MỚI NHẤT: 5 luật sư bào chữa nhóm Tịnh thất Bồng Lai nghiễm nhiên kiến nghị hoãn phiên tòa
Được biết, những luật sư này cũng đã tham gia vào buổi làm việc của điều tra viên khi lấy lời khai Lê Thanh Nhất Nguyên. “Trong buổi làm việc, ông Nhất Nguyên trông lờ đờ, phản ứng chậm chạp. Ông cho biết vì ăn chay, không hợp với thức ăn trong trại tạm giam”, luật sư tiết lộ.
Vụ việc liên quan Tịnh thất Bồng Lai thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận xã hội trong thời gian qua. Trên các diễn đàn, trang mạng xã hội, đa số ý kiến bức xúc với các hoạt động có dấu hiệu lợi dụng hình thức tu tại gia, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, cơ nhỡ để kêu gọi góp vốn từ thiện và lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân… gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại phương.
Mới đây, 5 luật sư bào chữa cho các bị cáo trong vụ án Tịnh thất Bồng Lai đã có kiến nghị hoãn phiên tòa để sắp xếp thời gian, tham khảo hồ sơ, chuẩn bị cho việc bào chữa. Theo đó, 5 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo gồm luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, Ngô Thị Hoàng Anh và Đào Kim Lân (Đoàn luật sư TP.HCM) đã có đơn kiến nghị hoãn phiên tòa.
Cụ thể, theo các luật sư, ngày 23/6, khi đến trụ sở TAND huyện Đức Hòa để tham khảo hồ sơ, họ mới nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 30/6. Các luật sư cho biết kiến nghị hoãn phiên tòa để sắp xếp thời gian, tham khảo hồ sơ, chuẩn bị việc bào chữa trong phiên tòa.
Chiều 29/6, xác nhận với PV Dân trí, lãnh đạo TAND huyện Đức Hòa cho hay, ngày mai (30/6), phiên tòa sơ thẩm xét xử 6 bị cáo ở Tịnh thất Bồng Lai vẫn diễn ra bình thường, theo đúng quy định pháp luật. Thông tin hoãn phiên tòa là chưa đúng.
Phiên tòa dự kiến do thẩm phán Nguyễn Khắc Linh Duy làm chủ tọa. Giữ vai trò công tố tại phiên tòa là kiểm sát viên Nguyễn Thành Đông, Đặng Hoàng Lưu. HĐXX triệu tập 8 cán bộ công an huyện Đức Hòa làm nhân chứng. Trong đó, thượng tá Nguyễn Sơn, Trưởng công an huyện Đức Hòa, là đại diện bị hại.
Đại diện bị hại Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tỉnh Long An, là ông Trương Ngọc Toàn (pháp danh Thích Minh Thiện, là trụ trì chùa Thiên Châu). Tòa cũng triệu tập 8 cá nhân với vai trò là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, trong đó có luật sư Lê Ngọc Luân. Theo đăng ký, 5 luật sư tham gia bào chữa cho 6 bị cáo.
Trong 16 nhân chứng được HĐXX triệu tập, có bà Trịnh Thị Định (67 tuổi, ngụ xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, Long An) và bà Phan Thị Phương Trang (41 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM). Trước đó, 2 người này có đơn gửi Công an huyện Đức Hòa tố cáo những người tại Tịnh thất Bồng Lai có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm phạm tự do tín ngưỡng, gây ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, an ninh trật tự xã hội.
Phiên tòa cũng triệu tập đại diện tổ giám định tư pháp của Sở Thông tin Truyền thông, Sở Văn hóa thể thao du lịch tỉnh Long An đã giám định vật chứng trong vụ án.
Liên quan đến vụ án, bà Lê Thu Vân (63 tuổi, em gái ông Vân) cũng bị khởi tố do có hành vi vu khống, xúc phạm danh dự Công an huyện Đức Hòa. Bà này cùng nhiều người đã tụ tập trước trụ sở công an huyện “đòi” cô gái tên Diễm My và la hét “Công an huyện Đức Hòa bắt cóc người, bà con ơi”. Ngoài ra, trong một video khác bà này còn có hành vi mạo xưng đức Phật, xúc phạm Phật giáo. Tuy nhiên, bà Vân đã đi khỏi nơi cư trú nên cơ quan điều tra đang truy tìm, khi nào bắt được sẽ xử lý.
Hồi đầu năm, một luật sư đã đăng tải vài hình ảnh về ông Lê Tùng Vân trong thời gian được tại ngoại. Trong hình, ông Lê Tùng Vân mặc áo nâu, đeo khẩu trang, ngồi tựa trên giường, tay ôm bụng, dáng vẻ khá tiều tụy. Xung quanh ông có các đệ tử cùng nhiều luật sư đang tập trung làm việc.
Được biết, những luật sư này cũng đã tham gia vào buổi làm việc của điều tra viên khi lấy lời khai Lê Thanh Nhất Nguyên. “Trong buổi làm việc, ông Nhất Nguyên trông lờ đờ, phản ứng chậm chạp. Ông cho biết vì ăn chay, không hợp với thức ăn trong trại tạm giam”, luật sư tiết lộ.
Liên quan đến quá trình giải quyết vụ án, Công an tỉnh Long An đã có thông báo gia hạn tạm giam lần 2 đối với 3 bị can đến ngày 3/6.
"Tịnh thất Bồng Lai" ra trước vành móng ngựa: Những bị hại danh tính khủng, số nhân chứng gây choáng
Phiên toà cũng triệu tập đại diện tổ giám định tư pháp của Sở Thông tin Truyền thông và Sở Văn hoá - Thể Thao - Du lịch tỉnh Long An, trực tiếp giám định vật chứng trong vụ án gồm: 4 clip đăng trên tài khoản Youtube "5 chú tiểu".
Theo kết luận điều tra, cho thấy một sự thật có thể nói là kinh hoàng phía sau nơi gọi là "Tịnh thất Bồng Lai - Thiền am bên bờ vũ trụ" mà bấy lây nay trên không gian mạng, nhiều người lầm tưởng và ngay cả trên sóng truyền hình, những nhóm người đi thi thố, hát hò khiến không ít khán giả "lầm tưởng" một cách oan ức.
Với rất nhiều video, clip mà theo chỉ đạo của ông Lê Tùng Vân, nhóm đối tượng đã "tung hoành" trên mạng Internet cũng như tham dự một số chương trình của đài truyền hình, khiến không ít người trong và ngoài nước bị trục lợi từ thiện. Các bị can cũng đã thực hiện hành vi tụ tập gây rối, quay phim trái phép tại trụ sở Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và có lời nói xuyên tạc, xúc phạm uy tín của Công an huyện Đức Hòa, sau đó biên tập nội dung video, clip để đăng tải lên mạng xã hội... mà ông Lê Tùng Vân là người có vai trò tổ chức.
Như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vừa có quyết định đưa ra xét xử sơ thẩm đối với ông Lê Tùng Vân và các đồng phạm trong vụ án hình sự xảy ra tại nơi được những người này gọi là "Tịnh thất Bồng Lai". Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 30/6 tới đây và do thẩm phán Nguyễn Khắc Linh Duy làm chủ tọa.
Cũng như Chuyên đề ANTG đã phản ánh, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố bị can Lê Tùng Vân cùng 5 đối tượng khác ở "Tịnh thất Bồng Lai" về tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
6 bị cáo gồm: Lê Tùng Vân (90 tuổi), Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi), Cao Thị Cúc (62 tuổi) và Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi). Được biết, có 5 luật sư của 5 văn phòng luật sư tại TP.HCM bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho 6 bị cáo nói trên.
Cáo trạng cáo buộc, nhóm người sống ở "Tịnh thất Bồng Lai" trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2021 đã đăng tải các bài viết, clip trên mạng xã hội Facebook và Youtube, chứa đựng những thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, nhằm tuyên truyền, kích động xúc phạm uy tín của cơ quan Công an huyện Đức Hoà, xúc phạm Phật giáo, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của ông Trần Ngọc Thảo (tức Thượng toạ Thích Nhật Từ)...
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, đại diện cho bị hại cơ quan Công an huyện Đức Hoà là ông Nguyễn Sơn (cấp bậc Thượng tá, Trưởng Công an huyện). Đại diện bị hại Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An là ông Trương Ngọc Toàn (pháp danh Thích Minh Thiện, là trụ trì chùa Thiên Châu).
Còn Thượng toạ Thích Nhật Từ mời 2 luật sư đại diện tại phiên toà để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án này gồm 8 người, đa phần cư trú tại "Tịnh thất Bồng Lai", ngoại trừ ông Lê Ngọc Luân (là luật sư).
Trong 16 nhân chứng có hai trường hợp "đặc biệt" là bà Trịnh Thị Định (67 tuổi, ngụ xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hoà) và bà Phan Thị Phương Trang (41 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM). Hai người này có đơn gửi Công an huyện Đức Hoà tố cáo những người tại "Tịnh thất Bồng Lai" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm phạm tự do tín ngưỡng, gây ảnh hưởng đến đời sống văn hoá, an ninh trật tự xã hội...Trong phiên toà này, họ được mời đến với tư cách nhân chứng.
Phiên toà cũng triệu tập đại diện tổ giám định tư pháp của Sở Thông tin Truyền thông và Sở Văn hoá - Thể Thao - Du lịch tỉnh Long An, trực tiếp giám định vật chứng trong vụ án gồm: 4 clip đăng trên tài khoản Youtube "5 chú tiểu - Thiềm an bên bờ vũ trụ" và 1 clip có tên "Cầu cứu gấp, Tịnh thất Bồng lai sắp đổ máu. Diễm My bị bắt cóc mất tích tại đồn công an" đăng trên tài khoản Youtube "Nhất Nguyên - Hoàn Nguyên Official".
Cáo trạng cáo buộc ông Lê Tùng Vân chủ mưu, chỉ đạo các bị can khác thực hiện các hành vi biên soạn, dàn dựng, biên tập các video chứa đựng những nội dung xuyên tạc, xúc phạm uy tín, danh dự của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đồng thời, ông Vân là người kiểm duyệt nội dung clip, cho phép các bị can đăng tải lên tài khoản Youtube và các nền tảng mạng xã hội khác do các bị can quản lý, sử dụng.
Ông Lê Tùng Vân chỉ đạo hai bị can Lê Thanh Hoàn Nguyên và Lê Thanh Nhất Nguyên tạo các tài khoản mạng xã hội, trong đó có hai tài khoản Youtube là "5 chú tiểu - Thiềm am bên bờ vũ trụ" và "Nhất Nguyên - Hoàn Nguyên Offical", là công cụ, phương tiện, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Các bị cáo còn lại bị cho là thực hiện theo chỉ đạo của ông Lê Tùng Vân. Bị can thứ 7 trong vụ án là bà Lê Thu Vân (65 tuổi, là em ruột ông Lê Tùng Vân) đã bị khởi tố nhưng đã rời khỏi nơi cư trú. Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Long An chưa thi hành lệnh bắt được nên đã tách vụ án riêng, chờ bắt được sẽ xử lý sau.
"Thầy ông nội" Lê Tùng Vân "biểu hiện lạ" tại địa phương trước thềm phiên xét xử Công an H.Đức Hòa đã đến hướng dẫn thủ tục để Lê Tùng Vân đủ điều kiện làm căn cước công dân có gắn chíp tại địa phương. Theo đó, bị cáo phải đến Công an H.Đức Hòa làm bản khai lý lịch và yêu cầu cấp căn cước công dân. Những nội dung này sau đó sẽ do Công an H.Đức Hòa...