“Mẹ ơi, mẹ không cần hoàn hảo, cũng chẳng cần giấu cảm xúc của mình nữa”
Đến khi chúng ta nhận ra đã không thể dễ dàng tin vào mọi lời nói của mẹ, cũng là lúc phát hiện mẹ đã già đi.
Từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành, chúng ta đã thấy vô số từ nói về mẹ trên sách báo, phim ảnh truyền hình. Thật ra bất kể chúng miêu tả về mẹ như thế nào thì tất cả đều chỉ có chung một câu trả lời: Bà ấy là người yêu bạn nhất thế gian, từ đầu đến cuối và không bao giờ thay đổi.
Nói về mẹ tôi đi. Ngày còn nhỏ, tôi luôn cảm thấy mẹ mình là người phụ nữ tuyệt vời nhất thế giới. Mẹ không sợ bóng tối, thứ gì cũng biết làm, mẹ còn nấu ăn ngon nữa. Trong ấn tượng của tôi, mẹ chưa từng phàn nàn bất kỳ điều gì về cuộc sống của bản thân. Dần dà, tôi thấy mẹ giống như siêu nhân vậy, chẳng sợ đau cũng chẳng sợ mệt.
Những năm về sau, khi tôi kết hôn, có gia đình riêng thì mới hiểu được đạo lý: Trên đời này làm gì có ai mà không có hỉ nộ ái ố của riêng mình?
Mẹ cũng biết mệt mỏi, biết thế nào là vất vả, thế nào là đau. Nếu có ngày, mẹ bảo bạn rằng bà không có những điều đó thì ắt hẳn bà đang nói dối.
Cho nên khi nhìn lại chặng đường đã đi qua, tôi chính là được nuôi dưỡng bằng lời nói dối của mẹ. Những lời này mẹ giấu kín rất tốt. Nếu như bạn không hỏi mẹ, cũng không để ý đến bà, có lẽ bạn sẽ không bao giờ biết được sự thật vì mẹ sẽ chẳng bao giờ kể chúng với bạn đâu.
01
“Mẹ nào đâu có mệt”
365 ngày trong năm, mẹ tôi là người lo hết việc nhà. Khi tôi còn nhỏ, tôi tin rằng nhiều người cũng giống như tôi, nghĩ rằng đó là một công việc đơn giản, chỉ là nấu nướng, giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa hàng ngày, không hơn không kém. Nhưng sự thực thì sao?
Khi ta trưởng thành và phải chạy vạy mưu sinh, ta mới nhận ra làm việc nhà cũng không hề nhẹ nhàng như lời mẹ nói. Hoá ra mẹ chỉ là muốn cuộc sống gia đình tốt lên, nên mới âm thầm làm hết mọi việc mà không cần đáp lại.
Còn nhớ năm thi đại học, có một đêm tôi ngồi ở lớp, nhắn tin bảo mẹ không cần chờ cửa đâu vì tôi có bài toán giải mãi không ra. Lúc kết thúc buổi học, tôi quay về nhà, đinh ninh giờ này cả nhà đã ngủ hết rồi nên mới cố gắng mở cửa thật khẽ. Nào ngờ phòng khách khi đó vẫn sáng đèn. Chờ đợi tôi là người mẹ còn đang nằm trên ghế sofa, trên bàn là cốc sữa ấm được rót đầy.
Tôi bước lại đánh thức mẹ, rồi nói: “Mẹ ơi, chẳng phải con bảo mẹ không cần đợi con nữa sao?”. Mẹ tôi trả lời nhỏ: “Mẹ nào có mệt đâu, con uống sữa rồi đi ngủ thôi”.
Mẹ của tôi, bà ấy luôn dậy sớm và ngủ muộn hơn tôi, nhưng chưa từng có bất kỳ lời than phiền nào. Bao đêm trằn trọc vì nỗi lo trượt đại học, bất giác tôi nhớ lại cái hôm mẹ thức trắng để đợi mình, khoé mắt có chút cay cay.
Có lần, tôi đem câu câu chuyện này kể cho đứa bạn thân. Sau đó, nó nói với tôi một câu xúc động mà bản thân nhớ đến tận bây giờ: “Nếu cậu làm sai, cậu có thể đóng sầm cửa lại và bỏ ra ngoài. Nhưng nếu mẹ cậu sai, bà ấy vẫn chỉ có thể lặng lẽ làm việc và âm thầm rơi nước mắt”.
Đã từ lâu, chúng ta sớm hình thành thói quen được mẹ che mưa chắn gió mà lại quên mất mẹ cũng chỉ là người bình thường. Đã là người bình thường thì tinh thần và thể lực đều có hạn. Không phải mẹ không biết mệt, chỉ là mẹ không muốn cho chúng ta biết mà thôi.
02
“Mẹ không thèm quản con nữa”
Có một lời mà mẹ tôi nói quanh năm suốt tháng: Nếu con không vâng lời, mẹ sẽ không thèm quan tâm con đâu. Ấy nhưng kể từ khi tôi biết nói cho đến đặt chân vào giảng đường đại học, ra trường đi làm rồi tìm được người kết hôn, mẹ cũng chỉ lặp đi lặp lại đúng một câu đó.
Mỗi lần mẹ thốt ra rằng không cần tôi, không quan tâm đến tôi thì chỉ vài phút sau mẹ đã có thể gọi điện hỏi tôi ăn uống có đủ không, cuộc sống dạo này thế nào… Mỗi lần nói chuyện điện thoại, mẹ đều hỏi tôi rất lâu, nói đi nói những mẫu câu quen thuộc để chắc chắn tôi vẫn đang ở nơi an toàn, không gặp bất kỳ nguy hiểm nào.
Còn nhớ có một dạo, tôi và mẹ rất dễ nảy sinh mâu thuẫn, đó là bởi mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng tư của tôi. Lúc tôi đọc sách, mẹ sẽ cằn nhằn tôi còn học kém lắm. Lúc tôi đi công tác dài ngày, mẹ giục tôi nhanh chóng tìm lấy một tấm chồng. Tóm lại, lúc nào mẹ cũng có thể tìm thấy ở tôi một vấn đề, cần bà phải lên tiếng nhắc nhở.
Video đang HOT
Đỉnh điểm một hôm, mẹ lại giục tôi đi “xem mắt”, sau đó chúng tôi đã cãi nhau rất to. Tôi nói lại mẹ rằng tôi lớn rồi, biết lúc nào thích hợp để tìm người kết hôn.
Thực tế với chuyện hôn sự này, mỗi người đều có quan điểm riêng. Thế nhưng thay vì cười trừ cho qua chuyện, tôi lại mất khống chế mà đáp trả mẹ : “Mẹ chẳng cần lo nhiều cho con thế đâu, con tự mình lo được”. Mẹ cũng nổi giận, bảo lại tôi: “Được rồi, nếu con nghĩ mình lớn như vậy. Từ nay về sau mẹ chẳng thèm quản con nữa”.
Lúc ăn cơm tối cùng nhau, tôi và mẹ vẫn giữ nguyên lập trường của mình, không ai nói với ai câu nào.
Đột nhiên, từ bộ phim trên TV bỗng vang lên câu thoại: “Cái gọi là mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, chẳng qua là ở kiếp này, cha mẹ sẽ không ngừng ở phía sau nhìn con tiến bước, bóng dáng con ngày càng mờ xa. Mà đứa trẻ khi trưởng thành sẽ quay lại, nói với bố mẹ rằng: ‘Đừng đuổi theo con nữa”.
Không lâu sau, mẹ tôi lên tiếng: “Tìm chồng hay không là chuyện của con thôi, mẹ cũng già rồi nên chẳng quản được nhiều như thế”. Tôi chỉ biết nói “Vâng” một tiếng, rồi cúi đầu ăn cơm tiếp, ấy vậy mà nước mắt cứ không ngừng chảy ra.
Thật ra trong mắt mẹ, chúng ta mãi mãi là một đứa trẻ. Chẳng phải do mẹ muốn quản nhiều chuyện hay không có niềm tin ở con, chỉ đơn giản mẹ đã quen xem ta là đứa trẻ nhỏ bé mất rồi. Dù có nói biết bao lời quan tâm, mẹ vẫn sẽ luôn lắng cho ta đến hết cuộc đời.
Trong buổi lễ tốt nghiệp, giáo viên của tôi từng nói: “Bước ra ngoài ngoài xã hội, các em có thể thất vọng vì không tìm thấy sự đồng cảm hay quan tâm từ bất kỳ ai. Thế nhưng ít nhất khi về nhà sẽ luôn có một người yêu thương các em thật lòng.
Và nỗi đau của em sẽ được nâng lên gấp nhiều lần qua con mắt của mẹ”.
03
“Chẳng cần nhớ nhà nhiều làm gì đâu”
Sau khi tôi kết hôn, cơ hội được về nhà dần hiếm hoi.
Tôi nhớ mẹ, bèn gọi điện cho bà. Mỗi lần trò chuyện, mẹ đều dặn tôi: “Ở ngoài nhớ chăm sóc bản thân thật tốt. Lúc kết hôn rồi thì chú ý vun vén tình cảm vợ chồng. Chẳng cần nhớ mẹ, nhớ nhà quá làm gì đâu. Bố mẹ vẫn tốt”.
Lời của mẹ khiến tôi yên tâm, rồi cứ thế tôi vô thức ngoan ngoãn làm theo lời bà dặn.
Cho đến mùa đông năm ngoái, tôi đã chạy về nhà để tổ chức sinh nhật cho mẹ. Lúc mẹ ra đón tôi, bà ấy hỏi : “Sao lại lặn lội đường xa đến đây làm gì. Chẳng lẽ con đi xa không thấy vất vả sao?”.
Mấy ngày sau đó, trên đường đi thăm họ hàng, sau khi chào hỏi nhau, các cô bác tươi cười nói với tôi: “Cháu về nhà mừng tuổi mới cho mẹ à?”. Lúc đó tôi mới nhận ra, hoá ra ngoài mặt thì chê trách, mẹ tôi đã sớm khoe với tất cả mọi người rằng bà có con gái cùng mình đón sinh nhật tại nhà rồi.
Quay trở về từ nhà hàng xóm, mẹ đón tôi với nụ cười tươi cùng một mâm cỗ chất đầy đồ ăn. Mẹ liên tục hỏi tôi ở nhà được mấy ngày, lúc sau còn quay sang nói lời khuyên nhủ tôi: “Lần sau chẳng cần về nhà làm gì đâu, thời gian rảnh thì cùng chồng con đi du lịch”.
Rõ ràng, bà mẹ nào cũng rất giỏi giấu cảm xúc chân thực nhất. Họ sẽ chẳng bao giờ cho chúng ta biết họ hy sinh nhiều như thế nào. Có người lại ngại nhất nói lời yêu thương với con nhưng sau lưng lại âm thầm sắp xếp những điều tốt đẹp nhất cho tương lai của đứa trẻ.
Cũng vì mẹ quá tốt, quá giỏi giấu mình, theo thời gian chúng ta dần ngầm mặc định bà mẹ nào cũng đều phải hiểu chuyện như thế.
Họ hiểu bạn bận việc nên dù nhớ con, họ cũng không gọi điện làm phiền bạn.
Họ hiểu bạn muốn có sự nghiệp riêng nên dù muốn bạn ở bên tối ngày, họ vẫn đi tiễn bạn ra sân bay rồi nhìn bạn bay sang thành phố khác.
Họ hiểu bạn muốn nhìn ngắm thế giới nên vào ngày Tết âm lịch, dù muốn cùng bạn ngồi gói bánh chưng, đi chợ mua cây đào, họ vẫn đồng ý để bạn lên lịch đi Thái Lan cùng đứa bạn.
Họ hiểu giờ bạn đã có hạnh phúc riêng nên dù muốn chăm sóc bạn như hồi còn nhỏ, họ vẫn dặn con phải dành thời gian cho gia đình.
04
Có một người bạn từng nói với tôi thế này:
“Hoá ra trưởng thành không phải là khi dùng đồng lương đầu tiên để mua đồ cho mẹ. Mà đó là khi tớ phát hiện mẹ mong manh yếu đuối như thế nào. Và tớ cũng biết, sẽ không còn có thể tin theo bất kỳ lời nói của mẹ nữa”.
Quả thật, bà mẹ nào cũng giỏi nói dối. Họ nói dối bản thân vẫn ổn, họ nói dối không nhớ đến bạn đâu, họ nói dối họ vẫn còn tiền, họ nói dối chỉ thích ăn rau mà không phải món cá đắt tiền… Tuy nhiên, khác với những lời nói dối khác, lời nói dối của mẹ sẽ không bao giờ cố ý làm tổn thương bạn, dù chỉ một chút.
Ngẫm nghĩ lại, tôi thấy mỗi người mẹ đều có cách thể hiện tình yêu thương khác nhau. Nhưng mỗi khi nhắc đến về tình mẫu tử, dường như trong chúng ta ai cũng cảm nhận được cảm giác an toàn trong đó.
Có lần, tôi từng hỏi mẹ sợ nhất mình nói câu gì với bà. Mẹ trả lời nhẹ nhàng: “Khi mới nuôi con, mẹ sợ nhất là lúc con trưởng thành con sẽ quay lại nói với mẹ: Vì mẹ mà con chán ghét thế giới này”.
Vậy đấy, dù đã hy sinh cho bạn tất cả mọi thứ nhưng đôi khi họ vẫn sợ bản thân làm không đủ tốt – cái cảm giác mà có lẽ phải lên chức cha mẹ, bạn mới thấm thía được điều này trọn vẹn nhất.
Suy cho cùng mẹ không phải là siêu nhân, mẹ cũng chỉ là người bình thường. Mẹ cũng lần đầu làm mẹ, mẹ có thể mắc sai lầm. Bạn có thể lên tiếng trách cứ mẹ vì yêu thương bạn sai cách. Thế nhưng hãy nhớ điều không thay đổi duy nhất là mẹ sẽ không bao giờ rời bỏ bạn và ngừng thay đổi để bạn có cuộc sống tốt hơn.
Cuối cùng, trong hôm nay – Ngày của Mẹ, tôi hy vọng tất cả bà mẹ trên thế gian đều có một ngày hạnh phúc. Còn tôi, tôi sẽ chạy về nhà với mẹ, mua cho bà cái túi mới, nấu bữa ăn ngon cùng mẹ và nói rằng:
“Mẹ ơi, mẹ không cần hoàn hảo, cũng không cần giấu cảm xúc của mình nữa. Trong hôm nay và mãi về sau, mẹ chỉ cần là chính mình thế thôi”.
'Lúc gần lúc xa, thỉnh thoảng ở chung' - quan điểm về hôn nhân của giới trẻ đang thay đổi
Khao khát tình yêu, nhưng thích tự do hơn, lúc gần lúc xa, thỉnh thoảng ở chung,... mọi thứ đang âm thầm thay đổi trong mỗi giá trị quan của người trẻ.
Thế hệ Z, những người sinh ra trong những năm 1990 và 2000 hầu hết đều được sống trong môi trường thuận lợi và cởi mở hơn so với thế hệ 8X trở về trước. Là những "cư dân Internet", giá trị quan của họ có nhiều điểm khác biệt hơn so với thế hệ ông bà cha mẹ, đặc biệt là trong những quan niệm về hôn nhân, tình yêu, việc làm và cả tiêu dùng.
Thời "ông bà anh", đạp xe, gửi thư, cả đời chỉ yêu một người. Ngày nay, giao thông đi lại thuận tiện, tốc độ internet nhanh, nhưng cũng lại sinh ra nhiều "độc thân hội" hơn. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Liệu quan niệm về hôn nhân và tình yêu của thế hệ thanh niên này có đang thay đổi một cách lặng lẽ?
Trước đây, cần mẫn, đi làm, tan làm, đây là một ngày bận rộn điển hình của thế hệ ông bà cha mẹ. Ngày nay, gen Z phát hiện ra rằng, ngoài 8 tiếng đi làm, con người thì ra vẫn có thể sống cuộc sống mà họ mong muốn.
Trước đây, mọi người tin rằng siêng năng và tiết kiệm có thể giữ được một mái ấm, và họ sẵn sàng tiết kiệm mọi chi phí có thể. Ngày nay, giới trẻ có thể mua mua mua vì "bạn chỉ sống một lần trong đời", nhưng cũng lại có thể vì vài ngàn tiền vận chuyển mà lưỡng lự.
"Khao khát tình yêu, nhưng thích tự do hơn", "lúc gần lúc xa, thỉnh thoảng ở chung"... khi bánh xe lịch sử tiến về phía trước, giới trẻ đương đại có những ý tưởng khác nhau đối với vấn đề tình yêu và hôn nhân. Định hướng hôn nhân và tình yêu truyền thống đã có từ lâu đời trong quá khứ dần bị chính những con người mới hoài nghi, thách thức và lật đổ.
Quan niệm về hôn nhân và tình yêu của giới trẻ đương đại phần nào phản ánh tình yêu, hạnh phúc và thực tế xã hội hiện nay.
Khao khát tình yêu nhưng thích tự do
"Đi mua sắm một mình, xem phim một mình và thưởng thức những món ăn ngon một mình. Bạn cũng có thể thử học thêm những gì mình thích. Giống như gần đây tôi rất thích hội họa, nên đã đăng ký một lớp học vẽ" - Trịnh Hằng, 35 tuổi, chia sẻ.
Cô hiện đang làm việc tại một công ty phần mềm, giữ chức Giám đốc chăm sóc khách hàng, có nhà và xe hơi, thu nhập đáng kể. Lý do Hằng không muốn kết hôn là vì cô cho rằng hôn nhân quá phức tạp. "Mọi điều nhỏ nhặt đều cần bỏ ra thời gian, mọi mối quan hệ đều cần bạn đặt tâm trí của mình vào đó. Tôi khao khát tình yêu, nhưng tôi khao khát tự do hơn".
Ảnh minh họa
Ngày càng có nhiều người chưa kết hôn tận hưởng cuộc sống độc thân, một phần trong số họ thậm chí đã tìm ra con đường tắt cho sự thân mật ngoài hôn nhân - bằng cách trả một số tiền nhỏ, họ có thể có được bầu bạn và sự thoải mái từ những người xa lạ trên Internet thông qua các ứng dụng hẹn hò.
Trần Nhuệ, một chàng trai 26 tuổi tốt nghiệp khoa khoa học và kỹ thuật, đã tìm thấy một người tình ảo cho mình thông qua một nền tảng xã hội. "Chúng tôi bên nhau đã hơn một tháng, và tôi sẵn sàng tiếp tục. Hơn nữa, có 'người yêu hờ' cũng rất tốt, ít nhất cũng có một người để nói chuyện, cùng bạn vượt qua những khoảng thời gian mông lung, và thỉnh thoảng, khi bạn cô đơn, lẻ loi và gục ngã, vẫn có ai đó âm thầm để ý bạn".
Nguyễn Trân, 33 tuổi, hiện đang làm việc trong một công ty công nghệ. Cách cô và chồng hòa hợp là "thích gì làm nấy, không can thiệp vào nhau, không ai quản ai". "Chúng tôi thường sống riêng, hôm nào tan làm sớm sẽ cùng nhau đi ăn. Vào cuối tuần, chúng tôi thường dành thời gian ở cùng nhau ở nhà một trong hai người, có thời gian sẽ cùng nhau đi du lịch" - Nguyễn Trân chia sẻ.
Trân nói rằng sống kiểu "gần mà xa, xa mà gần, thỉnh thoảng ở chung" như vậy vì họ hy vọng tình cảm giữa hai người không bị mài mòn và phá hủy bởi thực tế. "Sự nhớ nhung khi không ở bên nhau sẽ hâm nóng mối quan hệ, bạn cũng sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi cuộc hẹn hò và khám phá những nét hấp dẫn mới ở nhau giống như giai đoạn mới yêu vậy".
Khác với vợ chồng của Nguyễn Trân, vợ chồng của Ngọc Dung đến với nhau vì cả hai đều không quá mặn mà với đời sống hôn nhân, nhưng lại muốn có em bé, tuy nhiên, một mình nuôi con sẽ rất vất vả nên họ đến với nhau như những đối tác để "đạt được mục đích". Dung nói, hôn nhân theo thỏa thuận, rồi sinh con theo như đã hứa, kiểu cuộc sống "ngọt ngào giả, cô đơn thật" này thực ra là một sự tổn thương.
Luôn tin vào sự tốt đẹp của việc độc thân
Hôn nhân và tình yêu truyền thống đang dần phát triển thành hôn nhân và tình yêu trong thời đại mới, từ sự đơn nhất trong thời kỳ đầu chuyển sang sự đa dạng. Quay trở lại cội nguồn, quan niệm về hôn nhân và tình yêu của giới trẻ hiện nay ra đời như thế nào, xã hội thay đổi ảnh hưởng như thế nào đến quan niệm về hôn nhân và tình yêu của con người đương đại?
Sự gia tăng của quy mô vật chất: Một trong những nguyên nhân khiến người trẻ nản lòng với hôn nhân và tình yêu là bài toán kinh tế cho việc yêu đương và kết hôn. Một nhân vật nam được hỏi cho biết bắt đầu từ hẹn hò, ăn uống, xem phim, đi du lịch, liên hoan, ngày kỉ niệm, ngày lễ rồi mới nói đến chuyện cưới xin, từ nhà lầu, xe hơi đến chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, tất cả đều cần tới tiền, thậm chí là nhiều tiền.
Sự xa cách giữa các cá nhân: Trong giai đoạn xã hội đang biến đổi này, khi áp lực ngày một gia tăng, nhưng các phương pháp giải tỏa không tăng theo tỷ lệ thuận, có một nghịch lý kỳ lạ về khoảng cách giữa các cá nhân, đó là dù khoảng cách xã hội rất gần, nhưng khoảng cách tâm lý lại rất xa.
Ảnh minh họa
Một giáo viên đến từ trường Đại học Tô Châu, Trung Quốc cho rằng, thế giới rất mâu thuẫn, chúng ta đang cố gắng hết sức để phát minh ra những thứ mang mọi người đến gần nhau hơn, phương tiện và công cụ liên lạc ở khắp mọi nơi, nhưng khoảng cách từ trái tim tới trái tim chưa bao giờ xa đến thế. T., một cô gái đã từng làm công việc trò chuyện với những người yêu hờ, cho biết: "Được người khác phụ thuộc và sau đó giúp họ thoát khỏi tình trạng mù mờ, tôi có cảm giác thành công khi chấp nhận công việc này, bởi lẽ tôi cảm thấy rằng mình đã cứu được một tâm hồn cô đơn".
Sự thức tỉnh của "tự nhân thức": Tự nhận thức là nhận thức của con người về trạng thái vật chất, tinh thần và mối quan hệ của họ với thế giới khách quan, muốn đạt được hạnh phúc và thành công, chúng ta cần hiểu biết và nâng cao khả năng tự nhận thức. Với sự hòa nhập ngày càng cao của xã hội, ngày càng nhiều bạn trẻ nhận thức về bản thân nhiều hơn, họ làm theo lời trái tim mách bảo và lựa chọn một lối sống phù hợp với mình. Trần Hằng nói rằng ngay cả khi không ai quan tâm khi ốm đau, ngay cả khi bạn bè xung quanh đều dành thời gian cho cuộc sống tình cảm của họ và không có thời gian cho cô ấy, thậm chí khi vô số người nói cô "ế", rồi khuyên rằng sau này già rồi không ai chăm, cô vẫn luôn tin vào sự tốt đẹp của việc độc thân, và không có ý định thay đổi cuộc sống của mình.
Kiên định và làm việc chăm chỉ để làm phong phú cuộc sống của bản thân
Những quan điểm đa dạng về hôn nhân và tình yêu đang phát triển, "chủ nghĩa phi hôn nhân", "thời đại hôn nhân kiểu mới"... những quan điểm về hôn nhân như vậy vốn luôn tạo ra những ý kiến trái chiều.
Thực ra, với sự thức tỉnh của bản thân, "không kết hôn" không phải vì không muốn cưới mà là do bản thân không muốn chấp nhận và phục tùng. Tương tự, việc bước ra khỏi hôn nhân cũng là một vấn đề tuân theo sự lựa chọn bên trong của một cá nhân.
Ảnh minh họa
Trong cái kết của một bộ phim truyền hình có tên "30 chưa phải là hết", Cố Giai, Chung Hiểu Cần và Vương Mạn Ni, ba người phụ nữ ở các giai đoạn khác nhau của cuộc hôn nhân, đều đã lựa chọn nghe theo trái tim và những khát khao ban đầu của mình. Cố Giai không đấu tranh với người tình của chồng, cô lựa chọn ly hôn; Chung Hiểu Cần đệ đơn ly hôn ở tuổi 30 và sống cuộc sống mình muốn, trở thành tác giả viết sách; Vương Mạn Ni chia tay bạn trai và đi du học vì đó luôn là ước mơ của cô.
Sự lựa chọn của họ, ở một mức độ lớn, đã vượt qua "giới hạn" của quan niệm truyền thống về hôn nhân và tình yêu.
Trên thực tế, bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi đều có quyền sợ hãi hoặc phớt lờ hôn nhân và tình yêu, và họ cũng không nên bị xã hội hoặc dư luận coi là "người ngoài hành tinh". Một học giả từ Đại học Nam Kinh cho rằng trước quan niệm về hôn nhân và tình yêu mới, điều mà xã hội và giới truyền thông nên làm không phải là khoa trương hay làm quá nó lên, mà là tôn trọng và thấu hiểu, rút ngắn khoảng cách tâm lý giữa người với người với nhau, đồng thời để điều chỉnh sự cân bằng vật chất trong hôn nhân và tình yêu.
Hôn nhân và tình yêu không phải là nhu cầu duy nhất trong đời sống xã hội. Thế giới thay đổi mỗi ngày, nó tốt hay nó xấu, còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người. Nhưng chỉ cần bạn kiên định với cái tôi của mình và làm việc chăm chỉ để làm phong phú cuộc sống của bản thân, mọi cá nhân đều thể bắt gặp những phong cảnh khác nhau trên đường đời.
Ngay khi biết tin bố mẹ tôi bán nhà, bố chồng đưa ra đề nghị bất ngờ Ý tưởng của bố chồng khiến tôi thật sự lo lắng cho tương lai của bố mẹ tôi. Ảnh minh họa Sau khi công ty của anh tôi bị phá sản thì anh ấy phải gánh một khoản nợ rất lớn. Để cứu anh trai tôi, bố mẹ quyết định bán nhà trả nợ cho anh ấy. Bố chấp nhận ra ngoài thuê...