Màu sắc nước tiểu thay đổi có phải là bệnh lý?
Màu sắc nước tiểu thay đổi hay nước tiểu sẫm màu do nhiều thay đổi sinh lý, bệnh lý hoặc do dùng một số loại thuốc nào đó.
Vậy phải làm thế nào để biết và có phản ứng phù hợp?
Nước tiểu – Ảnh minh họa
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc, mùi và thành phần nước tiểu
Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Bệnh viện K, cho biết nước tiểu do hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) thải ra, nếu không có bệnh thì là dịch vô khuẩn.
Khi nước tiểu được thải ra đến niệu đạo thì không còn vô khuẩn vì lớp biểu mô ở đây đã có vi khuẩn yếm khí. Nước tiểu khi thải ra ngoài đều sẽ thay đổi không chỉ màu sắc mà còn cả mùi và thành phần, có phải do bệnh lý hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Một số bệnh làm biến đổi lượng, độ đậm đặc và màu sắc của nước tiểu. Tuy không độc nhưng vì là chất mà cơ thể thải ra cho nên nước tiểu cũng có những chất mà cơ thể khó dung nạp và có thể kích thích da và mắt.
Chỉ ở điều kiện sống của những nhà du hành vũ trụ người ta mới phải xử lý nước tiểu thành nước có thể uống được.
Có rất nhiều yếu tố làm thay đổi màu sắc của nước tiểu. Màu sắc của nước tiểu có thể thay đổi từ trong đến sẫm như màu hổ phách nhưng thường có màu vàng nhạt, phần lớn tùy thuộc vào sự mất nước (ra mồ hôi)…
Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá lớn đến màu sắc của nước tiểu, đa phần không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu nước tiểu sậm màu kéo dài đi kèm với triệu chứng bất thường, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý nghiêm trọng cần làm xét nghiệm nước tiểu mới có thể định hướng chẩn đoán bệnh, không thể chỉ dựa vào quan sát.
Nhận biết bệnh qua nước tiểu?
Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn, giảng viên Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, cảnh báo màu sắc của nước tiểu cũng có thể nói lên chính xác tình trạng sức khỏe của cơ thể. Vì vậy, cần chú ý theo dõi:
- Nước tiểu trong suốt: Nước tiểu trong suốt cho thấy bạn đã uống nhiều hơn lượng nước khuyến cáo hằng ngày. Nhu cầu nước hằng ngày là 1,5 – 2 lít. Mặc dù uống nhiều nước thì tốt, nhưng uống quá nhiều nước có thể làm cơ thể mất đi các chất điện giải.
Nếu chỉ thỉnh thoảng nước tiểu mới trong suốt thì không cần phải lo lắng. Nhưng tình trạng này luôn luôn xảy ra thì cần phải cắt giảm lượng nước uống hằng ngày.
Một khi không uống quá nhiều nước nhưng nước tiểu vẫn rất nhiều và không màu thì có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo nhạt cần đi khám ngay.
- Nước tiểu vàng sậm: Biểu hiện có thể bị mất nước. Khi không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, các chất trong nước tiểu sẽ trở nên cô đặc hơn. Tình trạng này thường thấy khi lấy nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng do chúng ta tạm thời hạn chế nước qua đêm.
Video đang HOT
- Nước tiểu màu đỏ hoặc hồng: Đây là một tình trạng cảnh báo, nhưng không phải tất cả mọi trường hợp đều nghiêm trọng. Tình trạng này có thể do một số nguyên nhân sau:
Một số loại thực phẩm bạn dùng, chẳng hạn như củ cải đường, quả mâm xôi, đại hoàng…
Dùng thuốc Rifampin, một loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh lao.
Thuốc Phenazopyridine, một loại thuốc làm giảm đau đường tiết niệu, hoặc thuốc nhuận tràng có chứa senna.
Ngộ độc chì hoặc thủy ngân.
Đôi lúc nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng có liên quan đến máu. Các yếu tố có thể gây ra tiểu máu bao gồm: chấn thương; tắc nghẽn hệ niệu; nhiễm trùng đường tiết niệu; bệnh thận; phì đại tiền liệt tuyến; ung thư;
Tiểu porphyria (một rối loạn di truyền hiếm gặp của các tế bào hồng cầu); thiếu máu tán huyết nội mạch cấp (trong nước tiểu chứa chất gọi là hemoglobin niệu); chấn thương cơ nghiêm trọng (làm tăng myoglobin và chất này thải qua nước tiểu).
Có máu trong nước tiểu là một vấn đề cần được quan tâm. Nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy bạn nên đến gặp và khám với bác sĩ ngay lập tức.
- Nước tiểu màu cam: Có thể do các loại thuốc gây ra, ví dụ như: thuốc kháng sinh Rifampicin; các thuốc giảm đau Phenazopyridine; thuốc Sulfasalazine: điều trị viêm khớp, hội chứng ruột kích thích; một số thuốc nhuận tràng; các chất dùng trong hóa trị cũng có thể làm nước tiểu chuyển màu cam; có thể do cơ thể bị mất nước.
Một số tình trạng bệnh lý liên quan đến ống mật chủ hoặc gan cũng có thể thay đổi nước tiểu thành màu cam.
- Nước tiểu màu xanh dương hoặc xanh lá: Đây là một tình trạng rất hiếm ở người. Nước tiểu có thể chuyển sang màu xanh dương hoặc xanh lá vì những nguyên nhân sau đây:
Thuốc nhuộm: Một số thuốc nhuộm thực phẩm có thể gây ra nước tiểu màu xanh lá cây. Thuốc nhuộm được sử dụng cho một số xét nghiệm chức năng thận và bàng quang có thể làm nước tiểu chuyển màu xanh. Thuốc thường sử dụng là xanh methylene.
Thuốc: Thuốc và các hợp chất có chứa phenol như Promethazine sử dụng điều trị cho dị ứng, buồn nôn. Hoặc Propofol là một loại thuốc sử dụng trong gây mê. Amitriptyline điều trị bệnh lý trầm cảm. Cimetidine: Thuốc giúp làm giảm axit trong dạ dày và một số thuốc giảm đau. Ngoài ra còn có một số vitamin tổng hợp.
Tình trạng bệnh lý: Tăng canxi máu có tính gia đình lành tính, một rối loạn di truyền hiếm gặp, đôi khi được gọi là hội chứng tã xanh vì trẻ bị rối loạn có nước tiểu màu xanh.
Biliverdin (sắc tố mật): Khi có sự bất thường giữa đường mật và đường tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn Pseudomonas.
- Nước tiểu màu nâu sẫm hoặc màu coca: Tình trạng này có thể là kết quả của thức ăn (ăn một lượng lớn đậu tằm, đại hoàng hoặc lô hội…).
Thuốc: Một số loại thuốc có thể làm sẫm màu nước tiểu, bao gồm thuốc chống sốt rét Chloroquine và Primaquine; thuốc kháng sinh như Metronidazole và Nitrofurantoin. Thuốc nhuận tràng có chứa cascara hoặc senna. Thuốc giãn cơ methocarbamol.
Bệnh lý: Một số rối loạn bệnh lý gan, thận và nhiễm trùng đường tiết niệu có thể chuyển nước tiểu màu nâu sẫm.
Tập thể dục cực nặng. Chấn thương cơ do tập thể dục quá sức có thể dẫn đến tổn thương thận.
- Nước tiểu mờ hoặc đục: Nước tiểu mờ hoặc đục có thể bắt nguồn là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận. Hoặc đó là triệu chứng của một số bệnh mãn tính và bệnh thận.
'Vùng kín' tiết dịch - Khi nào là bất thường?
Dịch âm đạo là hiện tượng bình thường của phụ nữ, có chức năng làm sạch và bảo vệ âm đạo, nhưng đôi khi dịch âm đạo bất thường có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Tiết dịch âm đạo là hoàn toàn bình thường và tất cả phụ nữ đều gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, một số người thắc mắc làm thế nào để phân biệt được đâu là hiện tượng sinh lý bình thường và đâu là dấu hiệu của một vấn đề bệnh lý?
Bài viết dưới đây giải thích tầm quan trọng của dịch âm đạo trong việc giữ an toàn cho cơ thể nữ giới, cũng như cách phát hiện dịch tiết bất thường có nghĩa là đã đến lúc bạn cần đến gặp bác sĩ.
1. Dịch âm đạo là gì?
Dịch âm đạo (còn gọi khí hư) là một chất lỏng hơi sệt, trong suốt hay có màu trắng hoặc trắng đục tiết ra từ âm đạo của người phụ nữ. Hầu hết phụ nữ bị tiết dịch âm đạo lần đầu tiên khi đến tuổi dậy thì và tiếp tục cho đến sau khi mãn kinh.
Dịch tiết âm đạo được sản xuất bởi các tuyến trong âm đạo và cổ tử cung, giữ vai trò đào thải các tế bào chết và vi khuẩn ra ngoài. Mỗi ngày, một lượng nhỏ chất lỏng chảy ra khỏi âm đạo, làm sạch âm đạo để giữ cho môi trường âm đạo luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Đây là một cơ chế tự nhiên hoàn toàn bình thường mà cơ thể bạn sử dụng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Khí hư là chất dịch sinh lý tiết ra trong cơ thể người phụ nữ có vai trò quan trọng giúp môi trường âm đạo ở trạng thái cân bằng.
Theo ThS. BSCKII Diêm Thị Thanh Thủy - Trưởng khoa khám Sản tự nguyện, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khí hư giữa kỳ kinh thường trong hoặc trắng đục, không có mùi là bình thường, khí hư sinh lý chỉ hơi nồng nồng nhẹ. Có những người tiết dịch nhiều cũng là bình thường.
Một số phụ nữ bị tiết dịch hàng ngày, trong khi một số thì thỉnh thoảng mới thấy khí hư. Lượng dịch tiết âm đạo ở mỗi người khác nhau. Màu dịch âm đạo, độ đặc và lượng dịch cũng thay đổi theo từng ngày, tùy thuộc vào từng thời gian trong chu kỳ kinh nguyệt.
2. Khi nào thì dịch âm đạo được coi là bất thường?
Dịch âm đạo thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Những thay đổi về màu sắc và độ đậm đặc tự nhiên thường tương quan với sự rụng trứng. Tuy nhiên, một số thay đổi nhất định có thể là bất thường nếu chúng nằm ngoài những thay đổi tự nhiên liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Dịch âm đạo thường xuất hiện nhiều hơn trước thời điểm rụng trứng, trước kỳ kinh nguyệt, hoặc khi có kích thích tình dục, có tác dụng bôi trơn và khiến phụ nữ đạt khoái cảm hơn.
Tuy nhiên, nếu dịch tiết âm đạo có màu sắc hoặc mùi lạ cho thấy có điều gì đó không ổn. ThS.BSCKII Diêm Thị Thanh Thủy cho biết: Khi khí hư có màu vàng, màu xanh, hơi hồng hoặc có mùi kèm theo ngứa ngáy, khó chịu, rát vùng kín thì thường là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa.
Dưới đây là các loại dịch âm đạo khác thường và nguyên nhân:
Dịch âm đạo đặc và có màu trắng đục hơi giống phô mai tươi: Đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nấm men kèm theo ngứa, rát, nhức hoặc đau. Khi bị nhiễm nấm âm đạo, phụ nữ có thể bị đau khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục, cũng có thể bị sưng hoặc phát ban quanh âm hộ.
Dịch âm đạo màu trắng, vàng hoặc xám: Đây là một biểu hiện của viêm âm đạo do vi khuẩn. Các triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn bao gồm khí hư có mùi tanh sau khi giao hợp, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, ngứa âm đạo, đỏ và sưng tấy nhẹ.
Dịch âm đạo bất thường kèm theo những triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy âm hộ, âm đạo, cảm giác đau ê ẩm ở vùng dưới, giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục... thì nguy cơ mắc bệnh phụ khoa là rất lớn.
Dịch âm đạo màu vàng hoặc xanh lá cây, đặc hoặc vón cục: Có thể do nhiễm trùng roi Trichomonas. Bệnh này thường lây nhiễm qua quan hệ tình dục, nếu không được chữa trị dễ dẫn đến viêm buồng trứng, cổ tử cung và là nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ.
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm Trichomonas là ra nhiều khí hư, màu trắng đục, nhày dính, có bọt; âm đạo, âm hộ bị đỏ rát, nhất là khi có kinh nguyệt; niêm mạc âm đạo có hiện tượng sung huyết, đôi khi tụ huyết; người bệnh rất ngứa ngáy, khó chịu...
Dịch âm đạo màu nâu hoặc có máu:
TS. Nguyễn Mai Hoàng:
Dịch âm đạo có máu là bình thường nếu nó xảy ra trong hoặc ngay sau kỳ kinh nguyệt của bạn. Tuy nhiên khi dịch âm đạo xuất hiện vào cuối kỳ nguyệt san nhưng có màu nâu hoặc dịch âm đạo có máu vào giữa chu kỳ bạn cần phải cẩn thận.
https://suckhoedoisong.vn/dich-am-dao...
Dịch âm đạo màu nâu hoặc có lẫn máu có thể là tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn nếu kèm theo các triệu chứng như đau vùng chậu hoặc chảy máu âm đạo. Trường hợp này chị em cần đi khám để bác sĩ thăm khám ngay vì có thể là chỉ dấu của một bệnh nghiêm trọng.
Dịch âm đạo có bọt, màu vàng: Có thể là một biểu hiện khi mắc bệnh lậu. Các triệu chứng bao gồm đau vùng chậu. Chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra cụ thể.
Theo BS. Nguyễn Tuấn Anh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây tiết dịch bất thường. Nếu đang hoạt động tình dục và nhận thấy sự thay đổi trong dịch tiết của mình, hãy đi khám. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng khác, bao gồm cả vô sinh.
3. Vệ sinh đúng cách giúp ngăn ngừa tiết dịch âm đạo bất thường
Để phòng ngừa nhiễm trùng âm đạo, phụ nữ nên thực hành tốt việc vệ sinh vùng sinh dục và mặc đồ lót thoáng khí, bằng chất liệu cotton là tốt nhất. Theo ThS.BSCKII Diêm Thị Thanh Thủy, vi khuẩn kỵ khí có thể gây viêm nhiễm âm đạo. Vi khuẩn này vốn tồn tại trong âm đạo và khi gặp môi trường thuận lợi sẽ phát triển, nhất là môi trường kỵ khí như mặc quần áo quá chật, quá bí trong một thời gian dài.
Chỉ nên rửa phía ngoài âm hộ bằng xà phòng mềm, nhẹ và nước ấm để giữ cho âm đạo sạch sẽ. Không nhất thiết phải thoa xà phòng trực tiếp lên vùng âm đạo. Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo vì đây là hành động làm mất cân bằng độ pH âm đạo và gây ra nhiều bệnh phụ khoa. Ngoài ra, hãy tránh xa các loại thuốc xịt và bồn tắm tạo bọt dành cho phụ nữ.
Thường xuyên lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm nhập vào ống âm đạo gây viêm nhiễm. Thực hành tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nếu nhận thấy dịch tiết âm đạo của mình không bình thường, bạn cần đến gặp bác sĩ phụ khoa để có hướng dẫn tốt hơn và đề xuất những xử trí cần thiết. Khi thấy các dấu hiệu bất thường về dịch âm đạo như màu sắc, mùi khác thường, âm đạo ngứa, rát, bị đau bụng dưới... cần tới bác sĩ chuyên khoa ngay để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh ở tuyến tiền liệt có ảnh hưởng đến khả năng tình dục? Tuyến tiền liệt có vai trò chủ yếu là cung cấp tinh dịch, là môi trường cho hoạt động của tinh trùng. Nếu tuyến tiền liệt có vấn đề có gây ảnh hưởng đến khả năng tình dục của các quý ông không? 1. Bệnh ở tuyến tiền liệt ảnh hưởng đến tình dục như thế nào? Tuyến tiền liệt là một tuyến...