Mì ramen dạng hút gây ’sốt’ tại Nhật Bản
Boost Noodle là một loại mì ramen mới, dành riêng cho những khách hàng bận rộn, chỉ cần ăn bằng một tay bằng cách hút phần bên trong hộp nhỏ.
Mì ramen dạng hút. Ảnh: O.C
Mì ramen ăn liền có lẽ là loại thực phẩm tiện lợi nhất, nhưng một công ty Nhật Bản đã tìm ra cách giúp khách hàng có thể thưởng thức món ăn này dễ dàng hơn nữa.
Công ty Nippon Ham gần đây đã ra mắt Boost Noodle, một loại mì ramen thịt lợn hấp dẫn dành cho các game thủ muốn giải quyết cơn đói mà không phải tạm dừng cuộc thi đấu.
Mì ramen Boost Noodle được đựng trong hộp tiện lợi và có thể ăn bằng một tay, chỉ bằng cách hút phần bên trong.
Boost Noodle bao gồm loại mì khoai mỡ đặc biệt, thịt lợn chashu, menma (măng lên men) và hỗn hợp nước dùng thịt lợn và nước dùng hải sản. Mỗi hộp Boost Noodle cũng chứa 35 miligam caffeine.
Video đang HOT
Theo Nippon Ham, ý tưởng về Boost Noodle là của một nhân viên trẻ thích chơi điện tử trong thời gian dài. Người này cho biết các game thủ muốn vừa ăn vừa chơi mà không phải tốn kém hoặc làm bẩn các thiết bị đắt tiề.n, nhưng họ cũng muốn có đồ ăn thay thế các thanh protein và thịt khô dành cho các game thủ. Nghe có vẻ là một đề xuất khá dễ dàng đối với một công ty sản xuất mì, nhưng việc đưa sản phẩm này ra thị trường đã mất 2 năm.
Rào cản lớn nhất mà Nippon Ham phải vượt qua là tìm cách bảo quản mì không bị nát trong hỗn hợp nước dùng. Cuối cùng, công ty đã sử dụng mì làm từ khoai mỡ konnyaku trong nước dùng đặc hơn, dạng “bán gelatin”. Mì ramen tiệt trùng có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng tới 90 ngày.
Mặc dù được sản xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của các game thủ, nhưng Boost Noodle cũng thu hút nhiều khách hàng muốn thưởng thức món ăn nhẹ thịnh soạn có thể ăn bằng một tay, bao gồm cả những người thường xuyên dùng điện thoại thông minh.
Nippon Ham đã ra mắt Boost Noodle vào cuối tháng 7, với mức giá 660 yen (khoảng 100.000 đồng)/hộp.
Nhật Bản: Hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên nước ngoài
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm, tình trạng thiếu hụt lao động đi kèm và sự mở rộng của nhiều doanh nghiệp ở nước ngoài, các công ty Nhật Bản ngày càng mở rộng nỗ lực tuyển dụng sinh viên nước ngoài đang theo học tại các trường đại học nước này.
Với xu thế này, ngày càng nhiều chính quyền địa phương đang thúc đẩy giới thiệu sinh viên nước ngoài với các công ty có nhu cầu.
Sinh viên năm cuối đại học tham gia hội chợ việc làm tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính quyền tỉnh Ibaraki mới đây đã thành lập một nhóm để thúc đẩy tuyển dụng sinh viên nước ngoài, với các thành viên bao gồm Đại học Ibaraki, Đại học Tsukuba và các nhóm doanh nghiệp địa phương. Nhóm này sẽ tổ chức các sự kiện như chương trình thực tập và tham quan các công ty trong tỉnh.
Trước đó, vào tháng 5, chính quyền tỉnh Kanagawa cũng đã mở một dịch vụ tư vấn để hỗ trợ các công ty tuyển dụng sinh viên nước ngoài. Chính quyền tỉnh Osaka đã tổ chức các sự kiện kết nối tương tự kể từ năm ngoái. Trong một sự kiện diễn ra vào tháng 8, có 255 sinh viên từ 27 quốc gia và khu vực, chủ yếu theo học các trường đại học ở khu vực Kansai, đã đến thăm các gian hàng của các công ty tham gia.
Các doanh nghiệp và chính quyền địa phương ở Nhật Bản ngày càng mong muốn thu hút sinh viên nước ngoài, trong bối cảnh nhu cầu tuyển dụng vẫn tăng sau thời kỳ đại dịch COVID-19, song gặp phải khó khăn do tỷ lệ sinh giảm.
Theo tập đoàn Recruit Co. chuyên về tuyển dụng và nhân sự ở Nhật Bản, trong số các công ty đã tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp khóa 2024 chỉ có 36,1% công ty có thể đạt được kế hoạch tuyển dụng ban đầu. Con số đó là thấp nhất kể từ khi tập đoàn này bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 2012.
Tập đoàn Takaishi Industry, có trụ sở tại thành phố Ibaraki, tỉnh Osaka, năm ngoái đã bắt đầu tham gia các sự kiện kết nối do chính quyền tỉnh Osaka tổ chức. Công ty sử dụng khoảng 100 công nhân này có 4 nhà máy tại Nhật Bản và Việt Nam. Nhờ chuỗi sự kết nối mà chính quyền tỉnh Osaka tổ chức trong mùa xuân vừa qua, Takaishi Industry đã tuyển dụng được hai sinh viên nước ngoài, bao gồm một sinh viên sau đại học người Việt Nam từ Đại học Osaka.
Theo một quan chức của chính quyền tỉnh Osaka, việc mở ra những cơ hội để sinh viên nước ngoài tài năng tiếp tục phát triển sự nghiệp tại các công ty Nhật Bản giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng đồng thời hỗ trợ sự phát triển của các công ty trong tỉnh.
Theo số liệu của Tổ chức hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) và các tổ chức khác, tỷ lệ sinh viên nước ngoài (không bao gồm những người học lên cao hơn tại Nhật Bản) tìm được việc làm tại "đất nước Mặt Trời mọc" đạt mức kỷ lục 53,3% trong năm tài chính 2022.
Tuy nhiên, Ai Ozawa - Chủ tịch của Vein Global, một công ty hỗ trợ sinh viên quốc tế tìm việc làm - cho biết nhiều người tài năng đang rời khỏi Nhật Bản do không tìm được việc làm, mặc dù đã quen với cuộc sống và muốn làm việc tại đây.
Theo một cuộc khảo sát do công ty thông tin việc làm Career-tasu, Inc. công bố vào tháng 8, hầu hết sinh viên nước ngoài, bao gồm những sinh viên tương lai tốt nghiệp năm 2025, bắt đầu hoạt động tìm kiếm việc làm vào tháng 4 năm cuối khóa học, muộn hơn khoảng một năm so với sinh viên Nhật Bản. Cuộc khảo sát cũng cho thấy, chỉ có 46,1% sinh viên nước ngoài tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc làm như chương trình thực tập, trong khi con số này đối với sinh viên Nhật Bản là 88,7%.
Nhằm giúp sinh viên nước ngoài sớm tiếp cận thị trường tuyển dụng và việc làm ở Nhật Bản, nhiều trường đại học bắt đầu thực hiện các hoạt động hỗ trợ sinh viên nước ngoài ở mọi trình độ, bao gồm sinh viên năm thứ nhất.
Đại học Waseda là một trong số những trường như vậy. Lãnh đạo Đại học Waseda cho rằng những hoạt động như vậy nhằm giúp sinh viên nước ngoài, ngay từ năm nhất hoặc năm hai, hiểu được những khó khăn liên quan đến việc tìm kiếm việc làm và trình độ ngôn ngữ mà họ sẽ cần để làm việc tại các công ty Nhật Bản, từ đó có thể lập kế hoạch thực hiện công việc học tập và tìm kiếm việc làm sau này.
Cùng mục đích này, Đại học Chuo đã tổ chức một buổi hướng dẫn vào tháng 5 để giúp sinh viên nước ngoài nộp đơn xin thực tập khi bước vào năm thứ ba.
Giáo sư Megumi Yuki của Đại học Gunma cho rằng sự kết hợp ba bên giữa chính quyền địa phương, trường đại học và ngành công nghiệp cùng với những bên khác, giúp nhiều sinh viên tìm được việc làm và định cư tại Nhật Bản sau khi kết thúc khóa học. Từ đó trở thành những câu chuyện thuyết phục, thu hút thế hệ tiếp theo tìm đến Nhật Bản theo đuổi con đường học tập, tạo nên một chu trình lành mạnh.
Đồng yen phục hồi đ.e dọ.a triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp Nhật Bản Các công ty Nhật Bản vừa công bố mức lợi nhuận kỷ lục theo quý, nhưng sự phục hồi của đồng yen đang làm dấy lên lo ngại về mức độ bền vững của tăng trưởng thu nhập trong bối cảnh nhu cầu yếu ở Trung Quốc và rủi ro nền kinh tế Mỹ "hạ nhiệt". Kiểm tiề.n mệnh giá 10,000 yen tại...