Một ngày đi ba di tích hút khách bậc nhất Bắc Ninh
Bắc Ninh xưa là xứ Kinh Bắc, vùng địa linh nhân kiệt với nhiều di tích lịch sử, văn hóa lâu đời.
Trong đó ba di tích nổi tiếng nằm dọc quốc lộ 1A gồm đền Đô, chùa Phật Tích, đền Bà Chúa Kho thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch mỗi năm.
Xuất phát từ Thủ đô Hà Nội theo tuyến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn hoặc quốc lộ 1A cũ (nay là tỉnh lộ 295B) đến thành phố Từ Sơn, du khách ghé thăm đền Đô, nơi thờ các vua triều Lý, vương triều đã khai mở những trang sử vàng son bậc nhất của dân tộc.
Đền Đô (đền Lý Bát Đế, Cổ Pháp Điện) được xây dựng vào thế kỷ XI, nay thuộc phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền được dựng trên nền đất mà khi xưa vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê hương.
Theo sử sách, dân làng Đình Bảng đã cho xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua. Khi vua Lý Công Uẩn băng hà, Lý Thái Tông lên ngôi kế vị vua cha, ông đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn làm nơi thờ tự, từ đó đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà.
Các công trình trong khu đền sắp xếp một cách khoáng đạt, hài hòa với thiên nhiên. Trải qua thời gian dài cùng chiến tranh tàn phá, đền Đô đã được tu sửa và mở rộng nhưng vẫn giữ được hình dáng và kiến trúc ban đầu.
Video đang HOT
Đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lý là Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Riêng vua Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của triều Lý) được thờ tại đền Rồng nằm cách đền Đô chừng 2km về phía Tây.
Tại đền Đô còn có Bức cuốn thư “Chiếu dời đô” với chiều cao 3,5m, rộng hơn 8m, được ghép lại từ 214 chữ Hán làm bằng gốm Bát Tràng. Đây được coi là bức chiếu thư bằng gốm Bát Tràng lớn nhất Việt Nam.
Du khách khi đến đền Đô vào những ngày cuối tuần sẽ được thưởng thức những làn điệu Quan họ do các liền anh, liền chị thuộc Câu lạc bộ Quan họ đền Đô biểu diễn trên hồ bán nguyệt.
Sau khi tham quan đền Đô, du khách đi theo theo tỉnh lộ 295 chừng 10km sẽ đến Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, thuộc xã Phật tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Tọa lạc trên núi Lạn Kha (xã Phật Tích, huyện Tiên Du), Chùa Phật Tích được biết đến là một ngôi cổ tự gần nghìn năm tuổ.i. Không những độc đáo về kiến trúc, đây còn là nơi gìn giữ nét văn hóa cổ xưa vô cùng đặc sắc. Chùa được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ Tư (1057).
Trước cửa Tam bảo của chùa là tượng 10 linh thú bằng đá được tạo thành từng cặp đối chầu gồm: sư tử, voi, trâu, tê giác, ngựa. Bộ tượng 10 linh thú này đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Đây đều là những hiện vật gốc, độc bản, được tạo tác bằng đá sa thạch nguyên khối.
Phía sau chùa có 36 ngọn bảo tháp, là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở chùa, phần lớn được dựng vào thế kỷ 17. Ngoài ra trên núi cao còn có tháp Phổ Quang, ngọn tháp lớn nhất trong chùa, cao 5,1m gồm đế, khám thờ, hai tầng diềm và mái mui luyện với chóp tròn.
Phía trên đỉnh núi có tượng Phật A di đà cao 27m, được lấy nguyên mẫu từ tượng Phật A di đà trong chùa. Tượng được đán.h giá là một trong những bức tượng đá lớn tại Đông Nam Á với nhiều đường nét chạm khắc rất công phu và tinh xảo.
Quanh khu vực này có rất nhiều quán ăn, nhà hàng phục vụ du khách nghỉ ngơi và ăn trưa sau khi tham quan chùa Phật Tích. Du khách có thể chọn những hàng hàng từ bình dân đến những khu ẩm thực sang trọng nhưng giá cả cũng rất phải chăng.
Sau khi nghỉ ngơi ăn trưa, du khách có thể tiếp tục chuyến hành trình đến với đền Bà Chúa Kho tại phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, cách chùa Phật tích 20km.
Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Bà còn có công chiêu dân lập ấp ở vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng ồng, giúp người dân khai khẩn đất đai nông nghiệp. Sau khi bà mất, nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền Bà Chúa Kho tại vị trí kho lương cũ trên Núi Kho.
Đền được lập từ thời Lý, ban đầu vốn là ngôi miếu nhỏ. Trải qua thời gian và chiến tranh tàn phá, đến năm 1989, Đền Bà Chúa Kho đã được Nhà nước xếp hạng di tích Lịch sử – Văn hoá cấp Quốc gia và được tỉnh Bắc Ninh trùng tu tôn tạo, mở rộng với quy mô lớn gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc như: Cổng Tam môn, Tiề.n tế, cung Đệ tam, cung Đệ nhị, cung Thượng (cung Bà Chúa), tòa Sơn Trang, Lầu Cô, Lầu Cậu, ban thờ “Cửu trùng thiên” và một số công trình phụ trợ khác. Phần lớn các hạng mục công trình được khôi phục, tôn tạo mang dáng vẻ truyền thống và làm tôn vinh giá trị của di tích.
Hàng ngày, có hàng trăm lượt khách tới tham quan, dâng lễ tại đền Bà Chúa Kho. Theo người dân quanh khu vực đền cho biết, du khách đến đây đông nhất là vào tháng 1, 2 và tháng 12 âm lịch. Có người đến cầu an, cầu lộc, nhưng đa phần đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm vốn liếng dồi dào, làm ăn phát đạt…
Ngày 12 tháng Giêng hàng năm, để tưởng niệm ngày giỗ Bà Chúa Kho, dân làng Cô Mễ cùng khách thập phương thường tổ chức lễ dâng hương, sắp lễ vật cúng Bà Chúa Kho. Các lễ vật có thể cúng gồm có lễ chay, lễ mặn, lễ đồ sống, cỗ Sơn Trang, hoa quả, hương oản…
Về Kinh Bắc khám phá vẻ đẹp Đền Đô
Là một trong những danh thắng nổi tiếng của vùng đất Kinh Bắc, Khu Di tích lịch sử văn hóa Đền Đô (tức Cổ Pháp điện) nguyên là thái miếu của nhà Lý, được khởi công từ thế kỷ XI trên đất hương Cổ Pháp, nay là phương Đình Bảng, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh).
Từ xa xưa, mảnh đất Cổ Pháp vốn được coi là nơi "địa linh nhân kiệt" với câu ca lưu truyền trong dân gian: "Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp". Đây đồng thời cũng là nơi phát tích của nhà Lý - một trong những vương triều thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đền Đô hiện là nơi thờ phụng 8 vị vua nhà Lý - những vị Vua có công khai sáng nền văn minh Đại Việt, mở đầu giai đoạn xây dựng nhà nước phong kiến độc lập tự chủ và phát triển cường thịnh nhất trong lịch sử dân tộc.
Được xây dựng theo cấu trúc của "kinh đô" (nơi vua ở), Đền Đô có tổng diện tích 31.250 m với 21 hạng mục, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Với nhiều công trình kiến trúc như Nhà Văn Chỉ, Nhà Võ Chỉ, Hậu Cung, Nhà Tiề.n Tế, Nhà Thủy đình, Hồ Bán nguyệt, Khu nhà bia, Bức Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô)..., các công trình nằm trong Khu Di tích lịch sử văn hóa Đền Đô đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc kỳ công, độc đáo.
Ghi nhận những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của Khu Di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, tháng 3/2015, cùng với Khu Lăng mộ các Vua nhà Lý, Đền Đô đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Hiện nay, Khu Di tích lịch sử văn hóa Đền Đô là một trong những điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu.
Ghềnh đá đen hơn 400 triệu năm ở Quảng Nam Ghềnh Bàn Than ở Quảng Nam có màu đá đen như than hình thành từ hơn 400 triệu năm trước, là điểm đến hoang sơ hứa hẹn hút khách du lịch. Ghềnh đá Bàn Than nằm ở phía đông bắc xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành có dạng mặt bàn, nổi bật là những vách đá sắc đen như than, di tích...