Mercedes sẽ bán xe không cần đại lý
Hãng xe sang Đức thông báo sẽ áp dụng kiểu bán hàng mới “trực tiếp tới khách hàng”, các đại lý chỉ là nơi cung cấp trải nghiệm.
Trong thông báo đưa ra hôm 2/6, hình thức kinh doanh mới của Mercedes tại Ấn Độ được đặt tên “Retail of the Future” (ROTF). Kiểu mẫu mới này nhằm mục đích tăng sự minh bạch giữa hãng xe sang và khách hàng của họ, cũng như với các đối tác.
Hình thức mới cho phép Mercedes sở hữu toàn bộ số lượng hàng hóa và bán trực tiếp cho khách hàng thông qua hệ thống showroom và các kênh bán hàng online. ROTF khác với hình thức bán xe truyền thống mà phần lớn các hãng vẫn áp dụng, khi các đại lý mua xe từ Mercedes rồi bán cho khách hàng. Hãng xe sang cũng nói rằng kiểu mẫu mới sẽ áp dụng trên toàn Ấn Độ tính từ cuối năm nay và sẽ ảnh hưởng tới các khách hàng cũng như các đại lý theo những cách khác nhau.
Video đang HOT
Mercedes GLA thế hệ thứ hai mới ra mắt tại Ấn Độ. Ảnh: Mercedes
Thay đổi lớn nhất đối với khách hàng là họ sẽ mua xe trực tiếp từ Mercedes, có nghĩa xe sẽ chuyển trực tiếp từ hãng thay vì từ đại lý. Khách hàng Ấn Độ cũng được hưởng chính sách một giá từ hãng mà không cần phải đàm phán với các đại lý như hiện nay. Họ cũng có cơ hội lựa chọn từ một lượng xe rất lớn từ hãng, không bị giới hạn như khi mua từ đại lý. Tuy nhiên, việc thực hiện giao dịch và giao xe vẫn do các đại lý địa phương thực hiện nhằm tăng sự tiện lợi cho khách hàng.
Với các đại lý, lợi ích lớn nhất là họ không cần mua và dự trữ xe, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh và các lệnh phong tỏa liên tục.
Dù sao, những lợi ích cũng đi kèm thay đổi nhỏ trong vai trò của các đại lý, như trách nhiệm chính giờ đây là việc thiết lập cơ sở, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và tăng cường quan hệ với khách hàng, cũng như thực hiện và đơn giản hóa quy trình bán hàng và giao xe. Các đại lý cũng tiếp tục tổ chức các hoạt động và chương trình quảng bá địa phương.
Hình thức mới của Mercedes sẽ chỉ áp dụng với việc bán xe mới và không làm thay đổi chức năng của những phân khúc khác, như dịch vụ khách hàng hay kinh doanh linh phụ kiện.
Bán xe trực tiếp tới khách hàng là hình thức đã được hãng xe điện Mỹ Tesla thực hiện ngay từ đầu và cũng là tiên phong trong ngành công nghiệp ôtô. Tesla không có đại lý, thay vào đó là các showroom và phòng trưng bày. Với Tesla, không có sự xung đột về lợi ích giữa các đại lý, và khách hàng sẽ thỏa thuận trực tiếp với nhân viên của hãng thay vì các nhân viên bán xe từ đại lý.
BMW, Audi và Mercedes phải nhún nhường sau phản ứng dữ dội của người dùng về dịch vụ thuê bao hàng ngàn USD/tháng
BMW và Audi mới đây cho biết sẽ ngưng cung cấp dịch vụ thuê bao tại các thị trường đã thử nghiệm từ 2018.
Trước đó vào hè 2020, Mercedes cũng đã ngưng dịch vụ thuê bao xe mới của mình. Xa hơn vào năm 2018, Cadillac cũng đã phải tạm hoãn vô thời hạn lịch áp dụng dịch vụ thuê bao xe mới.
Những dịch vụ dạng thuê bao được 3 hãng xe sang Đức thử nghiệm đều xoay quanh một mô hình đó là cho phép người dùng trả phí tháng/quý/năm để sử dụng bất cứ mẫu xe nào có trong đội hình của họ. Mỗi lần muốn đổi sang xe khác (do sở thích hoặc nhu cầu sử dụng, chẳng hạn từ SUV sang xe thể thao hoặc ngược lại) người dùng chỉ phải trả thêm một khoản phụ phí nhỏ.
Dù vậy, dịch vụ thuê bao của cả 3 đều không được nhiều khách hàng hưởng ứng vì mức phí dịch vụ quá đắt đỏ. Lấy ví dụ như gói thuê bao cao cấp nhất của BMW yêu cầu người dùng phải bỏ ra 3.700 USD mỗi tháng, con số đắt gấp 3 lần mức thuê đứt 1 chiếc M5 thông thường.
Ưu điểm của thuê bao so với thuê xe truyền thống là người dùng sẽ được chăm sóc 24/7 với các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng và hỗ trợ kỹ thuật mọi lúc mọi nơi thay vì tự lo cho riêng mình.
Thực tế với nhóm khách hàng khá giả, việc chỉ cần bỏ tiền ra sử dụng xe mà không phải để tâm tới các yếu tố vụn vặt cũng khá hấp dẫn, dù vậy cơn bão mang tên COVID-19 đã khiến không ít người phải nghĩ lại trước khi đặt bút ký hợp đồng với BMW/Audi/Mercedes. Ngược lại, dịch vụ tương tự của Porsche vẫn đang sống khỏe.
Dù từ bỏ ý tưởng thuê bao trọn gói xe, cả 3 thương hiệu hạng sang Đức đều đang tiếp tục ấp ủ dịch vụ thuê bao ứng dụng và trang bị xe, chẳng hạn ghế sưởi hay Apple CarPlay.
Lexus lấy lại ngôi vương doanh số tại quê nhà Tận dụng bước lùi của Mercedes trong quý I/2021, hãng xe sang thuộc Toyota tạm vươn lên dẫn đầu doanh số phân khúc xe sang. Sở hữu ngành công nghiệp ôtô mạnh với nhiều thương hiệu khác nhau và tính tự tôn dân tộc cao, người dân Nhật Bản đặc biệt chuộng xe phổ thông sản xuất trong nước. Tuy nhiên ở mảng...