Mỹ lợi dụng Mùa xuân Arab để ‘xua đuổi’ Nga, Trung
Mùa xuân Arab là “đòn hiểm” của phương Tây để đánh bật các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Trung Quốc và Nga, ra khỏi thế giới Arab, duy trì vị thế độc quyền của họ tại đây, chuyên gia ĐH Oxford là ông Tariq Ramadan nhận định.
Phương Tây lợi dụng Mùa xuân Arab để đẩy Nga và Trung Quốc ra khỏi thế giới Arab.
Theo ông Ramanda, các sự kiện diễn ra ở thế giới Arab chắn chắn có vai trò của phương Tây, không ít thì nhiều. Bằng chứng dễ thấy nhất chính là các blogger và những người bất đồng chính kiến được tập huấn, đào tạo chuyên nghiệp bởi phương Tây tích cực thúc đẩy, kích động, thậm chí là điều khiển các sự kiện trong Mùa xuân Arab.
Bỏ qua các ý đồ chính trị, chỉ xét riêng trên lĩnh vực kinh tế cũng thấy Mỹ và phương Tây muốn thay đổi chế độ thân Trung Quốc, Nga (đơn cử như Gaddafi); và muốn giữ các thị trường này cho riêng mình. Chi tiết hơn, theo ông Ramadan, sự nổi lên mạnh mẽ gần đây của những “tay chơi” mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nam Phi hay Thổ Nhĩ Kỳ tại Trung Đông và Bắc Phi đe dọa mạnh mẽ đến vị thế độc quyền trên thị trường lẫn trong các quan hệ giữa các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi và phương Tây.
Chưa dừng lại, ông Ramadan còn chia sẻ quan điểm: “Mùa xuân Arab đang bị các nhóm Hồi giáo lợi dụng để thâu tóm quyền lực. Hồi giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thế giới Arab. Họ đại diện cho khoảng 30% dân số khắp thế giới. Tuy nhiên, việc họ có thể trở thành lực lượng lãnh đạo trong nước nhờ các sự kiện của Mùa xuân Arab hay không vẫn là điều khó lòng nói trước bởi họ không nhận được sự ủng hộ của đa số nhân dân Arab”.
Video đang HOT
“Tình hình ở Bắc Phi và Trung Đông vẫn vô cùng phức tạp và rối ren. Có một xu hướng không thể tranh cãi chính là sự nổi lên của các phong trào Hồi giáo trong khu vực mà điển hình là ở Tunisia và Ai Cập. Tuy nhiên, không có gì chắc chắn phong trào Anh em Hồi giáo sẽ giành được thắng lợi cuối cùng trong các cuộc bầu cử tại Ai Cập để giành được quyền kiểm soát đất nước”, ông Ramadan cho hay.
Lý giải cho lập luận của mình, ông Ramadan nhấn mạnh, những người từng bất chấp tính mạng để xuống đường biểu tình tại Tunisia và Ai Cập có mục tiêu mạnh mẽ duy nhất là được thoát khỏi các chế độ độc tài.
Họ muốn phẩm giá, sự công bằng và ít tham nhũng hơn. Tuy nhiên, phong trào Hồi giáo giành được quyền lực tối cao tại đây đồng nghĩa với sự trở lại của chế độ cũ; với nền dân chủ bị kiểm soát và quân đội đóng vai trò then chốt đằng sau hậu trường. Đó là điều mà nhân dân Arab không bao giờ mong muốn xảy ra.
Theo Infonet
Mùa xuân Arab bùng nổ vượt sự kiểm soát của phương Tây
Dưới sự tài trợ của phương Tây, Mùa xuân Arab bùng nổ, gây ra hàng loạt vụ bạo loạn, lật đổ ở các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi. Tới nay, làn sóng này lan quá rộng, vượt quá khả năng kiểm soát của phương Tây.
Giáo sư Tariq Ramadan (TR), người chuyên trách nghiên cứu về Hồi giáo đương đại tại Đại học Oxford trả lời phỏng vấn của Russia Today (Nước Nga ngày nay) về những vấn đề trên.
Mùa xuân Arab bùng phát ở hàng loạt quốc gia Trung Đông - Bắc Phi.
RT : Tình hình ở Bắc Phi và Trung Đông đang vô cùng phức tạp. Có một xu hướng không thể chối cãi là sự nổi lên của các phong trào Hồi giáo. Liệu có ai tiên đoán trước được kết quả này?
TR: Những người dân đổ xuống đường ở Tunisia và Ai Cập chỉ với mục tiêu duy nhất là thoát khỏi chế độ độc tài. Họ muốn được tôn trọng nhân phẩm và công lý cũng như hạn chế tham nhũng. Đó là điều vượt ra ngoài sự ảnh hưởng của ý thức hệ, ai cũng đoán được
RT : Ông sử dụng thuật ngữ "Arab thức giấc" thay vì "Mùa xuân Arab". Ông có thể tiên đoán kết quả cuối cùng của phong trào này?
TR: Có. Bất cứ ai đang nghiên cứu tình hình khu vực và xem xét những điều đang xảy ra đều thấy rằng, Hồi giáo giữ vai trò rất quan trọng trong các quốc gia Arab. Nếu phải tập hợp để có một quá trình chuyển giao dân chủ thực sự, minh bạch và rõ ràng, những người Hồi giáo phải có vị trí hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để người Hồi giáo trở thành lực lượng lãnh đạo đất nước thì lại là điều không được phương Tây mong đợi. Một phần nguyên nhân là học chỉ đại diện cho khoảng 30% dân số thế giới.
Điều đó cũng không có nghĩa rằng, những điều chúng ta sắp nhìn thấy trong tương lai gần là điều chúng ta đang mong đợi. Có thể chính quyền dân sự sẽ nắm quyền chèo lái đất nước nhưng cũng cần tính tới việc quân đội đóng vai trò rất lớn đằng sau mọi sự kiện.
RT : Những sự kiện đang diễn ra ở thế giới Arab hoàn toàn không có sự tài trợ của phương Tây?
TR: Thật ngây thơ khi cho rằng người dân đổ ra đường, thay đổi tất cả mọi thứ mà hoàn toàn không bị ảnh hưởng hoặc bị giật dây từ bên ngoài. Lực lượng nổi dậy có các blogger và những người bất đồng chính kiến trên internet được đào tạo bài bản. Chắc chắn là phương Tây thúc đẩy họ bởi phương Tây có mục tiêu rõ ràng là thay đổi chế độ độc tài. Đó là điều không thể chối cãi.
Tuy nhiên, những điều đã xảy ra, từng nằm dưới sự kiểm soát của phương Tây giờ đây trở thành con ngựa bất kham. Phong trào không còn mang ý nghĩa chính trị mà mang nặng lợi ích kinh tế, bởi người Mỹ, người châu Âu cần thay đổi chế độ để giữ vững thị trường của họ.
Cụ thể, những cái tên mới nổi như Ấn Độ, Nam Phi, các nước châu Mỹ Latinh, Thổ Nhĩ Kỳ cùng với 2 "ông lớn" Nga và Trung Quốc đang từng ngày đe dọa thế độc quyền của phương Tây ở Trung Đông và Bắc Phi.
Theo Infonet
Tấm áo 'Mùa xuân Arab' đang rách toạc Trong năm qua, sự hồ hởi ban đầu do các cuộc "Cách mạng Hoa Nhài" và các cuộc biểu tình ở quảng trường Tahrir tạo ra đã dần lắng xuống. Những mong đợi thiếu thực tế, sự say sưa chủ yếu do các chính phủ phương Tây phác họa nay đã nhường chỗ cho nghi ngờ, thất vọng và thậm chí là tuyệt...