Mỹ quan ngại vì người dân chê vaccine COVID-19
Một loại vaccine COVID-19 mới sẽ ra mắt vào tháng tới, tuy nhiên, các chuyên gia y tế quan ngại người dân sẽ không mặn mà ngay cả khi số ca nhập viện trên khắp nước Mỹ đang gia tăng đáng kể do “Eris”, một đột biến mới của biến thể Omicron.
Nhu cầu về tiêm phòng COVID-19 đã giảm mạnh tại Mỹ kể từ năm 2021 khi vaccine lần đầu tiên được cung cấp và hơn 240 triệu người, tương đương 73% dân số, đã được tiêm ít nhất một mũi.
Thời điểm mùa thu năm 2022, khi hầu hết người dân tại Mỹ đã từng nhiễm COVID-19 hoặc nhận được ít nhất một liều tiêm phòng, số người tiêm vaccine đã giảm mạnh.
Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Mỹ sẽ bắt đầu cung cấp loại vaccine mới vào tháng tới, theo Reuters. Vaccine mới này được cập nhật để chống lại phiên bản “Eris”, chiếm đa số trong các ca nhập viện trong thời gian gần đây.
Video đang HOT
Ashley Kirzinger, chuyên gia tại Quỹ Kaiser Family Foundation (KFF) cảnh báo sự nguy hiểm khi người dân mất cảnh giác và coi thường COVID-19. “Giới chức y tế cần phải tạo được cảm giác rằng COVID-19 chưa thật sự kết thúc và vẫn có thể đe dọa đến tính mạng con người để khuyến khích người dân tiêm vaccine”, bà Kirzinger nhấn mạnh.
Theo một cuộc khảo sát do KFF tiến hành hồi đầu năm, lý do hàng đầu mà người dân đưa ra nhằm tránh tiếp tục phải tiêm mũi nhắc lại là họ tin rằng, đã được bảo vệ khỏi virus do từng bị nhiễm hoặc đã tiêm vaccine.
Các nhà sản xuất vaccine COVID-19 không đặt nhiều kỳ vọng cho chiến dịch tiêm chủng sắp tới. Hãng Pfizer mới đây đã cảnh báo rằng họ có thể phải cắt giảm nhân sự nếu hoạt động không hiệu quả. Đối thủ lớn nhất của Pfizer, Moderna, thừa nhận nhu cầu đối với vaccine mới có thể chỉ là 50 triệu mũi .
Năm ngoái, doanh số bán vaccine của Pfizer và Moderna đạt 56 tỷ USD trên toàn thế giới, con số này được dự đoán còn khoảng 20 tỷ USD trong năm nay.
Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng liên quan đến COVID-19 tại Mỹ đã kết thúc vào tháng 5/2023 và chính phủ đã giao phần lớn nhiệm vụ tiêm chủng tại nước này cho khu vực tư nhân. Hơn 1,1 triệu người ở Mỹ đã chết vì COVID-19, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC)
Giám đốc CDC Mandy Cohen tuần trước bày tỏ mong đợi các mũi vaccine sẽ được triển khai vào trung tuần tháng 9. Vaccine vẫn cần được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm cấp phép và được CDC khuyến nghị sử dụng. Bà cũng đề nghị người dân nên xem những mũi tiêm này như một biện pháp hàng năm để bảo vệ chính mình, không khác với việc tiêm phòng cúm hàng năm
Mỹ thử nghiệm tiêm liều lượng khác nhau vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 8/9, giới chức y tế Mỹ thông báo sẽ tiến hành cuộc thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả của việc tiêm các liều lượng khác nhau của vaccine Jynneos phòng bệnh đậu mùa khỉ do hãng Bavarian Nordic (Đan Mạch) sản xuất.
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện quan ngại về tính hiệu quả của vaccine.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho người dân tại New Orleans, Mỹ, ngày 13/8/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Cuộc thử nghiệm trên do Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID) tài trợ, có sự tham gia của 200 người trưởng thành từ độ tuổi 18 - 50 tuổi tại Mỹ. Giám đốc NIAID Anthony Fauci nhấn mạnh cuộc thử nghiệm sẽ cung cấp thông tin quan trọng về khả năng sinh miễn dịch, tính an toàn và khả năng dung nạp vaccine qua các liều lượng tiêm khác nhau, từ đó cho phép mở rộng phân bổ vaccine này.
Những người tham gia được chia thành 3 nhóm. Nhóm đầu tiên sẽ được tiêm dưới da 2 mũi với khoảng cách giữa các mũi là 28 ngày. Nhóm thứ hai được tiêm trong da, nghĩa là giữa các lớp da. Phương pháp này sẽ đáp ứng việc mở rộng nguồn cung vaccine sẵn có bởi mỗi mũi tiêm chỉ sử dụng 20% liều lượng tiêu chuẩn. Nhóm thứ ba cũng sẽ được tiêm trong da, nhưng với liều lượng bằng một nửa của nhóm thứ hai.
Các nhà khoa học sẽ kiểm tra các phản ứng miễn dịch ở mức đỉnh và so sánh các tác dụng phụ giữa các nhóm.
Vaccine Jynneos của hãng dược phẩm Bavarian Nordic đã được Mỹ cấp phép sử dụng nhằm phòng ngừa bệnh đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ. Những người từ 18 tuổi trở lên được phép tiêm vaccine này.
Trước đó, nhằm tăng số liều vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ, Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã điều chỉnh liều lượng vaccine mỗi mũi tiêm cho người dân. Theo đó, mỗi mũi tiêm chỉ sử dụng tối đa 20% liều lượng của mũi tiêm hiện tại. Theo thống kê, kể từ khi bệnh đầu mùa khỉ lây lan mạnh trên toàn cầu hồi tháng 5 vừa qua, Mỹ đã ghi nhận trên 20.000 ca bệnh.
Thái Lan lên kế hoạch mua thêm vaccine ngừa COVID-19 thế hệ thứ 2 Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đang lên kế hoạch mua vaccine ngừa COVID-19 thế hệ 2. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Phó Tổng giám đốc Cục Kiểm soát bệnh tật (DDC) thuộc Bộ Y tế Thái Lan, Tiến sĩ Sophon Iamsirithaworn, cho biết,...