông John Walsh, một giáo sư về khoa học thần kinh và cũng là một nhà bình luận chính trị người Mỹ đã đưa ra những lời giải thích với Sputnik News hôm 9-1.
Các thiết bị quân sự sẽ sớm được chuyển đến các nước vùng Baltic giáp Nga
Nhà phân tích John Walsh cũng tin rằng, Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama và Bộ trưởng Quốc phòng nước này Ashton Carter đã thông qua kế hoạch triển khai lực lượng quân sự đến Đông Âu, qua đó sẽ lôi kéo các nước nhỏ hơn ủng hộ Mỹ và quay lưng với Nga.
“Các nước châu Âu nên hết sức thận trọng khi đặt họ giữa Mỹ và Nga. Hãy nhìn những gì đã từng xảy ra với Ukraine”, ông Walse cảnh báo.
Ông Todd Pierce, một quan chức nghỉ hưu và là một nhà sử học của Mỹ cũng cho rằng, đợt triển khai lực lượng mới này của Mỹ là quá nhỏ, chưa đủ để có thể trở thành sự răn đe đáng tin cậy. Động thái mới nhất này của Washington chỉ khiến ngân sách của Lầu Năm Góc phồng to lên mà thôi.
Video đang HOT
Trong vài ngày qua, khoảng 4.000 lính Mỹ và 2.800 thiết bị quân sự đã đổ về cảng Bremerhaven của Đức. Lực lượng mới của Mỹ đầu tiên sẽ được điều đến Ba Lan để tham gia các cuộc tập trận vào cuối tháng này và sau đó sẽ được triển khai đến các nước vùng Baltic, Bulgari, Rumani.
Một số lượng lớn thiết bị quân sự Mỹ đã đổ về cảng Bremerhaven của Đức
Được biết, việc quân đội Mỹ quyết định gửi một số lượng lớn binh sĩ và thiết bị quân sự tới Đông Âu là để phục vụ chiến dịch Atlantic Resolve của NATO, nhằm đáp trả các hoạt động của Nga tại khu vực, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine.
Washington nhiều lần khẳng định, sự can thiệp quân sự của Moscow tại Kiev chính là tiền đề cho việc xây dựng quân đội của họ ở Đông Âu, còn Nga luôn coi sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của NATO dọc biên giới phía tây nước này là một mối đe dọa an ninh.
Theo Hoàng Nguyễn/ Express
An ninh thủ đô
Được cấp vô tư tiểu liên AK, cả Đông Âu quay lại "chĩa súng" vào Nga
Không chỉ sử dụng, các quốc gia Đông Âu còn chế tạo trên cơ sở súng tiểu liên AK các biến thể cạnh tranh với các mẫu vũ khí của Liên Xô và Nga trên thị trường vũ khí cá nhân TG.
Vào thế kỷ XX, Liên Xô cung cấp một cách vô tư súng tiểu liên AK cho các đồng minh của mình và rất nhiều quốc gia thân thiện khác. Tuy nhiên, cả những quốc gia không phải bằng hữu của Liên Xô như Isarel và Nam Phi cũng sử dụng thoải mái súng tiểu liên Kalashnikov.
Và không chỉ sử dụng, mà họ còn chế tạo trên cơ sở súng AK các biến thể cạnh tranh với các mẫu vũ khí của Liên Xô (Nga ngày nay) trên thị trường vũ khí cá nhân thế giới.
Gần như tất cả các nước thành viên khối Liên Xô cũ đều có những biến thể súng tiểu liên AK của mình. Đông Đức, Hungari, Ba Lan, Rumani từng sản xuất súng AK khác so với nguyên mẫu bằng những thay đổi về thiết kế ngoại hình.
Súng tiểu liên AK-103.
Chỉ riêng người Séc, tự hào về trường phái chế tạo vũ khí của mình và muốn gìn giữ nó, bởi vậy, vào năm 1958, doanh nghiệp nhà nước esk Zbrojovka đã chế tạo súng tiêu liên CZ Sa vz.58 (Samopal vzor 58) với ngoại hình giống AK, nhưng có một cấu trúc hoàn toàn khác (kế thừa từ súng CKC của Liên Xô).
Loại súng này được coi là mẫu thành công bởi chất lượng chế tạo cao và được quân đội sử dụng tới tận những năm đầu thế kỷ XXI - năm 2010 công tác chế tạo tiểu liên CZ 805 Bren bắt đầu được tiến hành để thay thể vz.58. Đến thời điểm gần đây, khẩu tiểu liên này vẫn có thể được tìm thấy ở các cửa hàng bán vũ khí tại Nga.
Các binh lính Nga từng đóng quân tại các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt là Đông Đức, đã nhiều lần đánh giá cao những súng AK biến thể bản địa bởi chất lượng cao. Đặc biệt là độ chính xác, theo đánh giá, có thể vượt trội nhiều lần so với các chỉ số của nguyên mẫu.
Một phần là do những đặc tính của cách thức sản xuất vũ khí của các nước từng là đồng minh của Nga. Các nhà máy của họ không tập trung vào việc cho xuất xưởng hàng triệu sản phẩm vì thế họ chú trọng nhiều hơn tới chất lượng của từng sản phẩm. Yếu tố thứ hai - các loại đạn, cũng theo nguyên lý trên, có chất lượng tốt hơn.
Ngày nay, các nhà sản xuất súng AK của các nước thuộc khối Liên Xô cũ thậm chí còn áp dụng chiến dịch xâm nhập thị trường vũ khí dân sự của Nga.
Vào năm 2013, các loại súng cạc bin Archer bắt đầu được bán tại Nga. Đây là phiên bản dân sự của súng AK Radom do công ty Fabryka Broni của Ba Lan sản xuất. Loại súng này khá tiện lợi và có thiết kế hiện đại.
Nó có độ chính xác cao nhưng mức giá không hề rẻ. Tại cửa hàng, khẩu cạc bin Archer có giá 120 nghìn rúp trong khi khẩu cạc bin "Saiga" của Nga chỉ được bán với giá 21-22 nghìn rúp.
(Theo Soha News)
Mỹ chuyển hàng trăm xe tăng, thiết bị hạng nặng đến gần biên giới Nga. Hàng trăm xe tăng, xe tải và thiết bị quân sự hạng nặng vừa cập cảng ở Đức trước khi tới Đông Âu, một phần trong sự hiện diện của NATO gần biên giới Nga. Xe tăng và các thiết bị quân sự hạng nặng Mỹ được đưa tới châu Âu. Ảnh: RT Tàu hàng Resolve đã cập cảng ở Đức hôm 4/1,...