Mỹ không kích các địa điểm ở miền Đông Syria
Ngày 12/11, Mỹ xác nhận đã tiến hành 2 cuộc không kích tại Syria nhằm vào các nhóm phiến quân sau khi lực lượng nước này ở Syria và Iraq liên tiếp bị tấn công.
Xe quân sự Mỹ từ miền Bắc Iraq di chuyển qua thành phố Qamishli, miền Đông Bắc Syria. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, các cuộc không kích nhằm vào một cơ sở huấn luyện gần thành phố Albu Kamal, tỉnh al-Zor và một ngôi nhà gần thành phố Mayadeen, ở miền Đông Syria mà Mỹ tin là được lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và các nhóm liên kết với Iran sử dụng.
Các cuộc không kích được thực hiện theo chỉ thị của Tổng thống Joe Biden với ưu tiên cao nhất là đảm bảo an toàn của đội ngũ nhân viên Mỹ và các lợi ích của đất nước.
Video đang HOT
Theo Lầu Năm Góc, quân đội Mỹ ở Syria và Iraq đã bị tấn công ít nhất 45 lần kể từ ngày 17/10. Đây là lần thứ 3 lực lượng Mỹ không kích các địa điểm ở Syria kể từ ngày 26/10 khi binh lính nước này ở Syria và Iraq liên tiếp bị tấn công bằng máy bay không người lái và rocket.
Trước đó, trong các ngày 26/10 và 8/11, Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích lần lượt nhằm vào 1 kho vũ khí và 2 cơ sở khác ở Syria mà nước này cho là có liên quan Iran.
Hiện nay, Mỹ có khoảng 900 binh sĩ Mỹ đang đóng quân tại Syria và 2.500 quân nhân khác đồn trú ở Iraq, thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện và tham vấn, hỗ trợ các lực lượng địa phương ngăn chặn nguy cơ tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng trỗi dậy trong khu vực.
Ngày càng nhiều ý kiến lo ngại cuộc xung đột Hamas – Israel có thể lan rộng trên toàn Trung Đông và các lực lượng Mỹ ở những căn cứ biệt lập trong khu vực có thể trở thành mục tiêu bị tấn công. Mỹ đã điều các tàu chiến và máy bay chiến đấu tới khu vực kể từ khi xung đột bùng phát ngày 7/10, trong đó có 2 tàu sân bay. Số lượng binh sĩ bổ sung cho khu vực cũng lên tới hàng nghìn người.
Mỹ - Nhật - Hàn triển khai cơ chế chia sẻ dữ liệu cảnh báo tên lửa từ tháng 12 tới
Ngày 12/11, các quan chức quốc phòng Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã nhất trí triển khai hệ thống chia sẻ thông tin cảnh báo tên lửa cập nhật thời gian thực từ tháng 12 tới, để phát hiện và đánh giá chính xác hơn các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Một vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên từ sân bay quốc tế Bình Nhưỡng, ngày 16/3/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết các lãnh đạo Bộ Quốc phòng 3 nước đã đạt thỏa thuận chia sẻ dữ liệu trong cuộc họp nhân dịp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tới Seoul tham dự các cuộc đối thoại an ninh song phương thường niên với người đồng cấp Hàn Quốc Shin Won-sik, dự kiến diễn ra trong ngày 13/11. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Minoru Kihara tham dự cuộc họp 3 bên bằng hình thức trực tuyến.
Thông báo từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nêu rõ các bộ trưởng của 3 nước đánh giá công tác chuẩn bị cho cơ chế chia sẻ dữ liệu thời gian thực đã đến giai đoạn cuối và sẽ chính thức khởi động cơ chế này vào tháng 12. Bên cạnh đó, các quan chức Mỹ - Nhật - Hàn cũng nhất trí đề ra kế hoạch tập trận 3 bên vào cuối năm nay để thực hiện huấn luyện chung một cách có hệ thống và hiệu quả hơn từ tháng 1/2024. Các bên cũng đồng ý tiếp tục mở rộng các hoạt động huấn luyện 3 bên trong các lĩnh vực khác nhau trong tương lai.
Mỹ và hai nước đồng minh Đông Bắc Á đã tích cực tăng cường hợp tác an ninh 3 bên trong thời gian gần đây. Tháng trước, 3 nước đã cùng triển khai cuộc tập trên không đầu tiên và nối lại tập trận hàng hải gần Bán đảo Triều Tiên sau 7 năm.
Cũng trong ngày 12/11, các tướng lĩnh hàng đầu của Hàn Quốc và Mỹ đã tái khẳng định cam kết củng cố thế trận phòng thủ chung trong cuộc gặp thường niên ở Seoul.
Theo Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS), Tướng Kim Seung-kyum, lãnh đạo JSC và người đồng cấp Mỹ, Tướng Charles Q. Brown Jr., đã tổ chức Cuộc họp Ủy ban quân sự thường niên tại trụ sở JCS Hàn Quốc ở trung tâm thủ đô Seoul.
Tại cuộc họp, hai bên đã nhất trí về tầm quan trọng của việc phát triển mối quan hệ phòng thủ chung ngày càng bền chặt và tái khẳng định một cách mạnh mẽ cam kết đối với thế trận phòng thủ chung theo Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Hàn. Hai bên cũng đã thảo luận về các vụ phóng tên lửa và chương trình hạt nhân, cũng như các vấn đề an ninh liên quan Triều Tiên. Tướng Brown tái khẳng định cam kết răn đe mở rộng của Mỹ trong việc sử dụng toàn bộ khả năng quân sự, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, để bảo vệ đồng minh. Ngoài ra, hai bên cũng công nhận tiến bộ "có ý nghĩa" trong kế hoạch chuyển giao kiểm soát hoạt động thời chiến từ Washington cho Seoul, như việc hoàn thành đánh giá song phương hằng năm về năng lực và hệ thống trong năm 2023.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương rất quan trọng đối với Mỹ Điều này được thể hiện qua việc Washington quyết tâm đăng cai tổ chức Tuần lễ Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng và bất ổn địa chính trị. Bên cạnh đó là...