Mẹ 2 con “flex” phòng tắm nhỏ, không cửa sổ nhưng gọn – sạch – thoáng, dân tình thi nhau xin bí kíp
Không cần vẽ vời cầu kỳ, người mẹ này chỉ cần 3 điểm giấu đồ và quy tắc dọn dẹp nhỏ dành riêng cho phòng tắm.
Mới đây, mẹ 2 con Chi Quang đã chia sẻ về 3 không gian giấu đồ hữu hiệu nhất mà chị áp dụng từ các tips được chia sẻ trên group Nghiệ.n Sạch. Nhờ 3 nơi giấu đồ này mà gia chủ đã biến phòng tắm nhỏ xinh trở nên gọn gàng, sạch sẽ.
Đán.h giá sơ bộ thì khu vực phòng tắm của gia đình chị Chi Quang khá nhỏ, đủ thoải mái để sinh hoạt chứ không rộng để chứa thêm các loại kệ tủ và kệ đựng đồ. Chính vì thế chị Chi Quang đã tận dụng triệt để không gian nhằm thiết kế ra 3 vị trí giấu đồ thật “xịn”.
Khu vực nhà vệ sinh và phòng tắm của gia đình chị Chi Quang. Không gian nhỏ nhưng sạch sẽ, ngăn nắp.
Có thể thấy, hầu hết khu vực bồn rửa tay ở phòng tắm mọi nhà đều chỉ là bồn rửa riêng biệt, hoặc cùng lắm là có thêm kệ đựng ở phía dưới. Nếu để trống không gian sẽ rất lãng phí, vậy nên chị Chi Quang lựa chọn thiết kế bồn rửa ở trên tích hợp tủ nhỏ phía dưới, nhằm tạo ra khu vực lưu trữ đồ an toàn, tiện lợi. Vì có cánh tủ che chắn nên đồ đạc tuyệt nhiên được “giấu” rất gọn gàng, không hề tạo cảm giác bừa bãi, lộn xộn.
Ngoài ra, chị Chi Quang cũng tận dụng 1 bên thành tủ để lắp giá treo giấy vệ sinh. Thiết kế này không chỉ tiện lợi mà còn đẹp mắt, đẹp không gian.
Phần ngăn kéo tủ số 2 do có vị trí ngay gần bồn rửa, thuận tiện cho việc lấy đồ nên chị Chi Quang dùng làm nơi đựng các vật dụng cá nhân như khăn, chỉ nha khoa, đồ dùng cá nhân…
Còn không gian tủ phía dưới (số 3) sẽ được dùng để đựng các món đồ như dầu gội, sữa tắm cũng như các loại dung dịch, dụng cụ vệ sinh phòng tắm. Có thể thấy đồ đạc chất đống vào ngăn tủ nhưng đã được chị sắp xếp gọn gàng, thuận mắt, cần dùng món nào đều có thể lấy ra một cách dễ dàng.
Theo chia sẻ của chị Chi Quang, chiếc tủ xám này được làm từ chất liệu gỗ chắc chắn, dù mới chỉ lắp 2 tháng nhưng phiên bản cũ mà nhà chị sử dụng cũng có tuổ.i thọ hơn 10 năm. Chị Chi Quang cũng review thêm, chỉ cần giữ phòng tắm sạch và khô ráo thì tủ sẽ càng bền hơn, không cần lo lắng về vấn đề “rơi rụng”. Phòng tắm của nhà chị Chi Quang không có thiết kế cửa sổ thoáng khí, vậy nên chị chọn cách bật máy hút mùi thường xuyên để giữ cho không gian luôn khô thoáng.
Ngoài chiếc tủ xám nhỏ xinh, phòng tắm nhà chị Chi Quang còn có thêm 1 thiết kế xịn đỉnh khác, đó chính là tủ gương giấu đồ. Ở khu vực này, chị Chi Quang dùng làm nơi lưu trữ mỹ phẩm và đồ skincare.
Mẫu tủ gương này thật ra khá phổ biến, bởi chúng đẹp và tiện lợi, lại sở hữu đa dạng kích thước nên phù hợp với nhiều không gian khác nhau. Quan trọng là chi phí lắp đặt không quá đắt đỏ, vậy nên thiết kế tủ gương đang được khá nhiều gia đình ưu ái sử dụng.
Vì phòng tắm có cả kính, gương và tủ gương, vậy nên chị Chi Quang cũng chia sẻ thêm bí kíp lau sạch bóng của mình. Theo đó, ở mặt gương và kính, chị thường sử dụng cây gạt nước – loại chuyên dùng để gạt nước xe hơi. Món đồ này dễ sử dụng mà hiệu quả lại cao, chỉ vài thao tác cơ bản đã giúp mặt gương, mặt kính sạch như mới.
Còn với khu vực sàn và tường nhà thì chị Chi Quang dùng khăn sợi microfiber để lau . Quan trọng nhất là phải ” lau mỗi ngày sau khi người cuối cùng tắm xong” – chị Chi Quang chia sẻ dưới phần bình luận.
Video đang HOT
Cây gạt nước mà chị Chi Quang sử dụng để vệ sinh khu vực gương, kính phòng tắm.
15 chi tiết "thần kỳ" cho phòng tắm, làm đúng bạn bớt được nửa việc nhà
Toàn là những sự sắp đặt "nhỏ mà có võ", giúp phòng tắm nhà bạn tiện nghi hơn hẳn.
Vì phòng tắm là không gian kín, riêng tư nên nhiều người không mấy chú ý đến việc thêm cho nó nhiều tính năng phục vụ cuộc sống khác. Trên thực tế, đây lại là nơi chúng ta sử dụng thường xuyên nhất, ra vào mỗi ngày vài lần, đã vậy còn dễ lộn xộn, nhiễm bẩn cần phải dọn dẹp thường xuyên.
Vậy nên bạn sẽ cần tham khảo 15 chi tiết nhỏ có thể thêm vào phòng tắm dưới đây nhằm nâng cao trải nghiệm cũng như giảm bớt việc nhà cho chính mình.
1. Vòi kéo
Việc lắp đặt vòi nước có thể kéo dài trong phòng tắm thực sự là "cứu tinh" cho những ai mê gội đầu. Bạn chỉ cần thay đổi chế độ nước nóng/lạnh bằng 1 thao tác, tương tự như với vòi hoa sen. Khi cần, chỉ việc kéo vòi ra để gội đầu sau đó đặt lại như cũ. Nhờ vậy mà vào những buổi sáng vội vàng đi làm hay phải ra ngoài mà không có nhiều thời gian, bạn không cần mở cả vòi hoa sen làm ướt người.
Chưa kể thiết kế vòi như thế này vô cùng tiện khi vệ sinh bồn rửa mặt vì tính linh hoạt, có thể kéo để xả nước xung quanh bồn cũng giúp bạn tiết kiệm thêm thời gian, công sức.
2. Lưu trữ dụng cụ vệ sinh phía sau cánh cửa
Tận dụng mặt sau cửa nhà tắm để cất dụng cụ vệ sinh là một giải pháp đơn giản và tiết kiệm hơn nhiều so với việc làm tủ đựng riêng. Khi mở cửa, các dụng cụ sẽ được che khuất nên không làm mất thẩm mỹ.
Treo lên tường cũng giúp dụng cụ nhanh khô, không bị ẩm mốc và có mùi. Bạn còn có thể dễ dàng thao tác dọn dẹp, vệ sinh ngay trong nhà tắm mà không cần di chuyển xa, rất tiện lợi.
3. Giá đựng máy sấy tóc
Không nên đặt máy sấy tóc trực tiếp trên mặt bàn, thay vào đó bạn có thể dùng giá đỡ dán tường để cất gọn gàng. Để ngay trong phòng tắm để bạn sấy tóc ngay sau khi gội đầu, tiện lợi mà không sợ nước vương ra sàn nhà.
Nên chọn loại có thể giữ hoặc cố định dây để giảm nguy cơ đầu cắm tiếp xúc với nước.
4. Tủ treo cách mặt đất khoảng 30cm
Tủ treo cách mặt đất khoảng 30cm sẽ dễ dàng vệ sinh hơn so với việc chỉ để lại một khe nhỏ. Phần không gian bên dưới còn có thể dùng để đặt các giỏ đựng hoặc chậu nhựa, tận dụng từng chỗ trống như vẫn gọn gàng, thoải mái.
Tuy nhiên, nếu chọn thiết kế này thì hệ thống thoát nước nên được lắp âm tường để tránh việc ống thoát nước bị lộ ra, gây mất thẩm mỹ.
5. Tách 2 khu vực khô và ướt
Nếu không thể thiết kế phòng tắm theo kiểu "tứ phân khu" như của Nhật thì ít nhất bạn cũng nên tách biệt khu vực khô và ướt. Điều này giúp việc rửa mặt và sử dụng nhà vệ sinh không bị ảnh hưởng lẫn nhau.
Đặc biệt, nếu nhà có nhiều người ở, việc phân chia này càng quan trọng hơn để đảm bảo sự tiện lợi, mọi người không phải sử dụng chung hay chờ đợi lâu.
6. Bồn cầu thông minh
Mặc dù bồn cầu thông minh có giá cao, nhưng "đắt xắt ra miếng". Đây là loại bồn cầu có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, mang lại trải nghiệm sử dụng tối ưu nhất.
Nhiều bồn cầu thông minh có hệ thống tự làm sạch, giúp duy trì vệ sinh và giảm bớt công việc cho bạn. Bạn cũng có thể điều chỉnh nhiệt độ của ghế ngồi và nước rửa để luôn được ở trong trạng thái thoải mái. Chưa kể, các bồn cầu này thường đi kèm với vòi rửa và chức năng sấy khô, giúp bạn sạch sẽ và khô ráo mà không cần giấy vệ sinh...
7. Hốc tường
Đục thêm hốc trên tường là cách tốt nhất để tăng cường không gian lưu trữ trong phòng tắm, đặc biệt là với những phòng tắm siêu nhỏ. Đó là bởi vì sử dụng kệ để đồ có thể gây cản trở khi tắm vòi sen hoặc khiến không gian chật chội, trong khi đó thêm hai hốc tường sẽ có thể giúp bạn dễ dàng cất các món hay dùng như dầu gội, sữa tắm, và đồ skincare...
Khi thiết kế, bạn nên xây hốc tường hơi dốc để tránh nước đọng lại.
8. Vòi xịt
Vòi xịt toilet có nhiều công dụng hữu ích, không chỉ giúp làm sạch bồn cầu mà còn có thể dùng để vệ sinh tường và sàn nhà vệ sinh. Với lực nước mạnh, vòi sẽ giúp bạn cọ rửa sạch nhanh chóng, trợ tiết kiệm nhiều công sức.
9. Giá để dép
Bạn nhớ thiết kế một chỗ treo dép trong phòng tắm, đừng để dép nằm bừa bãi trên sàn vì sẽ nhanh bị ẩm ướt và trông rất lộn xộn. Hãy sắm những chiếc giá treo đơn đính lên tường để giữ dép luôn được khô ráo và sạch sẽ
10. Dùng keo gạch thay keo silicone
Khoảng trống giữa chân bồn cầu và sàn thường được bịt bằng silicone, nhưng silicone dễ bị nấm mốc sau một thời gian sử dụng. Thay vào đó, bạn nên dùng keo gạch, vừa rẻ vừa hạn chế nấm, rêu, vi khuẩn.
Keo gạch còn được gọi là keo chống thấm, thường được dùng để làm kín các khe hở giữa các viên gạch và bề mặt khác, giúp ngăn nước và hơi ẩm thấm vào các khu vực này. So với silicone, keo gạch cũng giúp bạn tiết kiệm công sức và chi phí bảo trì nhiều hơn.
11. Ghế kê chân
Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi sử dụng bồn cầu, có thể bạn cần một chiếc ghế kê chân để hỗ trợ. Vật dụng này không chỉ giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn mà còn giảm nguy cơ táo bón. Nếu nhà có trẻ nhỏ, một ghế như vậy cũng giúp các bé học cách sử dụng bồn cầu dễ hơn.
12. Hộp đựng giấy vệ sinh cuộn đôi
Nếu nhà bạn có đông người, bạn nên sử dụng hộp đựng giấy vệ sinh hai cuộn. Một cuộn sẽ dùng thường xuyên, còn cuộn kia dự trữ để tránh tình trạng đột nhiên hết giấy trong nhà vệ sinh.
13. Chổi gạt nước
Việc giữ cho sàn nhà tắm luôn sạch sẽ và khô ráo thực sự không dễ dàng. Tuy nhiên, với cây chổi gạt nước "thần kỳ", mọi thứ trở nên cực kỳ đơn giản.
Dù là sau khi tắm hàng ngày hay khi sàn nhà có nước đọng, bạn chỉ cần dùng chổi gạt sạch nước, hiệu quả còn tốt hơn cả cây lau nhà, cũng sẽ không để lại vết nước.
Căn nhà 19m2 của cô gái 31 tuổ.i: Nhà nhỏ nhưng vẫn ngăn nắp và cực kỷ luật Căn hộ nhỏ tương đối khó tổ chức và tận dụng không gian. Tuy nhiên, có một số căn hộ nhỏ có thể giữ sạch sẽ và gọn gàng trong thời gian dài. Bí quyết là gì? Doudou, 31 tuổ.i, có một không gian sống như vậy, ngôi nhà nhỏ của cô chỉ có 19m2. Tuy nhiên, trong suốt 3 năm sống một...