Mạng xã hội ‘chống Facebook’ tăng 2,5 triệu thành viên trong một tuần
Theo ZDNet , cư dân mạng đang rời bỏ những mạng xã hội thuộc Big Tech như Facebook , Twitter để chuyển sang MeWe vì chính sách ưu tiên quyền riêng tư của nền tảng này.
Chính sách không quảng cáo của MeWe được lòng nhiều người
Làn sóng “di cư” của cư dân mạng xuất phát từ việc Facebook , Twitter liên tục xâm phạm quyền riêng tư của người dùng, thao túng thông tin và can thiệp chính trị. Và những mạng xã hội có chính sách tự do ngôn luận hay tôn trọng quyền riêng tư như MeWe đang được lợi từ cuộc “di cư” này.
Mạng xã hội MeWe có trụ sở tại Los Angeles (Mỹ) đang nằm trong danh sách những ứng dụng được tải về nhiều nhất trên Google Play, chỉ thua các ứng dụng nhắn tin bảo mật như Signal hay Telegram. Ra mắt lần đầu vào năm 2016, MeWe tuyên bố là mạng xã hội không có quảng cáo, cho phép người dùng toàn quyền kiểm soát dữ liệu. Những chính sách như vậy đã khiến MeWe được xem là mạng xã hội “chống Facebook ”.
MeWe đã kết nạp 2,5 triệu thành viên mới trong tuần trước, con số đạt mức kỷ lục trong suốt quá trình hoạt động của MeWe. Tính đến thời điểm hiện tại, nền tảng có 15,5 triệu thành viên, trong đó 50% lượng thành viên đến từ các quốc gia ở ngoài Bắc Mỹ. MeWe đã được dịch sang 20 thứ tiếng và hiện là ứng dụng mạng xã hội hàng đầu tại Hồng Kông.
MeWe có lượt tải về trên Google Play chỉ thua Signal và Telegram
Công ty cho biết số lượng thành viên của họ tăng thường xuyên khi người dùng ngày càng có nhu cầu tìm đến những mạng xã hội tôn trọng khách hàng. Người sáng lập Mark Weinstein ban đầu hình dung MeWe sẽ là một ứng dụng cho phép người dùng trò chuyện và chia sẻ thông tin, nhưng khi Weinstein chuyển đến California, ông quyết định xây dựng MeWe thành nền tảng đối đầu với Facebook .
'Xóa tài khoản mạng xã hội của ông Trump chỉ là biện pháp nhất thời'
Một giải pháp lâu dài là điều cần có để đảm bảo các mạng xã hội hoạt động tốt hơn trong tương lai.
Ngày 7/1, sau cuộc bạo động tại tòa Quốc hội Mỹ (Điện Capitol), Twitter và Facebook ra quyết định tạm khóa tài khoản Tổng thống Donald Trump. Ngày 8/1, Twitter tuyên bố "xóa vĩnh viễn" tài khoản cá nhân của ông Trump.
Nhiều người sẽ ca ngợi quyết định này vì ngăn những tác động tiêu cực có thể xảy ra, sau các tuyên bố gây kích động của tổng thống. Số khác cho rằng đây là hành động vi phạm quyền tự do ngôn luận của ông Trump.
Lần đầu tiên có tài khoản mạng xã hội của tổng thống Mỹ bị một công ty xóa bỏ.
Quyết định chưa từng có
Giới chuyên gia gọi đây là quyết định chưa từng có. "Đây là bước ngoặt cho cuộc chiến giành quyền kiểm soát ngôn luận kỹ thuật số", Edward Snowden, cựu mật vụ FBI sống tại Nga nhận định.
Thực tế, đây không phải lần đầu các mạng xã hội cấm phát ngôn của những nhân vật chính trị tầm cỡ.
Sau những báo cáo về nạn diệt chủng ở Myanmar, Facebook đã cấm tướng lĩnh, giới lãnh đạo quân sự nước này sử dụng nền tảng của họ. Mạng xã hội lớn nhất thế giới cũng cấm cửa Hezbollah - tổ chức chính trị, vũ trang theo đạo Hồi dòng Shia. Nguyên nhân bởi Hezbollah bị Mỹ xác định là tổ chức khủng bố, bất chấp thực tế tổ chức này đang nắm giữ ghế trong quốc hội Lebanon.
Ngoài ra, các lãnh đạo quốc gia bị Mỹ trừng phạt cũng chịu chung số phận. Theo EFF , cả Facebook và Twitter đều cho rằng nội dung do các quan chức đăng tải đáng được chú ý hơn cá nhân bình thường.
Lệnh cấm của Twitter đối với tài khoản của Tổng thống Trump gây nên hai luồng ý kiến.
Tuy nhiên, các chính sách hạn chế lại không được áp dụng đồng đều trên toàn thế giới. Xét cho cùng, ông Trump không phải là lãnh đạo duy nhất sử dụng mạng xã hội để gửi đến công chúng ý kiến của mình. Đảng Nhân dân Ấn Độ thuộc phe Thủ tướng Narendra Modi là một ví dụ.
Dù đạt được những lợi ích ngắn hạn cùng sự hài lòng của không ít người, hành động cấm cửa ông Trump đặt ra nhiều câu hỏi về tự do ngôn luận. Ai có quyền quyết định những gì chúng ta có thể và không được nói? Khi một công ty kiểm duyệt cả tổng thống, điều đó đem đến thông điệp gì?
Những nhà hoạch định chính sách của Facebook, đặc biệt là Mark Zuckerberg nhiều năm qua thể hiện sự kém cỏi trong đánh giá điều gì là phù hợp hay không. Từ lệnh cấm hở ngực, khóa tài khoản người dùng phát ngôn thù địch cho đến thất bại trong loại bỏ kêu gọi bạo lực ở Myanmar, Ấn Độ và nhiều nơi khác. Có thể nói, không còn gì để tin tưởng Zuckerberg nói riêng và cả giới lãnh đạo công nghệ nói chung.
"Mạng xã hội cần phải minh bạch hơn"
Để khắc phục những lo ngại trên, nhiều người kêu gọi cần có các luật định liên quan. Cụ thể là việc chỉnh sửa hoặc bãi bỏ Điều 230 trong luật về Chuẩn mực Truyền thông của Mỹ, bảo vệ các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, YouTube khỏi các vụ kiện về nội dung.
Bãi bỏ Điều 230 không buộc Facebook, Twitter xóa các bài đăng của ông Trump, cũng như ngăn họ xóa nội dung mong muốn, dù là video khiêu dâm hay phát ngôn gây kích động của tổng thống. Tu chính án thứ nhất cho phép các công ty quản lý nền tảng theo cách của họ.
Thậm chí, xóa Điều 230 còn cản trở phát triển của các công ty công nghệ, đối thủ cạnh tranh Facebook, đồng thời gây rủi ro lớn về trách nhiệm pháp lý. Ví dụ, nếu không có Điều 230, luật sư của Facebook có thể biện hộ những nội dung chống phát xít là quá nguy hiểm, sau các cuộc tấn công của chính quyền ông Trump nhắm vào Antifa.
Cấm Tổng thống Trump khỏi mạng xã hội chỉ là biện pháp ngắn hạn gây tranh cãi.
Các nền tảng mạng xã hội hạn chế hầu hết nội dung liên quan tới những tổ chức khủng bố nước ngoài vì sợ liên đới trách nhiệm. Bằng chứng là tội ác chiến tranh ở Syria, các bài phát biểu chống khủng bố đã bị xóa bỏ. Tương tự là bất kỳ nội dung của các quốc gia đang bị Mỹ trừng phạt. Trang thương mại Etsy thậm chí còn cấm một con búp bê thủ công sản xuất tại Mỹ vì có từ "Persian".
Không khó để thấy các công ty đang cố gắng thu lợi từ việc kiểm soát bài đăng, chứ không phải mục tiêu "kết nối thế giới" mà họ đề ra.
Bãi bỏ Điều 230 không phải là cách giải quyết. Tạo điều kiện cho cạnh tranh diễn ra nhiều hơn mới là vấn đề. Đây là điểm chính quyền Biden nên tập trung trong những tháng tới. Những nỗ lực đó phải bao gồm việc liên hệ các chuyên gia kiểm duyệt giải quyết vấn đề người dùng toàn thế giới phải đối mặt, thay vì chỉ tập trung vào tranh luận bên trong Mỹ.
Các nền tảng biết cần phải làm gì, bởi xã hội đã góp ý cho họ trong nhiều năm qua. Mạng xã hội cần minh bạch hơn, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc hiện có để ra quyết định có trách nhiệm. Quan trọng nhất, phải đảm bảo các quyết định đưa ra phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền toàn cầu.
Cấm Tổng thống Trump khỏi mạng xã hội chắc chắn gây tranh cãi, chưa kể đây chỉ là biện pháp ngắn hạn. Một giải pháp lâu dài là điều cần có để đảm bảo các nền tảng xã hội hoạt động tốt hơn trong tương lai.
Twitter có sai luật khi khóa tài khoản ông Trump? Không chỉ Twitter, Facebook và hàng loạt mạng xã hội khác cũng chặn tài khoản của tổng thống Mỹ. Việc Twitter xóa vĩnh viễn tài khoản của ông Trump vào ngày 8/1 được ví như chặn đứng kênh truyền thông hiệu quả nhất của tổng thống Mỹ. Ông Trump đã sử dụng Twitter như kênh phát ngôn chính thức của mình kể từ...