Móng tay bất thường là dấu hiệu bệnh nặng
Móng tay có thể tiết lộ những manh mối về sức khỏe của bạn. Thậm chí, những bệnh về tim, gan và phổi cũng thể hiện trên móng tay.
Móng tay nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng như bệnh thiếu máu, suy tim, bệnh gan, suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng, thiếu chất thể hiện trên móng tay nhợt nhạt
Nếu móng tay bạn hầu hết có màu trắng và viền sẫm màu, có thể bạn đã gặp những vấn đề về gan như viêm gan. Ngoài ra, các ngón tay có màu vàng cũng là dấu hiệu của bệnh về gan.
Nếu móng tay bạn hầu hết có màu trắng và viền sẫm màu là dấu hiệu bệnh gan
Một trong những nguyên nhân chính của việc móng tay vàng là bị nhiễm nấm. Khi bị viêm nhiễm nặng, nền móng có thể bị thụt vào, các móng tay dày hơn và rất dễ gẫy. Trong một số trường hợp, móng tay vàng có thể là biểu hiện của những bệnh trầm trọng hơn như bệnh về tuyến giáp, bệnh về phổi, tiểu đường và vẩy nến.
Móng tay vàng có thể là biểu hiện bệnh phổi
4. Móng tay hơi xanh
Móng tay hơi xanh có thể là do cơ thể bạn không nhận đủ oxy. Đó là biểu hiện của bệnh về phổi (như viêm phổi) và bệnh về tim.
Video đang HOT
Móng tay hơi xanh dấu hiệu bệnh tim
5. Móng tay gợn sóng
Nếu bề mặt móng tay xuất hiện vệt gợn sóng hoặc hõm xuống, đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp vảy nến. Thông thường, khi bị bệnh, móng sẽ đổi màu và da dưới móng chuyển sang màu nâu đỏ.
Móng sẽ đổi màu và da dưới móng chuyển sang màu nâu đỏ dấu hiệu bệnh vẩy nến
6. Móng tay bị rạn, nứt tách
Móng tay khô, dễ gãy, thường xuyên bị nứt tách có thể là triệu chứng của bệnh về tuyến giáp. Nếu móng tay bạn bị nứt tách, kèm theo đó có màu vàng thì rất có khả năng móng tay bị nhiễm nấm.
Móng tay rạn nứt là dấu hiệu bệnh nhiễm nấm
7. Sưng phồng da bao quanh móng
Nếu da xung quanh móng xuất hiện màu đỏ và sưng phồng, đó có thể là dấu hiệu của viêm lớp da bao phía trong gốc móng. Hiện tượng này xuất hiện do bệnh Lupus hoặc chứng rối loạn các mô liên kết. Ngoài ra, việc bị nhiễm trùng có thể khiến lớp da quanh móng sưng đỏ.
Móng tay sưng phồng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng lớp da
8. Đường viền màu tối bên dưới móng
Ngay khi dưới móng tay xuất hiện những đường viền màu tối, bạn nên điều tra căn nguyên càng sớm càng tốt. Đôi khi những viền màu tối này là triệu chứng của khối u hắc tố ác tính – dạng ung thư da nguy hiểm nhất.
Đôi khi những viền màu tối này là triệu chứng của khối u hắc tố ác tính
9. Móng tay bị gặm
Cắn hay cạy móng tay còn liên quan tới chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Gặm móng tay chỉ là một thói quen, nhưng trong một vài trường hợp đó lại là dấu hiệu của bệnh lo lắng kéo dài (do quá trình điều trị gây ra). Cắn hay cạy móng tay còn liên quan tới chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Đây là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, người bệnh thường có những ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng. Nếu không thể ngừng thói quen gặm hay cạy móng, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.
Theo thanhnien
Bài thuốc Đông y đơn giản trị giun sán
Bên cạnh việc uống thuốc theo Tây y, các bài thuốc Đông y trị giun, sán sẽ hỗ trợ thêm cho bạn rất hữu hiệu.
Theo báo cáo tổng hợp điều tra từ năm 2006 đến năm 2010 của Viện Sốt rét ký sinh trùng Trung ương, tỷ lệ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất ở cộng đồng còn cao. Tại đồng bằng sông Hồng, tỉ lệ này chiếm hơn 58% trung du và miền núi phía Bắc khoảng hơn 65% đồng bằng sông Cửu Long khoảng 12-14%.
Các loại ký sinh trùng này là thủ phạm gây lên tình trạng thiếu máu, thiếu chất, xuất huyết và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Để loại bỏ ký sinh trùng độc hại, bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc từ cây nhà lá vườn sau đây.
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô có chứa các a-xít amin, a-xít béo không bão hòa, carbohydrate và nhiều vitamin B, C, D, E, K cùng những khoáng chất can-xi, ka-li, phốt pho.
Hạt bí ngô giúp điều trị ký sinh trùng như giun, sán rất hiệu quả. Các tài liệu cho thấy, người bệnh nên dùng hạt bí ngô khi đói bụng để có thể tẩy được giun, sán.
Bạn bóc lớp vỏ cứng của hạt, giữ lại lớp màng xanh ở trong. Với người lớn, bạn lấy 100g nhân, cho vào cối sạch giã nhỏ rồi cho vào bát, thêm 50-100g mật ong hoặc đường vào, trộn đều rồi dùng.
GS-TS. Đỗ Tất Lợi cho biết, bạn nên ăn hỗn hợp này trong vòng một giờ và ăn khi đói. Khoảng ba giờ sau, bạn có thể uống thuốc tẩy (ma-giê-sunfat), sau đó đi ngoài trong một cái bô đựng nước ấm để kích thích sán ra hết. Với trẻ nhỏ, tùy theo từng lứa tuổi mà bạn dùng lượng hạt bí ngô phù hợp. Cụ thể, trẻ con 3-4 tuổi ăn 30g nhân hạt, 5 - 7 tuổi ăn 75g. Bạn dùng hạt bí ngô tươi sẽ hiệu quả hơn hạt khô. Loại hạt này có thể gây rối loạn dạ dày ở một số người.
Hạt bí ngô có tác dụng trị giun, sán. (Ảnh minh họa)
Vỏ rễ cây lựu
Vỏ thân, vỏ cành, vỏ quả, đặc biêt là vỏ rễ của cây lựu có tác dụng mạnh trong việc điều trị sán. Đó là nhờ vào pelletierine, isopelletierin kết hợp với tanin tạo thành một chất không tan có thể diệt trừ sán mà không gây mệt mỏi cho người sử dụng.
Bạn cho 40g vỏ rễ lựu, 4g đại hoàng, 4g hạt cau vào nồi, thêm 750g nước và đun đến khi còn khoảng 300ml nước và chia phần thuốc này thành 2-3 liều. Trước khi uống, người dùng cần nhịn ăn vào tối hôm trước. Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi đến khi muốn đi ngoài, ngâm hẳn mông vào chậu nước ấm. Lưu ý, phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng thuốc này.
Đu đủ
Đu đủ là trái cây cung cấp nhiều chất xơ, folate, vitamin A, C và E. Nó cũng chứa lượng nhỏ can-xi, sắt, riboflavin, thiamine và niacine.
Trong điều trị giun kim, bạn có thể ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày. Tuy nhiên, các tài liệu Đông y cho thấy chính nhựa cây đu đủ mới có tác dụng mạnh đối với sán. Nhựa đu đủ có nhiều thành phần, trong đó có men papain, được điều chế làm thuốc trị giun. Chúng có tác dụng với giun đũa, giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc. Lưu ý, người mắc bệnh loét dạ dày và trẻ em không nên dùng loại thuốc trên để tránh gặp nguy hiểm.
Ngoài ra, quả đu đủ còn rất giàu chất chống ô-xy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngừa cảm cúm.
Hạt cau khô
Để điều trị sán, bạn dùng hạt của quả cau phơi khô kết hợp với hạt bí ngô. Do hạt cau có độc nên người dùng cần tuân thủ khối lượng như sau: trẻ dưới 10 tuổi dùng 30g hạt cau, phụ nữ và đàn ông nhỏ người dùng 50-60g, người cao lớn uống 80g. Khi đói bụng, người bệnh ăn 40-100g hạt bí bó vỏ và uống nước sắc hạt cau vào hai giờ sau đó. Bạn lấy lượng hạt cau phù hợp, thêm 500ml nước đem đun, nhỏ một ít dung dịch gelatin 2,5% vào đến khi kết tủa để gạn lọc. Đun tiếp còn 150-200ml rồi uống. Sau 30 phút, bạn sẽ uống 30g ma-giê sunfat.
Thông tin cần biết
Nước sắc hạt cau có thể gây gây tê liệt thần kinh của sán khiến chúng không thể bám vào thành ruột, phải theo đường tiêu hóa ra ngoài. Ở một số nơi, bài thuốc dùng hạt cau để chữa sán có cách thực hiện đơn giản hơn. Bạn lấy 30g hạt cau nghiền thành bột rồi cho vào hai chén nước, đun sôi từ từ trong khoảng một giờ. Sau khi lọc sạch hỗn hợp này, người bệnh sẽ uống lúc trước khi ăn sáng.
Theo vnexpress
Ít ăn thực phẩm tinh bột có thể gây mất trí nhớ Một nghiên cứu của nước ngoài chỉ ra rằng thời gian dài thiếu chất này có thể làm cho trí nhớ kém đi thậm chí mất trí nhớ. 1.Thiếu chất đường-bột, cơ bắp kiệt quệ và mệt mỏi Không nên bỏ cơm khi muốn giảm cân Rất nhiều nữ sinh thời nay xem các thực phẩm giàu chất đường-bột như cơm, mỳ... là...