MXH tranh cãi nảy lửa ổ bánh mì 90.000 đồng trên đỉnh núi Bà Đen và sự thật khiến ai cũng “quay xe”?
Chỉ một miếng bánh mì nhỏ và 1 cây xúc xích, thế nhưng ổ bánh mì trên đỉnh núi Bà Đen có giá như nhà hàng 5 sao khiến nhiều người tranh cãi. Tuy nhiên, khi biết sự thật phía sau, nhiều người lập tức “quay xe” tán thành.
Du lịch tâm linh đã trở thành một thói quen của nhiều đại gia đình tại Việt Nam vào những ngày đầu năm mới. Theo đó, người dân chọn các nơi tôn nghiêm để cầu bình an và may mắn trong năm mới và ngọn núi Bà Đen tại tỉnh Tây Ninh thu hút cực đông đảo du khách vì gần TP.HCM và tiện lợi di chuyển, có thể đi và về trong ngày.
Vì thế, trong những ngày đầu xuân Quý Mão, khu du lịch núi Bà Đen đã đông nghẹt người đợi xếp hàng để mua vé cáp treo lên núi. Thế nhưng, khi lên được tới trên đỉnh núi, người dân bất ngờ trước giá của một ổ bánh mì kẹp xúc xích tại nơi đây.
Một tài khoản TikTok đã đăng tải đoạn clip trải nghiệm mua bánh mì tại khu du lịch núi Bà Đen (Tây Ninh) với mức giá 90,000 đồng/ổ khiến dư luận xôn xao. Theo đó, một cửa hàng bán bánh mì xúc xích nóng trên núi Bà Đen đã kinh doanh với mức giá 90,000 đồng, đắt hơn gấp 3 lần so với mặt đất. Nhiều người tỏ ra bức xúc vì họ cho rằng đây là hình thức kinh doanh sai trái, chặt giá khách du lịch.
Trong đoạn video được chia sẻ trên mạng, anh chàng đã đăng dòng trạng thái về ổ bánh mì có mức giá 90 nghìn trên đỉnh núi. Cụ thể là món hot dog gồm bánh mì và một thanh xúc xích kẹp làm nhân. Có lẽ món bánh mì quá đơn giản nên anh chàng mới “khổ tâm” về mức giá này.
Thế nhưng, bên cạnh những ý kiến trái chiều vẫn có phần lớn cộng đồng mạng cho rằng vì việc di chuyển thức ăn, hàng hóa từ chân núi tới đỉnh núi gặp nhiều khó khăn, mất nhiều nhân lực nên mức giá này cũng khá hợp lý. Hàng bánh mì này cũng nằm trong những quán bán đồ ăn, thức uống ít ỏi trên đỉnh núi. Vì đa phần du khách lên đây cũng chỉ tham quan, chụp ảnh hay vào điện thờ Bà là chính.
Người xem cho rằng thuận mua, vừa bán, du khách hoàn toàn có thể hỏi kỹ giá bán trước khi mua. Vào thời gian Tết với quãng đường di chuyển vật phẩm từ chân núi tới đỉnh núi nên mức giá đó có thể chấp nhận được. Trước đó, những hình ảnh của các thanh niên vất vả mưu sinh bằng nghề vận chuyển hàng hóa tới đỉnh núi Bà khiến nhiều người xúc động vì sự cực khổ và bất chấp cái nắng chói chang để kiếm thêm thu nhập.
Việc di chuyển hàng hóa tới đỉnh núi Bà Đen gặp nhiều khó khăn, các thanh niên phải vượt quãng đường dài với khoảng 1500 bậc thang để đến được đỉnh núi vì thế giá cả thực phẩm, đồ uống tại đây có phần đắt đỏ.
Thời gian gần đây, núi Bà Đen trở thành điểm đến được nhắc đến nhiều nhất bởi những hiện tượng kỳ lạ liên tục xảy ra nơi đây. Sáng 26/1 (tức ngày Mùng 5 Tết), nhiều người dân và du khách thập phương về Hội xuân núi Bà Đen ở Tây Ninh đã ghi lại hình ảnh núi Bà Đen được bao trùm bởi cầu vồng đơn sắc độc lạ.
Theo nhiều chuyên gia, cầu vồng trên là hiện tượng quang học thuộc loại hào quang, được hình thành bởi sự khúc xạ từ ánh nắng mặt trời hoặc ánh nắng trong các đĩa tinh thể băng bay lơ lửng trong khí quyển và điển hình là trong các đám mây li ti. Nếu được hình thành thật đầy đủ thì cầu vồng trên có một dải màu lớn, phổ màu rực rỡ chạy song song với đường chân trời và nằm xa bên dưới mặt trời hoặc mặt trăng. Khoảng cách giữa cầu vồng trên so với mặt trời hoặc mặt trăng rất xa thường gấp đôi so với hào quang 22.
Tuy nhiên, hiện tượng cầu vồng đơn sắc vô cùng hiếm trên thế giới lại xuất hiện tại núi Bà Đen một cách vô vùng sắc nét, màu sắc ảo diệu, và người dân có thể nhìn thấy ở mọi góc độ, từ dưới chân núi, trên đỉnh núi và ở cả trung tâm thành phố.
Trước đó, đỉnh núi Bà cũng đã nhiều lần xuất hiện những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú. Ngày 24/11/2022, hiện tượng Lạp Vân – “mây đội mũ cho núi” cực hiếm được người dân chụp lại và chia sẻ rộng rãi. Sau đó, đến ngày 5/1, mạng xã hội cũng ghi nhận một bức hình đỉnh núi mây tạo thành hình phượng hoàng ảo diệu.
Các hiện tượng mây lạ cộng hưởng với ánh sáng mặt trời đổi màu theo từng khoảnh khắc trong ngày khiến núi Bà Đen đẹp tựa “chốn bồng lai tiên cảnh có thật”. Với nhiều người, các hiện tượng này được cho là điềm lành tại đỉnh núi linh thiêng.
Ổ bánh mì 90 nghìn chỉ có bánh mì và xúc xích trên đỉnh núi Bà Đen
Vào sau dịp Tết Nguyên đán, người dân trên cả nước đang có xu hướng sử dụng các dịch vụ du lịch tâm linh, ghé thăm ngọn núi linh thiêng để cầu mong mọi điều tốt đẹp cho năm mới.
Năm nay, núi Bà Đen của tỉnh Tây Tinh cũng thu hút một lượng khách du lịch tăng đột biến so với mọi năm.
Khu vực cáp treo l.ên đ.ỉnh núi Bà Đen đông nghịch người vào dịp mùng 4 Tết Nguyên đán vừa qua. Ảnh: T.T.
Vào thời điểm khách du lịch không ngừng kéo đến này, trên các diễn đàn mạng cũng xuất hiện không ít thông tin về dịch vụ du lịch trên đỉnh núi Bà Đen. Mới đây, một tài khoản TikTok có tên @quocthaidayne vừa mới đăng tải một đoạn clip, ghi lại cảnh mình mua một ổ bánh mì kẹp xúc xích với giá tới 90 nghìn đồng.
Theo đoạn clip được chàng trai đăng tải, trong quá trình tham quan đỉnh núi Bà Đen thì anh có ghé qua một xe bán bánh mì và mua một ổ với giá 90 nghìn đồng. Ảnh: TikTok @quocthaidayne
Theo đó, người đàn ông bán bánh mì và các cộng sự của mình cũng gây ấn tượng bởi thái độ niềm nở, vui vẻ dù phải tiếp một lượng lớn khách. Ảnh: TikTok @quocthaidayne
Với mức giá lên đến gần 100 nghìn đồng nhưng ổ bánh mì chỉ đơn giản là bánh mì kẹp xúc xích rồi xịt thêm miếng tương ớt. Thậm chí còn chẳng có rau xanh. Ảnh: TikTok @quocthaidayne
Thông thường, những sản phẩm bình dân nhưng lại được bán với giá cao ở các khu du lịch sẽ chịu nhiều sự chỉ trích, chế giễu của dân tình vì "thói chặt c.hém" của tiểu thương. Tuy nhiên lần này thì hoàn toàn khác, dưới phần bình luận của đoạn video có rất nhiều người bênh vực, cho rằng 90 nghìn đồng là một mức giá hết sức bình thường và hợp lý khi bán trên đỉnh núi Bà Đen.
Lý do được mọi người đưa ra hầu hết là do quá trình vận chuyển xa, cồng kềnh, đầy sự vất vả và hiểm nguy do không thể nào sử dụng các phương tiện giao thông mà phải làm 100% bằng sức người.
"Tiền vận chuyển lên núi nữa mấy má ơi, muốn rẻ thì dưới chân núi mà ăn, nhiều hàng quán họ ở giữa chân núi phải vác bộ chứ còn không đi cáp treo được" - một bạn đã không ngần ngại bênh vực tiểu thương trên đỉnh núi. Lần hiếm hoi đồ ăn bình dân bán giá "trên trời" ở khu du lịch được bảo vệ. Ảnh: TikTok @quocthaidayne
Có người còn đ.ánh giá cao thái độ niềm nở, vui tươi của người bán hàng. Ảnh: TikTok @quocthaidayne
Một bạn trẻ thường xuyên đi du lịch, nhiều trải nghiệm còn cho rằng mức giá 90 nghìn đồng/ổ bánh mì ở đây khá rẻ so với nơi khác. Ảnh: TikTok @quocthaiodayne
Trên thực tế, việc vận chuyển đồ đạc vất vả được mọi người nhắc ở đây là hoàn toàn có thật và cũng là công việc hàng ngày của rất nhiều người lao động dưới chân núi. Theo Thanh Niên, do địa hình đồi núi trắc trở, các hàng quán bán rải rác rải dài từ cao xuống thấp nên bắt buộc phải vác thủ công chứ chưa có phương tiện vận chuyển chuyên dụng.
Nếu đã từng đến núi Bà Đen du lịch, chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với cảnh tượng khiến nhiều người xót lòng này. Ảnh: TikTok tuyetnhung225
Mỗi ngày, những người đàn ông này phải vác từ 20-50kg hàng hoá và đi hết gần 2000 bậc thang để giao đến các địa chỉ cần giao. Ảnh: Thanh Niên
Nhìn thấy đôi vai hằng đỏ những vết bầm tím do vác nặng, cánh tay rung lên vì phải chịu đựng một sức ép lớn do leo núi, khách du lịch cũng đừng nên quá khắt khe với giá tiền ở trên đỉnh núi. Ảnh: Vietnamnet
Có thể nói, đây là lần hiếm hoi các món ăn ở khu du lịch được bán với giá cao ngất ngưởng mà không nhận phải gạch đá, sự chỉ trích của mọi người. Bởi lẽ, ai cũng hiểu được sự gian khổ, vất vả khi phải vận chuyển đồ, vác các nguyên liệu từ chân lên đến đỉnh núi của những thương nhân tại đây. Bạn nghĩ sao về quan niệm ổ bánh mì 90 nghìn đồng trên đỉnh núi Bà Đen là hợp lý? Cùng chia sẻ với Thể Thao Văn Hóa nhé!
Thêm một hiện tượng kỳ ảo xuất hiện tại đỉnh núi Bà Đen, quả không uổng công người dân nô nức kéo đến vào dịp Tết Hiện tượng thiên nhiên liên tục xuất hiện tại đỉnh núi Bà Đen khiến nơi đây trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách. Vào những đầu năm mới, tại núi Bà Đen nói riêng và tỉnh Tây Ninh nói chung ghi nhận lượng du khách kéo đến đông kỷ lục. Tại nhà ga cáp treo l.ên đ.ỉnh núi, dòng người...