Mãn nhãn sanh cổ “Nhất tọa kinh thiên“ định giá lên đến 11 tỷ đồng
Cây sanh cổ dáng làng gần 200 năm tuổi có bông tán đẹp khiến nhiều người có mặt ở triển lãm cây cảnh bất ngờ trước tác phẩm “siêu cây” này.
Cây sanh cổ “Nhất tọa kinh thiên” lần đầu xuất hiện tại triển lãm Sinh vật cảnh 2018 khiến nhiều người trầm trồ khen ngợi bởi dáng thế đẹp .
Cây sanh cổ có bông tán rộng. Ảnh: Dân Việt.
Theo tìm hiểu chủ của “siêu cây” này là ông Vũ Trọng Thủy, một doanh nhân Hà Nội gốc Ý Yên, Nam Định, thành viên CLB Sinh vật cảnh Nam Định.
Chia sẻ trên báo Dân Việt , chủ cây cho biết, ông và người anh trai ruột của mình tự tay tạo hình, chăm sóc và được gọi với những cái tên như “Nhất tọa kinh thiên”, “Đại thụ dáng làng” hay “Dáng làng Nhất Phúc”.
Theo chủ nhân cây cảnh , ngày xưa cây sanh này được trồng trên mặt bệ nước ăn ở quê. Sau một thời gian dài để cây mọc tự nhiên, gia đình ông mới bắt đầu tạo tác cân đối, chăm sóc tỉ mỉ dựa theo ý tưởng từ cây đa Tân Trào .
“Siêu cây” sanh qua nhiều thế hệ hệ thì giờ đây nó đã trở thành vật báu gia truyền của gia đình ông Thủy.
Cây sanh cổ ngót 200 năm tuổi có chiều cao khoảng 3 mét, tán rộng hơn 5 mét. Ảnh: Dân Việt.
Nhìn từ xa nhiều người không khỏi ngỡ ngàng bởi cây sanh cổ được tạo tác theo lối chơi cây cảnh của người xưa. Cây có kích thước khủng với chiều cao và đường kính bệ đá bay đã hơn 3 mét. Bộ rễ khỏe, đan xen vào nhau như mắt sàng. Những hang hốc tự nhiên rất đẹp và ấn tượng, tán cây hơn 5 mét xòe rộng vươn cao tạo nên dáng thế độc đáo.
Cây sanh cổ này cây gia truyền nhiều đời của gia đình ông, tính đến nay đã gần 200 năm tuổi.
Để có được tác phẩm “báu vật để đời” như vậy chủ cây đã nhờ nhiều nghệ nhân trong giới chơi cây cảnh tham vấn về dáng thế và cách thực hiện để tạo tác nên tác phẩm sanh cổ độc đáo.
Đối với cây cảnh, bonsai ông Thủy thường ưa dùng loại đá lũa, đá da voi hoặc đá tuyết sơn…có sự góc cạnh bởi ông muốn tác phẩm của mình hoàn toàn do thiên tạo chứ không phải nhân tạo.
Với niềm đam mê cây cảnh và mong muốn tạo nên tác phẩm sanh cổ độc, hai anh em ông Thủy tạo dáng theo một bông tán tròn duy nhất mang ý nghĩa thái bình, đoàn kết và hạnh phúc. Trình độ tạo dáng cây đẳng cấp cùng với thời gian tạo nên một tác phẩm khiến dân chơi cũng phải ngạc nhiên, trầm trồ khen ngợi.
Tất cả bệ dưới rễ bằng đá lũa phết sơn, qua thời gian đến nay gần như đã bay hết màu sắc.
Dù rất nhiều sự kiện có lời mời nhưng đây mới là lần thứ 2 cây sanh dáng làng Nhất Phúc được đưa tới triển lãm.
Được biết, thời điểm cây cảnh sốt giá vào năm 2010, đã có người trả giá cây hơn 11 tỷ nhưng gia đình không bán mà muốn giữ lại để truyền tiếp cho thế hệ sau.
Cây sanh cảnh được nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp độc đáo trong những loại cây cảnh. Trong thực tế thị trường cây cảnh tại Việt Nam thời gian qua đã cho thấy có rất nhiều cây sanh “cổ – kỳ – mỹ” đã được định giá tiền tỷ.
Bên cạnh đó, cây sanh không phải là một cây cảnh thông thường mà nó loài cây mang nhiều ý nghĩa rất lớn đến sự sinh sôi nảy nở, tài lộc cho gia chủ. Bởi vậy thời gian vừa qua nhiều cây sanh cổ dáng thế độc đáo được định giá tiền tỷ không còn gây choáng váng đối với nhiều người.
Đã mắt với vẻ kỳ quái, hầm hố của “siêu cây", trả bao nhiêu cũng không bán
Cây sanh cổ cỡ đại gần 200 năm tuổi, dáng "Vạn thọ trường xuân", thế siêu hoành nhìn rất hầm hố được ông Thọ mua cách đây gần 20 năm. Giới chơi cây cho rằng, giá trị phải lên đến "triệu đô".
"Siêu cây triệu đô", đại gia Hà Nội để chơi không bán
Nghệ nhân Nguyễn Gia Thọ, chủ nhân của tác phẩm sanh cổ cỡ đại "Vạn thọ trường xuân" là một đại gia có tiếng trong giới chơi cây cảnh Việt Nam. Hiện ông giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội cây cảnh TP. Hà Nội. Trong giới sinh vật cảnh Việt Nam mọi người thường gọi ông là "Thọ nhựa" vì ông trưởng thành từ ngành nhựa.
Sau nhiều năm chơi cây cảnh, ông chọn cho mình một lối chơi riêng. Các cây ông sở hữu thường có dáng thế quái, lạ. Một trong những cây có dáng thế như vậy là tác phẩm sanh cổ cỡ đại "Vạn thọ trường xuân".
Theo chủ nhân tác phẩm, cây có tuổi đời gần 200 năm có nguồn gốc từ miền Bắc. Đây là dòng cây bonsai cỡ đại, cây cao khoảng 3m, đường kính bệ rễ gần 3m.
"Vì cây nhiều năm tuổi nên có thể coi đây là cây dị thảo. Những cây bonsai lớn sống trong chậu rất khó vì ít có cây nào lớn sống được trên chậu làm cảnh. Thời kỳ đưa lên chậu phải có một chế độ chăm sóc đặc biệt. Việc tạo tay cành, bông tán cũng khó, mất thời gian hơn nhiều lần những cây nhỏ vì tay cành, bông tán phải cân đối, hài hòa với thân", chủ nhân tác phẩm chia sẻ.
Cây sanh cổ này được ông Thọ mua cách đây gần 20 năm. Sau 20 năm kiên trì tạo tác, hiện cây đã gần như hoàn chỉnh. Nhiều đại gia đến hỏi mua nhưng ông Thọ đều từ chối không bán. Giới chơi cây đánh giá, cây lớn mà già và gần như hoàn thiện như thế này phải có giá "triệu đô".
Cùng Dân trí chiêm ngưỡng "siêu cây triệu đô" của vị đại gia Hà Nội
Tác phẩm sanh cổ cỡ đại "Vạn thọ trường xuân", dáng siêu hoành có tuổi đời gần 200 năm. Cây gồm một thân lớn, một ngọn trực và một ngọn nằm ngang (hoành)
Bộ bệ rễ khủng ôm đá, nhìn gần như đá hóa thạch
Theo giới chơi cây, tác phẩm "vạn thọ trường xuân" hội tụ đủ 4 yếu tố cổ - kỳ - mỹ - văn
Trải qua năm tháng, cây nổi u cục cùng với sự tạo hóa của con người đã tạo nên một tác phẩm độc đáo
Cây lớn đòi hỏi người nghệ nhân mất rất nhiều công sức tạo tác tay cành, bông tán
Các tay cành, bông tán được làm sao cho hài hòa với thân cốt lớn như vậy rất khó
Nhiều vị khách đến đều ngạc nhiên bởi sự kì vĩ, hầm hố của tác phẩm sanh cổ
Cây cảnh "lực sĩ"18 tỷ đồng, báu vật để đời hay đại gia "chém gió"? Có người ví cây sanh cổ "lực sĩ" của một chánh tổng Hà Nội xưa đẹp nhất cây cảnh đất Hà Nội khiến nhiều người bất ngờ. Trong giới chơi cây cảnh hiện nay ở Việt Nam gần đây, có nhiều cây sanh được xếp vào dạng "hiếm có, khó tìm" bởi thế dáng độc lạ và được định giá tới cả chục...