Mâu thuẫn mới trong quan hệ Ba Lan Ukraine: Trên giới hạn của sự mệt mỏi
Rất nhanh chóng, những lời đe dọa đã trở thành hành động thực tế. Ngày 6/11, hàng chục tài xế Ba Lan đã dùng xe tải làm gián đoạn giao thông tại các cửa khẩu biên giới với Ukraine, kêu gọi đẩy lùi sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các hãng vận tải của Ukraine, sau khi hoạt động vận tải giữa Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) được tự do hóa.
Mỗi giờ chỉ một xe
Theo Cơ quan biên phòng quốc gia Ba Lan, lưu thông hàng hóa tới các cửa khẩu Yahodyn_Dorohusk, Krakivets-Korchova và Rava-Ruska-Hrebenne đã bị gián đoạn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả việc nhập cảnh Ba Lan lẫn xuất cảnh Ukraine.
Mỗi giờ, những người tổ chức cuộc biểu tình của các tài xế Ba Lan chỉ cho phép một xe tải Ukraine đi qua, cùng các phương tiện chở các sản phẩm bảo vệ an ninh, hàng cứu trợ nhân đạo, động vật hay hàng dễ hư hỏng.
Các tài xế xe tải Ba Lan và cuộc phong tỏa biên giới theo kế hoạch.
Trước đó, ngày 3/11, một cuộc biểu tình quy mô lớn của các tài xế xe tải Ba Lan đã diễn ra, đánh dấu một vết rạn mới giữa hai quốc gia láng giềng từng vô cùng khăng khít. Trong cuộc biểu tình đó, các hãng vận tải Ba Lan đe dọa chặn tất cả các cửa khẩu biên giới với Ukraine. Và, đúng như kế hoạch, điều đó đã trở thành hiện thực.
Câu chuyện này, thực ra, đã manh nha âm ỉ từ nhiều tháng qua, khi các công ty vận tải đường bộ Ba Lan ngày càng “khó chịu” về quyền tiếp cận tạm thời đặc biệt của Ukraine trên các con đường nội khối EU, được cấp sau khi xung đột quân sự Nga – Ukraine bùng nổ. Sau khi ký kết, trong năm đầu tiên, số lượng xe tải qua biên giới Ukraine – Ba Lan hướng đến EU đã tăng 53%, trong khi số lượng chuyến hàng qua biên giới cũng tăng 43%.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Người sử dụng lao động trong lĩnh vực vận tải và hậu cần của Ba Lan Maciej Wronski, vận tải hàng hóa giữa Ba Lan và Ukraine đang gặp khó khăn, vì Ba Lan đã mất hoàn toàn thị trường này vào tay các hãng vận tải Ukraine, những doanh nghiệp đã gia tăng đáng kể hoạt động, kể từ thời điểm đó. Nói cách khác, các tài xế xe tải Ba Lan cáo buộc những đồng nghiệp Ukraine cạnh tranh không lành mạnh và đang làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của họ.
Sau tháng 2/2022, EU đã thực hiện những bước đi chưa từng có để hỗ trợ nền kinh tế Ukraine. Đặc biệt, EU đã miễn trừ hoàn toàn yêu cầu cấp phép cho các hãng vận tải Ukraine làm việc tại EU và gia hạn điều khoản này cho đến tháng 6/2024. Giờ đây, các hãng vận tải Ba Lan đang yêu cầu hủy bỏ đặc quyền trên và áp dụng lại hệ thống cấp phép cũ. Hơn nữa, họ còn đòi hỏi “thắt chặt các quy định vận tải đối với các hãng vận tải nước ngoài theo ECMT” (một thỏa thuận cấp giấy chứng nhận giữa các Bộ Giao thông – Vận tải châu Âu).
Ngoài ra, các doanh nghiệp vận tải Ba Lan cũng đề nghị cấm các công ty Ukraine đăng ký hoạt động ở Ba Lan, nếu nguồn tài chính của công ty đó nằm ngoài EU. Các công ty Ukraine chỉ được phép vận chuyển hàng hóa từ Ukraine đến EU và quay trở lại, với một số chuyến đi hạn chế.
Video đang HOT
Hãng tin Reuters dẫn lời Karol Rychlik, chủ sở hữu một công ty vận tải Ba Lan: “Chúng tôi phản đối vì tình trạng ảnh hưởng đối với các hãng vận tải Ba Lan, được gây ra bởi dòng vốn không thể kiểm soát được của các công ty có vốn ở phía Đông”.
Những người biểu tình tuyên bố họ có thể phong tỏa biên giới tới 2 tháng. Mặc dù họ cam kết không làm gián đoạn hoạt động vận chuyển hành khách hay nhập khẩu hàng hóa quân sự và nhân đạo vào Ukraine, nhưng hiển nhiên, tình trạng phong tỏa này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Ukraine. Do đó, tất nhiên, những yêu cầu mà các hãng vận tải Ba Lan đưa ra, đối với phía Ukraine, là không thể chấp nhận. Đối với họ, việc được duy trì quy chế “đi lại tự do” thông qua miễn thị thực có tầm quan trọng sống còn. Bởi vậy, Ukraine đang lên kế hoạch thảo luận vấn đề này, không chỉ với chính quyền Ba Lan mà còn với Ủy ban châu Âu, với lý do vi phạm biên bản ghi nhớ về vận tải.
Những đoàn xe tải của Ukraine bị chặn lại ở biên giới.
Những vết rạn hằn sâu
Vấn đề giấy phép của các công ty Ukraine, từ lâu, đã luôn gây tranh cãi trong quan hệ với Ba Lan. Năm 2021, nghĩa là trước chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở miền Đông Ukraine, Kyiv thậm chí còn tuyên bố thành lập cơ quan trọng tài với Ủy ban châu Âu, khi Warsaw không đồng ý cấp giấy phép cho các hãng vận tải Ukraine, hạn chế xuất khẩu hàng hóa từ Ukraine sang EU.
Mới đây, giới quan sát quốc tế chứng kiến động thái cứng rắn của Warsaw về việc kiên quyết không chấp nhận cho nông sản Ukraine thâm nhập thị trường của mình, sau khi thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen không còn hiệu lực. Bất chấp tình cảnh khốn đốn của nền kinh tế Ukraine, khi những tuyến đường xuất khẩu ngũ cốc – nguồn thu ngân sách đáng kể nhất còn lại cho Kyiv – đều bị bóp nghẹt, bất chấp cả những chỉ trích từ Bruxelles (nơi đặt trụ sở EU), các nhà lãnh đạo Ba Lan vẫn kiên quyết đặt quyền lợi những người nông dân của mình lên trên.
Xuất phát từ lợi ích căn bản của các nghiệp đoàn Ba Lan, rõ ràng, những sự vụ mâu thuẫn liên tiếp xảy ra này đã và đang trở thành những “vết xước khó lành” trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai người láng giềng Đông Âu ấy. Song, cũng chính vì sức nặng của lợi ích, về cơ bản, các vấn đề này là không thể nhân nhượng.
Ở một khía cạnh khác, sau 19 tháng, có thể thấy là sự mệt mỏi trong cấu trúc kinh tế – xã hội Ba Lan, dưới sức ép của việc hỗ trợ toàn lực cho Ukraine, đã gần chạm đến điểm giới hạn. Một cách ngắn gọn, thật khó để bất cứ ai có thể chấp nhận “thắt lưng buộc bụng” để hỗ trợ “hàng xóm” mãi, đặc biệt là khi những chân trời phía trước mặt cả hai đều đang trở nên mịt mờ.
Ở một khía cạnh khác, những động thái cứng rắn như cách mà các tài xế xe tải Ba Lan vừa thực hiện cũng sẽ là lời cảnh báo dành cho chính phủ trung hữu của cựu Thủ tướng Ba Lan và là cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk – những người mới giành đủ số ghế sau cuộc bầu cử Quốc hội Ba Lan, theo kết quả kiểm phiếu cuối cùng ngày 17/10.
Theo kết quả, đảng cầm quyền Luật pháp và Công lý (PiS) được 35,4% phiếu bầu, tiếp theo là Liên minh Công dân (KO) do ông Tusk lãnh đạo được 30,7%, đảng Con đường Thứ ba trung hữu với 14,4%, Cánh tả với 8,6% và Liên minh cực hữu với 7,2%. Điều đó có nghĩa là PiS chiếm 194 ghế trong quốc hội, KO được 157, Con đường Thứ ba được 65, Cánh tả 26 và Liên minh cực hữu 18 ghế.
Là phe đối lập, các lực lượng chính trị KO, Con đường thứ ba và Cánh tả đã cam kết thành lập chính phủ liên minh – họ cùng nhau có 248 ghế. Phe đối lập cũng tăng cường kiểm soát Thượng viện vốn kém quyền lực hơn, giành được 66 ghế so với 34 ghế của PiS.
Thành công này của họ đã khiến giới tinh hoa EU được tiếp thêm những luồng suy nghĩ lạc quan, bởi tính chất “thân châu Âu” của ông Donald Tusk mở ra nhiều dư địa cho việc kiến tạo đồng thuận, kể cả ở những vấn đề “tế nhị” chung quanh các trách nhiệm liên quan tới Ukraine.
Tờ Politico dẫn lời một nhà ngoại giao EU giấu tên: “Kết quả trên sẽ giúp EU hoạt động tốt hơn, nơi EU thực sự phản ánh các giá trị và nguyên tắc của mình, đặc biệt là sự đoàn kết và trách nhiệm. Việc từ chối các chính sách cực hữu sẽ được dùng làm ví dụ cho những người khác và điều này hy vọng sẽ dẫn đến việc EU trở nên mạnh mẽ hơn trước các mối đe dọa địa chính trị”.
Song, đến cuộc biểu tình phong tỏa biên giới Ba Lan – Ukraine ngày 6/11, dường như những trở lực mạnh mẽ đã xuất hiện sớm hơn dự kiến. Chúng đặt ra những thách thức to lớn cho cả công tác đối nội của Ba Lan, cả mối quan hệ song phương với Ukraine, lẫn những ý tưởng của EU. Không thể loại trừ khả năng tình hình còn có thể tiếp tục xấu đi, nếu các biện pháp tìm kiếm sự cân bằng giữa thực hiện các cam kết chung với bảo vệ lợi ích cho các nghiệp đoàn Ba Lan không được cân nhắc kỹ lưỡng. Tín hiệu tích cực đầu tiên, là Kyiv đã ngỏ ý “sẵn sàng cho các cuộc đối thoại mang tính xây dựng”.
Và, rất đáng chú ý, ngày 3/11, một lãnh đạo của đảng Liên minh cực hữu Ba Lan cho biết, đảng này ủng hộ cuộc biểu tình phong tỏa biên giới ngày 6/11. Ai cũng biết, khi mức sống bị hạ thấp và cuộc sống trở nên eo hẹp, tiếng nói của chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ có cơ hội được nhiều người lắng nghe hơn
Một cuộc bầu cử quan trọng với châu Âu
Hôm nay, ngày 15/10, cử tri Ba Lan đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử được đánh giá là rất quan trọng có thể định hình tương lai của Liên minh châu Âu (EU).
Theo kết quả thăm dò được công bố trước cuộc bầu cử, tỉ lệ ủng hộ dành cho đảng cầm quyền Luật pháp và Công lý (PiS) theo chủ nghĩa dân tộc đang ở mức 35%, trong khi 30% là tỉ lệ ủng hộ dành cho đảng Dân chủ (PO) đối lập, cánh hữu cấp tiến thân châu Âu.
Lập trường của Ba Lan rất quan trọng
Trong cuộc bầu cử này, PiS đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ 3 chưa từng có. Nếu thắng, PiS muốn thực hiện nhiều hơn chương trình nghị sự bảo thủ và tiếp tục đấu tranh để giành được vị thế của Ba Lan trong EU, đặc biệt là về hạn ngạch người di cư. Ở kịch bản còn lại, nếu chiến thắng rơi về tay PO, Warsaw có thể sẽ hợp tác với Brussels, đảo ngược các cải cách tư pháp của PiS cũng như nhiều chính sách bảo thủ xã hội hơn của nước này.
Những lá phiếu của người dân Ba Lan có thể định hình tương lai của EU.
Mặc dù cả hai đảng chính trên ở nước này đều khó có khả năng một mình thành lập chính phủ, nhưng cuộc bỏ phiếu vẫn có tầm quan trọng đối với EU. Ông Carlo Fidanza, một nghị sĩ EU của Italy nói rằng, lập trường của Ba Lan rất quan trọng đối với quan điểm chung của khối về cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Cả hai đảng đều cam kết hỗ trợ Ukraine, nhưng PiS đã dao động trong những tuần gần đây, liên quan đến tranh cãi về nhập khẩu nông sản của Kiev và sự xuất hiện của hàng trăm nghìn người tị nạn Ukraine ở Ba Lan. Nghị sĩ Carlo Fidanza nhấn mạnh: "Ba Lan thậm chí còn trở nên quan trọng hơn trong một năm rưỡi qua vì nước này đi đầu trong cuộc đối đầu với Nga. Do đó, cuộc bầu cử sẽ xác định xem lập trường này có được duy trì hay không và chắc chắn sẽ là một yếu tố ổn định cho vị thế địa chính trị của toàn thể EU".
Ngược lại, một nghị sĩ EU khác, ông Terry Reintke, đồng Chủ tịch Nhóm đảng Xanh/EFA trong Nghị viện châu Âu (EP), đang hy vọng PO sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, mặc dù họ là một phần của một nhóm chính trị khác. Theo ông, sự khác biệt chính là phe đối lập hiện tại rõ ràng đã có lập trường mang tính xây dựng khi nói đến việc can dự ở cấp độ châu Âu.
"Vì vậy, khi chúng ta nhìn thấy những thách thức phía trước, xoay quanh câu hỏi chúng ta sẽ định hình quá trình chuyển đổi xanh, di cư, chính trị cũng như các vấn đề khác của châu Âu như thế nào, trong khi PiS có quan điểm bảo thủ, thì PO lại mang tính xây dựng khi tham gia vào các vấn đề chung của EU", nghị sĩ Terry Reintke nêu quan điểm. Về phần mình, bà Arianna Angeli, Giáo sư luật tại Đại học Milan, cho rằng, Chính phủ Ba Lan hiện tại đã có thái độ đối đầu với EU và nếu PiS thắng, xu hướng này sẽ tiếp tục. Xung đột chính giữa Warsaw và Brussels liên quan đến vấn đề pháp quyền và sự độc lập của cơ quan tư pháp khỏi ảnh hưởng chính trị. "Những hành vi vi phạm liên tục này đôi khi sẽ tạo ra căng thẳng với các quốc gia thành viên khác của EU. Và cuối cùng, theo tôi, nó cũng có thể tạo ra các vấn đề trong cơ chế hoạt động của khối, vốn đang bị thách thức do căng thẳng nội bộ, bởi một trong những quốc gia thành viên của chính mình", giáo sư Ariana Angeli nhấn mạnh.
Vào ngày 15/10, toàn EU không chỉ theo dõi cuộc bầu cử mà còn theo dõi cuộc trưng cầu dân ý của Chính phủ Ba Lan. Cử tri sẽ được hỏi 4 câu hỏi, trong đó một câu hỏi về việc liệu họ có ủng hộ việc tiếp nhận người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Đông và châu Phi hay không. Liên quan đến vấn đề di cư, nhà phân tích chính trị tại Đại học Warsaw (Ba Lan) Spasimir Domaradzki nhận định, trong khi PiS có xu hướng cảnh báo công chúng rằng, nếu PO lên nắm quyền, hàng nghìn người di cư bất hợp pháp, có khả năng nguy hiểm sẽ đến Ba Lan do áp lực của EU, thì cả hai phe đều phản đối hệ thống tị nạn và di cư mới của EU.
Tuy nhiên, với bầu không khí căng thẳng xung quanh vấn đề nhập cư ở Ba Lan, một chính phủ của PO có thể có xu hướng trả tiền nhiều hơn để tránh phải chấp nhận người di cư và như vậy sẽ không có lập trường khác lắm với chính phủ hiện tại. Chuyên gia Spasimir Domaradzki lập luận rằng, sự khác biệt chính giữa phe cầm quyền hiện tại và phe đối lập là thái độ hướng tới hội nhập EU sâu sắc hơn. Chiến thắng của PiS sẽ khiến Warsaw tiếp tục ngăn chặn sự hội nhập sâu hơn của EU, trong khi sẽ có rất ít thay đổi từ góc độ chính sách nếu phe đối lập lên nắm quyền.
"Nhiệm kỳ thứ ba của PiS có nghĩa là việc tiếp tục chính sách ngăn chặn thảo luận về việc hội nhập hơn nữa của EU, trong khi trong trường hợp phe đối lập chiến thắng, nhiều lập luận phản đối việc hội nhập sẽ bị gạt sang một bên, cho phép các nhà lãnh đạo EU tiếp tục quá trình đó", nhà phân tích Spasimir Domaradzki nhấn mạnh.
Bài toán chưa có lời giải
Di cư luôn là vấn đề nan giải của EU khi hàng triệu người từ nhiều quốc gia, chủ yếu tại Trung Đông, châu Phi và châu Á, những người đang phải chịu đựng tình trạng bạo lực, xung đột gia tăng, bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế và nghèo đói, vẫn bất chấp nguy hiểm khi quyết định rời bỏ quê hương đi tìm miền đất mới. Làn sóng nhập cư bất hợp pháp đã gây ra những hệ lụy lớn và là thách thức của toàn EU, nên cần một cách ứng phó chung của toàn khối. Sau nhiều khó khăn, EU đã đạt được Hiệp định về di cư và tị nạn mới, do nước hiện là Chủ tịch EU Tây Ban Nha đề xuất, với sự ủng hộ của 22/27 nước thành viên. Tuy hiệp định này được đánh giá hoàn hảo về mặt lý thuyết, song thực tế, các nước EU khó tìm được tiếng nói chung về chia sẻ gánh nặng (cơ chế đoàn kết), hay việc mở hành lang cho người nhập cư hợp pháp. Đó là lý do Ba Lan và Hungary vẫn phản đối và bỏ phiếu chống, trong khi Cộng hòa Czech, Slovakia và Austria bỏ phiếu trắng đối với hiệp định.
Theo học giả Roberto Cajati, Phó Chủ tịch Quỹ Italy - Việt Nam, EU vẫn chưa thể tìm ra lời giải lâu dài và hiệu quả cho bài toán di cư do nhập cư bất hợp pháp ở châu Âu hiện là một vấn đề rất nhạy cảm và vị trí địa lý của các quốc gia thành viên khác nhau khiến gánh nặng di cư đối với từng nước là khác nhau. Theo chuyên gia Roberto Cajati, Thỏa thuận Dublin (1990) đã tạo ra một tình huống trong đó toàn bộ gánh nặng của những người nhập cư bất hợp pháp vào EU đổ lên các quốc gia thành viên nằm ở đường biên giới ngoài, khiến họ cảm thấy bị bỏ rơi trước một vấn đề cần phải đối mặt ở cấp độ châu Âu.
Trên thực tế, vấn đề di cư đã là ưu tiên hàng đầu của tất cả các chính sách an ninh châu Âu trong hơn một thập niên qua, nhưng không thể được áp dụng do tầm nhìn khác nhau của các quốc gia trong việc kiểm soát tình trạng này. Lý giải về nguyên nhân, ông Andrea Margelletti, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu quốc tế (Ce.SI) của Italy nhấn mạnh, EU thiếu đối tác đối thoại và không thống nhất được về việc tái định cư người di cư.
Thay vào đó, họ chỉ tập trung vào việc ngăn chặn dòng người di cư đến châu Âu. Nói cách khác, hiện EU không thể kiểm soát được dòng người di cư ồ ạt tìm cách nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu. Tuy nhiên, nếu xét đến tình trạng dân số già đi và suy giảm ở châu Âu thì việc mở cửa cho nhập cư hợp pháp để tiếp nhận một lượng lớn người trong độ tuổi lao động, dựa trên nhu cầu của thị trường việc làm, là vô cùng cần thiết.
"Gánh nặng" Ukraine và cuộc biểu tình lớn nhất lịch sử Ba Lan Cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất lịch sử Ba Lan khiến phe đối lập thêm hi vọng vào một "cú đảo chiều" trong cuộc bầu cử quan trọng sắp tới, nhưng vấn đề Ukraine được dự báo là có thể mang lại những ưu thế chính trị giúp phe cầm quyền hậu thuẫn Tổng thống Andrzej Duda tiếp tục dẫn đầu....