Mối quan hệ căng thẳng Mỹ – Trung gây ảnh hưởng đến Battlefield 4
Năm 2013 là một năm chứa nhiều biến động về chính trị. Trong đó, mối quan hệ nóng bỏng giữa 2 thế lực kinh tế hàng đầu thế giới Mỹ – Trung Quốc được xem là sự kiện gây nhiều sự chú ý nhất. Các hội nghị đàm phán ở biển đông Châu Á kéo dài không lối thoát, nhập khẩu – xuất khẩu giữa 2 nước chậm phát triển. Sự xung đột xảy đến như một hệ quả tất yếu. Mới đây, xung đột này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi Trung Quốc đã “cấm tiệt” trò chơi siêu phẩm đình đám Battlefield 4 vào thị trường đất nước của họ.
Battlefield 4 được xem là trò chơi FPS đình đám của Eletronic Arts được hầu hết các game thủ yêu mến. Trò chơi đã nhận được sự quan tâm khá lớn từ cộng đồng game thủ Trung Hoa.
Mối quan hệ căng thẳng Mỹ – Trung ảnh hưởng đến không ít trò chơi ở xứ sở Trung Hoa.
Mới cách đây 6 tháng trước, trò chơi đã gây được nhiều sự chú ý từ hội nghị E3 ở Thượng Hải. Nhưng thay vì cho trò chơi này tiếp tục phát triển, bộ văn hóa của Trung Quốc đã ngăn chặn phiên bản China Rising tục được thông hành tại đất nước của họ. Đưa tin trên các trang báo lớn như QQ, China.com, TQ cho rằng sản phẩm Battlefield là một thứ văn hóa độc hại đang tồn tại ở nơi này. Với những cảnh bắn phá, trong đó, có cả những binh lính Trung Quốc bị giết, Battlefield 4 sẽ bị loại bỏ không hề thương tiếc ở đất nước đông dân này.
Về phía EA, họ vẫn chưa hề tung ra bất cứ lời phản ứng nào về thông tin trên. Nếu như điều này được ban hành, thì đây là một tổn thất vô cùng lớn của hãng, bởi thị trường gấu trúc chiếm một số lượng fan không hề nhỏ.
Video đang HOT
China Rising sẽ hoàn toàn bị cấm ở Trung Quốc?
Chỉ mới đây thôi, trò chơi Call of Duty của Activision cũng dính vào trường hợp tương tự như của BFF. Lý do đơn thuần mà Trung Quốc đưa ra, đó là nội dung không phù hợp với bản sắc của quốc gia. Không cần nói nhưng ai cũng hiểu, mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ – Trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến các trò chơi xuất xứ đến từ Hoa Kỳ. Những tựa game bắn súng “nhạy cảm” như COD, BFF dường như làm xấu hình ảnh của Trung Hoa – vốn là một thế lực về quân sự ở Châu Á, bộ văn hóa Trung Quốc sẵn sàng làm mọi điều để “tống khứ” các tựa game như vậy.
Mối tương quan giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu năm đến nay được đánh giá là không mấy tiến triển tốt đẹp, khi các xung đột xảy ra triền miên. Thậm chí, các chuyên gia còn dự đoán năm 2014 sẽ có cuộc chiến tranh lớn giữa 2 cường quốc hàng đầu này. Mặc dù chưa biết lệnh cấm này sẽ đi về đâu nhưng chắc chắn chuyện” cơm canh không ngọt” là điều khó tránh khỏi, Activision lẫn Eletronic Arts có lẽ là 2 hãng thiệt thòi nhất trong cuộc chiến “không súng” này.
Game thủ Trung Hoa sắp sửa sẽ không còn được những màn cháy nổ trong BFF
Theo VNE
Battlefield 4 bị ban "thẳng cổ" tại Trung Quốc
Bản mở rộng đầu tiên của Battlefield 4 - China Rising là "giọt nước tràn ly".Sau những lời cảnh báo nhẹ nhàng kể từ khi Battlefield 4 ra mắt, mới đây bộ văn hóa nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc đã thông báo cấm hoàn toàn trò chơi này với lý do nó có chứa nội dung gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Trên trang tin tức China.com, một tấm ảnh chụp màn hình về thông báo nói trên được đăng tải với nội dung như sau đây:
" Battlefield 4 là một trò chơi điện tử bất hợp pháp vì chứa nội dung đe dọa nền an ninh quốc gia. Nó là một sự xúc phạm mạnh mẽ tới nền văn hóa của Trung Quốc. Sau khi lệnh cấm Battlefield 4 có hiệu lực, chúng tôi yêu cầu tất cả những gì có liên quan đến trò chơi như dữ liệu tải về, các bản vá lỗi, tin tức đều buộc phải bị xóa."
Như mọi tựa game FPS xuất xứ từ Mỹ khác, Trung Quốc cùng Nga đóng vai phản diện trong Battlefield 4.
Bên cạnh đó theo văn bản này, các trang web tìm kiếm, truyền thông hay mạng xã hội như Weibo cũng bị cấm sử dụng những từ khóa tìm kiếm liên quan tới Battlefield 4. Thay vì trả về kết quả, người dùng sẽ nhận được thông báo: "Dựa trên các chính sách và bộ luật hiện hành, kết quả tìm kiếm cho Battlefield 4 sẽ không được hiển thị."
Sự ra mắt của China Rising là hồi chuông báo tử cho Battlefield 4 tại Trung Quốc.
Sở hữu cốt truyện hư cấu về một vị tướng Trung Quốc (Admiral Chang) có âm mưu lật đổ chính quyền, liên kết với nước Nga để gây chiến với Mỹ, Battlefield 4 ngay kể từ khi phát hành đã khiến giới cầm quyền ở xứ sở Gấu Trúc cảm thấy nóng mắt, nhưng "giọt nước làm tràn ly" chính là bản mở rộng đầu tiên vừa được phát hành: China Rising. Giới thiệu 4 bản đồ multiplayer mới lấy bối cảnh trên đất Trung Quốc, giới truyền thông mô tả về Battlefield 4 là: "Bóp méo hình tượng của đất nước trong mắt bạn bè thế giới, một hình thức xâm lược bằng văn hóa hết sức trắng trợn. "
Nhắc đến vấn đề cấm cản video game, Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia khó tính nhất trên thế giới. Các hệ máy chơi game như PlayStation hay Xbox kể từ năm 2000 đến nay đều không được phép lưu hành cho tới khi lệnh cấm bị bãi bỏ vào hồi tháng 9 vừa qua. Dù vậy hiện tại bất cứ đơn vị nào muốn kinh doanh mặt hàng này cũng đều cần có sự cho phép của giới chức trách trước nếu không muốn làm bạn với chiếc áo xanh sọc trắng.
Theo VNE
Trung Quốc tiếp tục "lệnh trừng phạt" Battlefield 4 tại quê nhà Cách đây ít lâu, rất nhiều làn tin trong và ngoài nước đang truyền tai nhau những động thái mạnh tay của Trung Quốc trong công cuộc thay đổi lĩnh vực game quốc tế nhập vào Trung Quốc, trong đó có những dự án mở rộng/nới lỏng tay cho việc nhập khẩu những hệ máy chơi game console vào quốc gia này... và...