Một tài xế mắc bệnh vi khuẩn ‘ăn thịt người’
Bệnh nhân mắc bệnh vi khuẩn ‘ăn thịt người’ là 1 tài xế xe tải đường dài nên không rõ yếu tố dịch tễ.
Ngày 5-4, một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk cho biết cơ quan này vừa ghi nhận một trường hợp mắc bệnh Whitmore tại TP Buôn Ma Thuột.
Theo báo cáo của CDC tỉnh Đắk Lắk, bệnh nhân là P.Đ.V (SN 1983; ngụ phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột), bị sốt kèm đau tức vùng lưng khoảng 20 ngày trước.
Ngày 30-3, bệnh nhân đi khám và nhập viện tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Buôn Ma Thuột để điều trị. Đến ngày 4-4, bệnh nhân có xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (gây bệnh Whitmore). Cùng ngày, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, tiếp tục điều trị. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt và đang được tích cực chăm sóc, điều trị.
Video đang HOT
Ngay sau khi ghi nhận ca bệnh, cơ quan chức năng đã điều tra thông tin, xử lý môi trường.
Trong 21 ngày qua, bệnh nhân lái xe tải chở lợn từ Đắk Lắk đi Hà Nội và ngược lại nên không rõ yếu tố dịch tễ. Điều tra tại nhà và các hộ dân xung quanh, ngành Y tế không ghi nhận trường hợp mắc bệnh tương tự.
CDC Đắk Lắk kiến nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tiếp tục chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật và hỗ trợ công tác xét nghiệm chẩn đoán trường hợp bệnh trên.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, theo dõi, phát hiện các trường hợp nghi ngờ bệnh Whitmore; đồng thời tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh trong nhân dân.
Bệnh Whitmore, còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người”, là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn có tên Burkholderia pseudomallei gây nên. Người nhiễm vi khuẩn Whitmore có tỉ lệ tử vong cao.
Ghi nhận một trường hợp ở Bình Thuận tử vong nghi do bệnh dại
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận cho biết, địa phương vừa ghi nhận một bệnh nhân tử vong nghi do bệnh dại.
Đáng chú ý, qua điều tra dịch tễ, chưa ghi nhận bệnh nhân có dấu hiệu bị chó, mèo cắn, cào.
Bệnh nhân là anh Nguyễn Duy T. (sinh năm 1992) ở khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam.
Ngày 27/3, bệnh nhân đau, sưng bộ phận sinh dục, sốt nhẹ. Sau đó, bệnh nhân đến khám bệnh tại một số bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 29/3, bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh với triệu chứng khó thở khi nhìn ánh sáng và quạt gió đang mở. Đến tối cùng ngày, bệnh nhân có dấu hiệu khó thở nặng hơn. Tại đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh chẩn đoán bệnh dại, tiên lượng nặng. Ngày 30/3, người nhà xin ra viện và bệnh nhân tử vong sau đó.
Sau khi ghi nhận trường hợp này, Trung tâm Y tế huyện Hàm Thuận Nam tiến hành điều tra dịch tễ. Vợ bệnh nhân khẳng định, chồng không bị chó cắn vì là người rất cẩn thận, nếu bị chó cắn, cào sẽ đi tiêm ngừa ngay. Tại nhà bệnh nhân có nuôi 7 con chó. Hằng ngày, bệnh nhân đều cho chó ăn nên chưa xác định khả năng bệnh nhân bị chó cào nhẹ hoặc liếm nhưng không hay biết. Dịp Tết Nguyên đán, 4 con chó của gia đình bị chết, không rõ lý do, 3 con còn lại vẫn sống, bình thường.
Trung tâm Y tế huyện Hàm Thuận Nam đã điều tra, lập danh sách trường hợp tiếp xúc bệnh nhân nghi dại. Đồng thời, Trung tâm phối hợp Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ Nông nghiệp huyện theo dõi, giám sát và xử lý ổ bệnh dại trên người, động vật.
Ngành Y tế địa phương khẩn trương triển khai hướng dẫn người nhà sát trùng; tư vấn điều trị dự phòng bệnh dại đối với trường hợp tiếp xúc có vết thương hở hoặc niêm mạc bị phơi nhiễm với nước bọt của bệnh nhân; tăng cường truyền thông phòng, chống bệnh dại tại địa phương...
Bệnh dại đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trong cả nước. Tại Bình Thuận, trong 3 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh ghi nhận 3 trường hợp tử vong do bệnh dại tại huyện Hàm Tân, thị xã La Gi và huyện Hàm Thuận Nam.
Xác định ý thức của mỗi người dân, cộng đồng có vai trò quyết định trong công tác phòng, chống bệnh dại, ngành Y tế tỉnh Bình Thuận đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại, cách xử lý vết thương khi bị động vật cào, cắn và biện phòng, chống bệnh dại.
Ngành Y tế khuyến cáo, người dân khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh dại phải được xử lý vết thương ngay theo hướng dẫn, đến ngay điểm tiêm phòng dại để được khám và điều trị dự phòng.
Tiền Giang: Số ca mắc sốt xuất huyết giảm, tay chân miệng tăng Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Tiền Giang, trong tuần thứ 8 (từ ngày 19 đến ngày 25-2-2024), tỉnh ghi nhận 9 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), giảm 76,9% so với tuần trước; so với tuần cùng kỳ năm 2023 giảm 91,6%. Số ca mắc SXH cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay là 237 ca, so với...