Mỹ, Anh tung đòn cấm vận mới lên Nga
Washington và London ngày 12.4 cấm các sàn giao dịch kim loại chấp nhận nhôm, đồng và nickel mới do Nga sản xuất và cấm nhập khẩu những kim loại này vào Mỹ và Anh.
Động thái mới của Mỹ và Anh nhằm làm gián đoạn doanh thu xuất khẩu của Nga trong bối c ảnh Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine hơn 2 năm qua, theo Reuters. Nga là nước sản xuất nhôm, đồng và nickel lớn.
Hình ảnh được cho là lực lượng Nga khai hỏa trong xung đột với Ukraine. Ảnh Chụp màn hình TASS
Video đang HOT
Bộ Tài chính Mỹ cho hay động thái ngày 12.4 sẽ cấm Sàn giao dịch kim loại London và Sàn giao dịch hàng hóa Chicago chấp nhận sản phẩm nhôm, đồng và nickel mới của Nga.
“Lệnh cấm mới của chúng tôi đối với các kim loại quan trọng, phối hợp với các đối tác của chúng tôi ở Vương quốc Anh, sẽ tiếp tục nhắm tới doanh thu mà Nga có thể kiếm được để tiếp tục cuộc chiến tàn khốc chống lại Ukraine”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh trong một tuyên bố.
Bà Yellen nhấn mạnh tiếp: “Bằng cách thực hiện hành động này một cách có mục tiêu và có trách nhiệm, chúng tôi sẽ giảm thu nhập của Nga trong khi bảo vệ các đối tác và đồng minh của chúng tôi khỏi những tác động lan rộng không mong muốn”.
Chính phủ Anh thì nói trong một tuyên bố rằng cả hai biện pháp mới của Anh và Mỹ sẽ không áp dụng đối với lượng kim loại tồn kho hiện có của Nga trên hai sàn giao dịch nói trên để số hàng vẫn có thể được giao dịch và rút ra trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro đối với sự ổn định của thị trường.
Hành động ngày 12.4 là hành động mới nhất trong một loạt các biện pháp trừng phạt mà Mỹ, Anh và các đồng minh đã áp đặt lên Nga vì chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, được phát động vào ngày 24.2.2022.
Năm ngoái, Mỹ đã mở rộng các biện pháp kinh tế chống lại Nga sang lĩnh vực kim loại và khai thác mỏ bằng cách áp thuế đối với kim loại. Các quan chức ngày 12.4 cho hay nhập khẩu ba kim loại nói trên của Mỹ đã giảm xuống mức 0 kể từ đó, theo Reuters.
Những nhà sản xuất kim loại Nga Rusal và Nornickel cũng như Đại sứ quán Nga tại Mỹ đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters về động thái mới của Mỹ và Anh.
Anh, Tây Ban Nha đạt tiến bộ đáng kể trong đàm phán về Gibraltar
Các ngoại trưởng Anh và Tây Ban Nha thông báo đã đạt được tiến triển đáng kể trong vòng đàm phán mới diễn ra tại Brussels (Bỉ) ngày 12/4 về quy chế của vùng lãnh thổ Gibraltar hậu Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu).
Khách du lịch tại Gibraltar. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tham gia cuộc họp có Ngoại trưởng Tây Ban Nha José Manuel Albares, người đồng cấp Anh David Cameron, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Maros Sefcovic và Thủ hiến Gibraltar Fabian Picardo. Đây là lần đầu tiên đại diện của 4 bên kể trên cùng tham gia cuộc đàm phán về vấn đề Gibraltar.
Trong một tuyên bố chung đưa ra sau cuộc họp, các bên cho biết các cuộc thảo luận diễn ra trong không khí mang tính xây dựng và đạt được tiến triển đáng kể. Theo tuyên bố, các quan điểm chính trị chung đã được nhất trí, trong đó có hoạt động di chuyển, sân bay và hàng hóa. Đàm phán dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trong những tuần tới để tiến tới ký kết thỏa thuận. Tất cả các bên hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận trước khi bầu cử Nghị viện châu Âu theo kế hoạch được tổ chức vào tháng 6 tới.
Gibraltar là vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh, nằm gần cực Nam bán đảo Iberia và giáp với Tây Ban Nha. Sau khi nhượng lại vùng đất này cho Anh theo thỏa thuận năm 1713, Tây Ban Nha đã nhiều lần kêu gọi trả lại vùng đất này. Quy chế của Gibraltar và cách thức kiểm soát biên giới với Tây Ban Nha đã trở thành tâm điểm bất đồng, kể từ cuộc trưng cầu ý dân tại Anh vào năm 2016 về việc rời Liên minh châu Âu. Vùng đất này không nằm trong thỏa thuận Brexit giữa Anh và EU.
Ngày 31/12/2020, Tây Ban Nha, Anh và EU nhất trí rằng trong thời gian chờ đợi giải pháp lâu dài, Gibraltar sẽ vẫn là một phần trong các thỏa thuận của EU như khu vực Schengen và Tây Ban Nha sẽ kiểm soát cảng và sân bay. Ủy ban châu Âu và Tây Ban Nha đã gửi cho Anh một đề xuất, gồm mở cửa biên giới trên đất liền của Gibraltar với Tây Ban Nha vào cuối năm 2022 và đảm bảo người dân được tự do qua lại.
Đến nay, 19 vòng đàm phán đã diễn ra nhằm đạt thỏa thuận đảm bảo người và hàng hóa có thể tiếp tục di chuyển qua lại giữa Gibraltar và Tây Ban Nha. Cả giới chức Tây Ban Nha và Anh gần đây đều bày tỏ lạc quan sẽ đạt được thỏa thuận.
Mỹ và Anh mở rộng lệnh cấm các mặt hàng kim loại của Nga Ngày 12/4, Mỹ và Anh đã phối hợp hành động mở rộng lệnh cấm nhập khẩu một số mặt hàng kim loại của Nga nhằm làm giảm doanh thu của Moskva trong ngành công nghiệp này. Ảnh minh họa: The Canadian Press/TTXVN Trong một tuyên bố, Bộ Tài chính Mỹ cho biết lệnh cấm mới sẽ cấm nhập khẩu đồng, nickel và nhôm...