Mẹ đột nhiên từ chối đến đám cưới của con gái rồi thú nhận một ‘bí mật’ với con rể tương lai khiến ai nấy lặng người
Mẹ đột nhiên nói rằng bà sẽ không tới tham dự đám cưới của cô khiến cô cảm thấy vô cùng khó hiểu.
Thế nhưng bí mật bà thú nhận sau đó khiến cô ngỡ ngàng.
Câu chuyện khó xử của gia đình đã được một cô gái chia sẻ lên diễn đàn WeddingBee.
“Tôi chuẩn bị kết hôn với một người đàn ông tuyệt vời tên John mà tôi đã gặp cách đây khoảng 2 năm. Chúng tôi đã có một chuyện tình thực sự lãng mạn, tôi không cầu mong điều gì hơn thế”, cô gái cho hay.
Theo lời kể của cô, John rất gần gũi và thân thiết với gia đình cô. Họ thường xuyên cùng nhau đi leo núi hoặc cắm trại. Đặc biệt, mẹ của cô gái và con rể tương lai đều có chung niềm đam mê với bộ môn tennis. Cả hai thường dành những ngày cuối tuần để cùng ra sân chơi.
Thế nhưng, một ngày mẹ cô đột nhiên nói rằng bà sẽ không tới tham dự đám cưới của cô được. Việc này khiến cô cảm thấy vô cùng khó hiểu, không biết liệu mẹ đang gặp vấn đề khó nói hay có điều bất mãn gì hay không. Người mẹ sau đó đã thú nhận bản thân có tình cảm với bạn trai của con gái.
“Mẹ nhìn thấy tôi về nhà, lập tức suy sụp và bật khóc. Mẹ nói rằng bà có tình cảm với John. Mẹ nói không còn tình cảm với bố và thấy cuộc hôn nhân với bố tôi đã nguội lạnh từ nhiều năm nay. Chính John đã mang lại cảm giác khác lạ và mới mẻ mà bà chưa từng cảm nhận được từ bố tôi”, cô gái nói.
Lời thú nhận trong nước mắt của mẹ khiến con gái sững sờ không nói nên lời. Ảnh minh họa
Lời thú nhận trong nước mắt của mẹ khiến cô gái sững sờ không nói nên lời. Người mẹ thấy vậy lập tức khẳng định giữa bà và con rể tương lai không phát sinh chuyện gì, chỉ là tình cảm đơn phương từ phía bà. Do đó, người mẹ từ chối tới dự đám cưới của con gái, bên cạnh đó sẽ cố gắng giữ khoảng cách với John cho tới khi tình cảm của bà được giải quyết ổn thỏa.
Cô gái kể thêm: “Tôi rời khỏi nhà, sau đó kể cho John mọi chuyện. Anh ấy đã gọi điện cho mẹ tôi, nói rằng chuyện tình cảm đó là không phù hợp, đồng thời làm rõ hai người không xảy ra chuyện mờ ám. Mẹ tôi nghe vậy liền bật khóc và liên tục nói ‘Mẹ biết, mẹ biết’”.
Video đang HOT
Bạn trai kể từ khi biết chuyện đã bắt đầu giữ khoảng cách với cô gái. Về phía bố của cô, sau khi nghe con gái kể lại mọi chuyện, ông nhanh chóng dọn đồ rời đi và thuê phòng khách sạn để ở, cho biết chỉ trở về khi vợ được trị liệu tâm lý ổn định.
Hàn gắn mối quan hệ gia đình bằng thấu hiểu và sẻ chia
Mối quan hệ gia đình ẩn chứa bao điều kỳ diệu cùng những phức tạp dễ đẩy đến những khoảnh khắc bất đồng, mâu thuẫn, thậm chí đôi khi ta cảm thấy người thân lại chính là người đang kịch liệt chống lại mình.
Không có sự sẻ chia và thấu hiểu từ hai phía là nguyên nhân gây ra phần lớn những bất đồng trong đó. Tất cả mâu thuẫn đều phụ thuộc vào góc nhìn và thái độ của người trong cuộc.
Trong gia đình, bạn sẽ phải học cách đón nhận hoàn cảnh và mở lòng. Để đạt được thỏa thuận trong một cuộc xung đột, việc lắng nghe vô cùng cần thiết. Lắng nghe một cách tích cực giúp bạn hiểu được thông điệp đằng sau những lời nói khó nghe của người kia.
Thông điệp thật sự thường bị ngụy trang trong cơn giận dữ, làm thổi lên những mâu thuẫn gay gắt và gây tổn thương. Vì vậy, hãy giữ cho mình cái đầu lạnh để nhìn nhận và giải mã cảm xúc của các thành viên trong gia đình.
Ảnh minh họa
Để cảm nhận được sự an toàn, cần đảm bảo 3 yếu tố chính là tình yêu thương, sự chấp nhận và sự ổn định.
Có 5 “ngôn ngữ yêu thương” căn bản. Một trong số đó là thông qua lời nói, lời khen ngợi, lời cảm ơn vì các hành động giúp đỡ, chia sẻ.
Sự chấp nhận cũng rất quan trọng. Nhu cầu được thừa nhận, được thuộc về gia đình của mỗi người rất lớn. Một đứa trẻ sẽ thích được cha mẹ ca ngợi những thành tựu ở trường lớp, được ghi nhận sự cố gắng khi phụ giúp việc nhà. Trong khi đó một người vợ, người mẹ sẽ thấy hài lòng khi được ghi nhận với vai trò là người vun vén cho gia đình. Còn đối với người chồng, người cha, đó là mong muốn được thừa nhận về tài chính, là tấm gương của con cái và có tiếng nói trong gia đình.
Ngoài ra,để duy trì sự ổn định trong gia đình, bạn cần hạn chế những biến cố, xung đột gây ảnh hưởng đến tinh thần của mỗi người. Bạn cần xây dựng, thống nhất nguyên tắc ứng phó với các vấn đề xung đột và bất đồng thường gặp. Việc đưa ra những nguyên tắc thống nhất chung sẽ giúp mỗi thành viên cảm thấy được tôn trọng, được có quyền hạn công bằng trong các vấn đề của gia đình, từ đó có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các nguyên tắc.
Bên cạnh việc chấp nhận đối phương và mong muốn đối phương cũng chấp nhận quan điểm của mình, việc nhìn ra được điểm chưa tốt ở bản thân đồng thời thay đổi chúng cũng là điều quan trọng.
Cuối cùng, không nhất thiết bắt đối phương trở thành đồng minh của mình, nhưng hãy nỗ lực để triệt tiêu đi thái độ khó chịu sau những lần bất đồng quan điểm giữa các thành viên. Không dễ để hòa hoãn những cuộc chiến, song vì là một gia đình, nên hãy trao đổi để thấu hiểu những mục tiêu và cùng phấn đấu.
Cưới 4 năm mới cho vợ về quê ngoại, mờ sáng nhìn vào phòng bố vợ mà tôi lặng người
Từ quê vợ trở về thành phố, hình ảnh bố vợ ôm di ảnh của vợ khóc nghẹn vẫn hiện đi hiện lại trong tâm trí tôi.
Vợ chồng tôi cưới nhau 4 năm rồi nhưng cuối tuần trước là lần đầu tiên tôi đưa vợ về quê sau đám cưới. Hai đứa làm việc trên thành phố, nhà nội ngoại xa nhau mấy trăm cây số, mỗi khi được nghỉ làm, chúng tôi còn phải về bên nội.
Tôi quan niệm phụ nữ lấy chồng là phải theo chồng. Ngày nghỉ thì về thăm hỏi, báo hiếu bố mẹ chồng, lễ Tết con dâu phải có mặt, khi sinh con thì về nhà chồng ở cữ, cháu lớn cần đưa cháu về chơi với ông bà nội. Ông bà ngoại sẽ có cháu nội của họ, nhà ai chẳng như vậy. Điều kiện quê xa biết làm sao được.
Tôi quan niệm phụ nữ lấy chồng là phải theo chồng. (Ảnh minh họa)
Cho đến tuần vừa rồi, vợ bảo đã 4 năm cô ấy chưa được về thăm nhà, bố ốm đau cũng chỉ có anh trai cô ấy. Vợ nói với giọng buồn rười rượi, nghĩ một lát tôi tặc lưỡi bảo sẽ đưa cô ấy và con về quê chơi.
Chúng tôi xin nghỉ thêm ngày thứ 6, là về quê cả 3 ngày cuối tuần cho thoải mái. Mẹ vợ mất lâu rồi, đó cũng là lý do mà tôi nghĩ vợ không cần về quê nhiều làm gì. Có anh trai với chị dâu cô ấy chăm bố, cô ấy đâu còn mẹ mà về tỉ tê tâm sự. Về cũng chỉ nhìn nhau một cái, hỏi thăm vài câu lại đi ngay. Nếu vậy thì hỏi thăm qua điện thoại cũng thừa đủ rồi.
Mấy ngày ở quê ngoại trôi qua nhanh chóng. Bố vợ và anh trai vợ tiếp đón chúng tôi khá nhiệt tình. Vào buổi sáng phải lên xe về lại thành phố, tôi dậy rất sớm vì đêm ngủ không ngon giấc. Thấy chưa đến giờ nên cũng chưa gọi vợ con dậy.
Tôi ra ngoài, lúc đi qua phòng bố vợ thì chợt nghe được những âm thanh lạ vọng ra. Đó là tiếng khóc của một người đàn ông. Chắc hẳn là của bố vợ nhưng tại sao ông lại phải khóc?
Nhẹ bước lại gần, qua khe cửa nhìn vào chứng kiến được một cảnh tượng khiến tôi phải đờ đẫn. Bố vợ ngồi ở đầu giường, trong lòng ôm chặt một khung ảnh, vừa khóc vừa nghẹn ngào thốt lên:
"Bà ơi, vậy là 4 năm rồi tôi mới được nhìn thấy con gái út của chúng ta bằng xương bằng thịt. Tôi nhớ nó lắm. Chúng ta chỉ có một đứa con gái, cưng chiều nâng niu nó từ tấm bé. Cho nó ăn học đầy đủ, yêu thương dạy dỗ, những tưởng sau này sẽ được nhìn nó hạnh phúc.
Con rể cũng không phải người xấu nhưng 4 năm rồi tôi mới được nhìn thấy con gái bà ạ. Cũng 4 năm rồi nó mới thắp cho nhà nén nhang... Không thể nào diễn tả được nỗi nhớ của tôi nhưng vợ chồng nó lại sắp đi rồi, biết bao giờ mới được gặp con gái và cháu ngoại lần nữa. Không biết từ giờ tới lúc xuống đấy với bà, tôi còn được nhìn thấy nó mấy lần...".
Bố vợ tôi bị tật ở chân, đi lại có phần khó khăn nên chúng tôi không về quê thì ông cũng không tiện lên thành phố. Tiếng khóc nghẹn ngào của ông vọng vào tai khiến lòng tôi trùng xuống, xót xa, ân hận dâng trào. Người đàn ông cả đời ngược xuôi, vẫn có thể yếu đuối đến vậy...
Từ quê vợ trở về thành phố, hình ảnh bố vợ ôm di ảnh của vợ khóc nghẹn vẫn hiện đi hiện lại trong tâm trí tôi. (Ảnh minh họa)
Tôi đã phạm sai lầm lớn rồi. Tôi cũng có con gái, nghĩ đến sau này con rể không cho nó đưa cháu về chơi với mình, chắc chắn tôi sẽ buồn lắm. Con dù lớn thế nào cũng vẫn là đứa con bé nhỏ của bố mẹ. Bố vợ đã mất vợ, đến con gái cũng không về thăm ông được, mà người ngăn cản cô ấy lại chính là tôi.
Từ quê vợ trở về thành phố, hình ảnh bố vợ ôm di ảnh của vợ khóc nghẹn vẫn hiện đi hiện lại trong tâm trí tôi, càng khiến tôi cảm thấy tội lỗi vì việc làm sai trái của mình trong những năm qua.
Hạ quyết tâm trong lòng, gạt đi sự hổ thẹn, tôi thẳng thắn xin lỗi vợ. Tôi hứa với cô ấy sẽ đối xử bình đẳng với bố mẹ hai bên, về chơi nhà nội bao nhiêu thì sẽ về thăm quê ngoại bấy nhiêu. Nhìn vợ nở nụ cười vui mừng, lúc ấy tôi mới thấy lòng nhẹ nhàng hơn.
Thấy con rể rửa bát, mẹ tôi mắng con gái ruột một trận nhớ đời Trên đời này mẹ tôi bênh con rể thứ hai thì chắc là khó tìm được người thứ nhất. Trước tiên tôi phải tự nhận tôi khá là lười làm việc nhà. Ngay từ thời còn con gái tôi đã thường xuyên bị mẹ mắng vì không chịu quét nhà, dọn dẹp phòng như những gì mẹ đã dặn. Cái tính cách này...