Mỹ chi tiền di dời cả một thị trấn vì mực nước biển dâng cao
Quốc gia Da đỏ Quinault (Quinault Indian Nation, gồm các bộ tộc da đỏ nằm ở bang Washington, Mỹ ven Thái Bình Dương) đã trải qua lũ lụt nghiêm trọng do mực nước biển dâng trong vài năm qua.
Tình hình sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn khi mực nước dọc theo bờ biển bang Washington có khả năng tăng từ 0,6 đến 0,9m vào cuối thế kỷ này.
Sóng do thủy triều dâng cao bất thường ập vào gần các ngôi nhà ở Taholah vào tháng 1/2022, dẫn đến lũ lụt nghiêm trọng. Ảnh: CNBC
Theo kênh CNBC, Lia Frenchman, người sống ở con phố bị ngập lụt hai lần trong vài năm qua, kể: “Tôi chưa bao giờ chứng kiến tình trạng ngập lụt kiểu này trong đời. Khi xảy ra lũ lụt, thật không may, cuối phố của tôi có một chỗ lõm lớn trên đường và nước có thể đọng lại đến một tuần. Và vì vậy, tôi bị mắc kẹt, không thể về nhà”.
Giờ đây, Quinault Indian Nation có kế hoạch di dời toàn bộ thị trấn Taholah, nơi cư dân Frenchman sinh sống, đến một khu vực dốc cao trên đất của bộ lạc. Một thị trấn nhỏ hơn ở phía Bắc Taholah là Queets cũng đang có kế hoạch di dời.
Quinault là một trong ba cộng đồng người Mỹ bản địa nhận được khoản tiền trị giá 25 triệu USD từ Bộ Nội vụ Mỹ để tái định cư do bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Nhưng 25 triệu USD đó chỉ là phần tiền nhỏ cần thiết để di dời cả một cộng đồng. Ông Ryan Hendricks, người giám sát công việc xây dựng ngôi làng mới ở nơi cao hơn cho bộ tộc Quinault, ước tính rằng sẽ tốn khoảng 450 triệu USD để xây dựng tất cả cơ sở hạ tầng cần thiết ở nơi mới. Dù ông hi vọng mọi người sẽ dọn hết về đó sinh sống nhưng ông không thể buộc mọi người phải di dời. Ngoài ra, vẫn còn nhiều câu hỏi về việc các thành viên bộ lạc sẽ mua nhà mới như thế nào.
Frenchman nói: “Nếu tôi muốn chuyển đi, tôi cho rằng mình sẽ chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ tiền mua nhà và một ngôi nhà hoàn toàn mới. Tôi thực sự không biết mình phải làm điều đó như thế nào”.
Các cộng đồng trên khắp Mỹ phải đối mặt với vô số mối nguy hiểm liên quan đến khí hậu, từ các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng đến mực nước biển dâng. Một nghiên cứu cho thấy đến năm 2050, gần 650.000 khu vực sẽ thấp hơn mức thủy triều, khiến hơn 108 tỷ USD bốc hơi khỏi thị trường bất động sản Mỹ.
Tuy nhiên, các cộng đồng bị thiệt thòi như các bộ lạc người Mỹ bản địa thường bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề vì biến đổi khí hậu đe dọa những vùng đất quan trọng đối với bản sắc và sinh kế của bộ lạc. Đó là trường hợp của Quinault, bộ tộc có văn hóa phát triển quanh vị trí gần sông Quinault và Thái Bình Dương.
Ông Bryan Newland, trợ lý bộ trưởng về các vấn đề người da đỏ bản địa tại Bộ Nội vụ Mỹ, cho biết: “Nhu cầu trên khắp Quinault được tính bằng hàng tỷ USD vì chúng tôi thấy nhiều cộng đồng bộ lạc thực sự phải đối mặt với những thách thức từ lũ lụt, xói mòn bờ biển, cháy rừng, hạn hán”.
Video đang HOT
Cho đến nay, Luật Cơ sở hạ tầng và Đạo luật Giảm lạm phát đã dành hơn 460 triệu USD để giúp các bộ lạc ứng phó với mối đe dọa của biến đổi khí hậu.
Quinault đã thảo luận về khả năng di dời trong gần một thập kỷ, kể từ khi đại dương lần đầu tiên chọc thủng đê chắn sóng của cộng đồng này vào năm 2014, gây ra thiệt hại lớn. Công binh Lục quân Mỹ đã giúp sửa chữa và gia cố đê chắn sóng, nhưng lũ lụt lớn lại khiến ngôi làng ngập lụt vào đầu năm 2021 và 2022.
Một người dân tên là Kaylah Mail sống ngay cạnh dòng sông, trong ngôi nhà mà ông bà mình từng sống, kể: “Tôi cảm thấy như nước sông dâng cao hơn trước, giống như nó tiến thẳng vào bờ và gần như làm xói mòn bờ dọc theo đây”.
Quinault đã phải hứng chịu lũ lụt lặp đi lặp lại ở ngôi làng nằm ở vị trí thấp. Ảnh: Seattle Times
Năm 2017, Quinault đã thông qua kế hoạch tổng thể liên quan việc di dời thị trấn Taholah lên một ngọn đồi liền kề nằm ở độ cao 36m so với mực nước biển, nằm ngoài vùng có nguy cơ sóng thần và lũ lụt, nhưng vẫn đủ gần sông để công việc câu cá và chèo thuyền có thể tiếp tục đóng một vai trò không thể thiếu trong đời sống bộ lạc.
Hiện nay, giai đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng ngôi làng này đã gần hoàn tất. Khu đất nơi những ngôi nhà mới sẽ được xây dựng đã được giải phóng mặt bằng và các đội công nhân bận rộn làm việc từ tháng 6.
Ông Hendricks hy vọng rằng trong vòng một thập kỷ, khoảng 75% số nhà mới sẽ được xây dựng và tất cả các cơ quan của chính quyền sẽ được di dời tới nơi mới.
Ngay cả khi việc xây dựng ở ngôi làng tiếp tục diễn ra, vẫn còn một câu hỏi mở là các thành viên cộng đồng Quinault sẽ trả tiền cho việc di chuyển như thế nào.
Mô hình sở hữu nhà ở Taholah khác với hầu hết các nơi ở Mỹ. Tại đây, người dân sở hữu ngôi nhà chứ không phải là mảnh đất xây nhà mà họ thuê từ chính quyền Quinault. Tình huống bất thường này ảnh hưởng đến các loại tiền tài trợ mua lại và tái định cư mà chủ nhà có thể đủ điều kiện nhận.
Bộ lạc Quinault đang xem xét cách mua lại những ngôi nhà ở ngôi làng phía dưới cũng như cân nhắc những nguồn tiền có thể hỗ trợ người dân.
Ngoài khoản tiền cho Quinault, Bộ Nội vụ Mỹ còn cấp thêm hai khoản tiền tái định cư trị giá 25 triệu USD cho làng Newtok và làng bản địa Napakiak, cả hai đều ở Alaska. Cùng với nhau, ba khoản tiền này trở thành các dự án mẫu cho các kế hoạch tương tự trong tương lai.
Quinault hy vọng rằng câu chuyện di dời của họ sẽ không chỉ mang lại cho chính phủ liên bang những bài học quan trọng mà còn giúp chứng minh những mối nguy hiểm mà thế giới phải đối mặt do biến đổi khí hậu.
Nỗi lo an ninh lương thực khi vựa lúa Trung Quốc chìm trong nước lũ
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở vùng sản xuất ngũ cốc hàng đầu của Trung Quốc ở phía Đông Bắc, làm dấy lên lo ngại về an ninh lương thực.
Những cánh đồng và con đường ở thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, Đông Bắc Trung Quốc bị nước lũ nhấn chìm vào ngày 4/8. Ảnh: AP
Theo kênh CNN ngày 7/8, mưa xối xả do hậu quả của cơn bão Doksuri đã tàn phá miền Bắc Trung Quốc từ cuối tháng 7, khiến hơn một triệu người phải sơ tán và ít nhất 30 người thiệt mạng ở ngoại ô Bắc Kinh và tỉnh Hà Bắc gần đó.
Xa hơn về phía Bắc ở tỉnh Hắc Long Giang lân cận, các con sông cung cấp nước tưới cho các cánh đồng màu mỡ của tỉnh này đã tràn bờ, nhấn chìm các cánh đồng lúa, phá hủy các nhà kính trồng rau và làm hư hỏng các nhà máy.
Trên toàn tỉnh Hắc Long Giang, chính quyền cho biết 25 con sông đã vượt quá mức cảnh báo và có nguy cơ vỡ bờ.
Ngày 6/8, Bộ Thủy lợi của Trung Quốc đã nâng mức ứng phó khẩn cấp lũ lụt lên Cấp 3 đối với các tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang. Đây là mức khẩn cấp thứ ba trong hệ thống ứng phó khẩn cấp bốn cấp.
Một cánh đồng ngô bị nước lũ nhấn chìm tại một ngôi làng ở thành phố Hạc Bích, tỉnh Hà Nam vào ngày 5/8. Ảnh: Getty Images
Tại Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, trên 162.000 người đã phải sơ tán, trong khi hơn 90.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng do nước lũ.
Tại thành phố Thượng Chí, hơn 42.575 ha cây trồng đã bị phá hủy trong trận mưa bão tồi tệ nhất mà thành phố này phải đối mặt trong hơn 6 thập kỷ.
Nhiều ngôi làng và diện tích đất nông nghiệp rộng lớn cũng bị ngập lụt ở thành phố Vũ Xương, một thành phố sản xuất lúa gạo lớn khác ở Hắc Long Giang. Chính quyền địa phương vẫn đang thống kê thiệt hại.
Tình trạng ngập lụt đất nông nghiệp đã làm tăng thêm mối lo ngại về những tác động tiềm tàng đối với an ninh lương thực ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhất là khi các sự kiện thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu đặt ra các mối đe dọa ngày càng tăng đối với nguồn cung cấp lương thực và nông nghiệp của Trung Quốc.
Vốn là vựa lúa của Trung Quốc, ba tỉnh cực Đông Bắc là Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh sản xuất hơn 1/5 sản lượng ngũ cốc của cả nước này nhờ có vùng đất đen màu mỡ. Các loại cây trồng chính ở đó gồm đậu tương, ngô và lúa.
Tuần trước, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cảnh báo rằng những trận mưa lớn do bão Khanun và bão Doksuri sẽ gây ra tác động nghiêm trọng sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc.
Các cánh đồng lúa ở Đông Bắc Trung Quốc bị tàn phá sau khi những trận mưa lớn vào cuối tháng 5 đã làm ngập lụt tỉnh Hà Nam. Đây là một vùng trồng ngũ cốc lớn khác của Trung Quốc và sản xuất khoảng 1/3 sản lượng lúa mì của cả nước.
Chính quyền tỉnh Hà Nam cho biết đây là trận mưa tàn phá nặng nề nhất đối với ngành sản xuất lúa mì trong thập kỷ qua.
Một trang trại bị ngập lụt ở thành phố Tân Hương, tỉnh Hà Nam vào ngày 5/8. Ảnh: Getty Images
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, những trận mưa lớn xảy ra ngay trước vụ thu hoạch đã khiến sản lượng lúa mì vụ hè của Trung Quốc năm nay giảm 0,9% - mức giảm đầu tiên trong 7 năm qua.
Các quan chức của Cục Khí tượng Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp báo vào tháng trước, các đợt nắng nóng sau đó đã thiêu đốt phần lớn miền Bắc Trung Quốc và phá vỡ kỷ lục nhiệt độ vào tháng 6, gây ra hạn hán cản trở sự phát triển của các loại cây trồng non như ngô và đậu tương.
Trong ngắn hạn, những tác động tiêu cực này đối với ngành nông nghiệp của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến giá lương thực. Giá lương thực Trung Quốc vốn vẫn tương đối ổn định trong những tháng gần đây do rủi ro giảm phát đang gia tăng trong nền kinh tế, trái ngược hẳn tình hình lạm phát đang diễn ra với lạm phát ở nhiều nước.
Tuần trước, Trung Quốc đã dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với lúa mạch nhập khẩu của Australia, vốn được áp dụng vào năm 2020 khi căng thẳng ngoại giao giữa hai nước lên đến đỉnh điểm.
Trung Quốc đã trải qua đợt nắng nóng và hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ vào mùa hè năm 2022, gây ra tình trạng thiếu điện trên diện rộng và làm gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm và công nghiệp.
Từ đó, Trung Quốc đã tăng cường tập trung vào an ninh lương thực. Vào tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nông nghiệp là nền tảng của an ninh quốc gia. Ông nói trong một bài báo: "Một khi nông nghiệp gặp trục trặc, bát cơm của chúng ta sẽ nằm trong tay người khác và chúng ta sẽ phải phụ thuộc vào người khác để có thức ăn. Làm sao mà chúng ta có thể đạt được hiện đại hóa trong trường hợp đó?"
Lũ quét ở Đông Bắc Mỹ, thiệt hại ước tính lên tới hàng tỷ USD Ngày 10/7, những trận mưa xối xả kéo theo lũ quét ở khu vực Đông Bắc nước Mỹ đã cuốn trôi nhiều tuyến đường, khiến nước các con sông tràn bờ, buộc lực lượng chức năng phải huy động nhiều thuyền cứu hộ để giải cứu người bị mắt kẹt. Lực lượng cứu hộ hỗ trợ người dân sơ tán khỏi vùng ngập...