Mãn nhãn cây đa dáng làng có giá 2 tỷ đồng “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội
Tác phẩm có dáng thế tự nhiên, thân cây ôm đá, tuổi đời khoảng 70 năm. Người nghệ nhân mất 20 năm tạo tác, đây được coi là cây đa dáng làng đẹp nhất Việt Nam.
Mãn nhãn cây đa dáng làng có giá 2 tỷ đồng “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội
Ông Đỗ Văn Hài (Gia Lâm, Hà Nội ), chủ nhân tác phẩm đa dáng làng cho biết, đây là một tác phẩm quý, toàn bộ bệ rễ ôm đá, tay cành đã hoàn thiện, xung quanh thân cây có những rễ buông thẳng từ các cành lớn xuống dưới nhìn rất tự nhiên
Giới chơi cây cảnh đánh giá đây là cây đa độc đáo nhất Hà Nội bởi để tạo tác một cây đa nhìn ưng mắt khó gấp nhiều lần cây sanh . Đã có rất nhiều đại gia muốn sở hữu nhưng chủ nhân chưa bán
Tác phẩm có tuổi đời khoảng 70 năm, ông Hài mất 20 năm tạo tác
Theo ông Hài, để tạo một cây đa khó gấp nhiều lần cây sanh , người nghệ nhân phải tốn rất nhiều công sức. Cây sanh có nhiều cách làm nên nhiều dáng thế nhưng cây đa khó làm nên chỉ có dáng làng (dáng tự nhiên) là đẹp nhất, chủ nhân tác phẩm cho hay
Ông Hài cho biết, màu da của cây đa thường xanh và xỉn màu nhưng cây đa này màu da rất sáng, da (vỏ cây) vàng như da cây sanh . Ngoài gốc cây ôm đá, điểm trên thân cây còn ôm một chậu đá để tạo sự già cỗi cũng như sự chắc chắn cho cây
Tạo tác bông tán cây đa cũng rất khó vì lá đa lớn. Chính vì vậy người nghệ nhân thường để tự nhiên và chỉ uốn tay cành sao cho người xem cảm tưởng không có sự tác động của con người
Ngoài điểm nhấn là các rễ phụ thẳng nối bệ rễ với các cành, người nghệ nhân còn tạo thêm một cành rơi cho cây mềm mại
Bệ rễ trắng trườn theo đá lên cao dần nhìn như một dòng suối. Trải qua thời gian cùng với sự kiên trì của người nghệ nhân, các rễ đã đan xen vào nhau, ôm chặt vào các mỏm đá
Nhiều rễ cây đã nứt vì cây quá già
Một điểm đặc biệt của tác phẩm có một số tay cành lớn được uốn như tay cành cây sanh . Các điểm cắt, đục đã liền sẹo nên nhìn cây rất sạch sẽ
Các tay cành lớn nối từ thân cây cũng đã múp sẹo. Theo ông Hài, cây làm mất nhiều thời gian, dòng cây đa lá lông quý nên giá trị chuyển nhượng vào khoảng 2 tỷ đồng
Đây là dòng đa lá lông – lá có rất nhiều lông như lá mơ chứ không phải dòng đa lá trơn, đa núi. Ông Hài cho biết, dù biết tạo tác đa khó nhưng vẫn cứ làm để vườn cây thêm đa dạng
Cây cảnh "lực sĩ"18 tỷ đồng, báu vật để đời hay đại gia "chém gió"?
Có người ví cây sanh cổ "lực sĩ" của một chánh tổng Hà Nội xưa đẹp nhất cây cảnh đất Hà Nội khiến nhiều người bất ngờ.
Trong giới chơi cây cảnh hiện nay ở Việt Nam gần đây, có nhiều cây sanh được xếp vào dạng "hiếm có, khó tìm" bởi thế dáng độc lạ và được định giá tới cả chục tỷ, thậm chí đến trăm tỷ đồng, điều này khiến nhiều người choáng váng.
Trong mấy năm trở lại đây đã có một số cây sanh được định giá "khủng" khiến không ít người nghi ngờ đây là giá thật hay là chiêu "thổi" giá.
Cây cảnh "lực sĩ" thu hút nhiều người chiêm ngưỡng.
Vừa qua tại triển lãm sinh vật cảnh Sơn Tây, cây sanh có tên "lực sĩ" thu hút giới chơi cây bằng vẻ đẹp có "1 0 2". Đây cũng là dịp để du khách chiêm ngưỡng một trong những cây sanh cổ, đẹp nhất Hà Nội xưa - theo như lời ví von.
Giới chơi cây đánh giá, đây là cây sanh cổ rất quý hiếm được những nghệ nhân giỏi của Hà Nội xưa tạo tác từ nhỏ nên cây có tính nghệ thuật và giá trị rất cao.
Được biết, cây sanh có tuổi đời trên 200 năm của một chánh tổng Hà Nội xưa, được đánh giá là một trong những cây thương hiệu của Việt Nam.
Nhìn tổng thể, cây sanh này như một cây đa làng thu nhỏ. Ảnh: Dân Việt.
Chia sẻ trên báo Dân Việt , anh Phan Văn Toàn (TP. Việt Trì, Phú Thọ), chủ nhân của cây sanh "lực sĩ" cho biết, đây là một trong 3 cây sanh cổ, đẹp nhất của đất Hà thành xưa.
Tôi mua cây sanh này cách đây 10 năm với giá 3 tỷ đồng. Theo chủ nhân cũ kể, cây sanh trước thuộc sở hữu của một ông chánh tổng ở Hà Nội, cây này nằm trong bộ 3 tác phẩm sanh đẹp nhất gồm "lực sĩ", "ông Bụt" và "nỏ thần", anh Toàn nói.
Được biết trước đó vào thời điểm đỉnh cao (năm 2010), đã có người trả 18 tỷ đồng nhưng anh không bán. Tuy nhiên thời điểm hiện tại, giá của cây khoảng gần 10 tỷ đồng.
Bông tán phân chia hợp lý, tạo khoảng trống để người xem cảm nhận được tay cành cuồn cuộn. Ảnh: Dân Việt.
Sở dĩ cây sanh có tên "lực sĩ" bởi nhìn tổng thể cây như một người lực sĩ, hai tay cành sang hai bên nổi u cục, cuồn cuộn như cơ bắp của một chàng trai khỏe mạnh. Thoạt nhìn thấy từng đường cành nổi u cục, những rễ phụ tạo cho cây dáng vẻ khỏe khoắn.
Bộ rễ cây sanh ánh lên màu vàng óng chứng tỏ cây rất nhiều năm tuổi.
Để tạo được bộ tay cành nhỏ buông xuống như những bộ rễ phụ các nghệ nhân xưa phải làm rất kỳ công.
Cây sanh có khả năng phát triển mạnh mẽ, dáng thế đẹp, dễ trồng, dễ chăm, tán lá dầy và tỏa bóng rộng , ít rụng lá, sắc xanh thu hút quanh năm nên thường được trồng làm cây bonsai.
Sanh cổ "cột cờ Hà Nội" thế "khủng" giá lên đến hơn 2 tỷ đồng Tác phẩm sanh cổ có hình dáng giống lá cờ Tổ quốc nên được gọi là cây sanh "Cột cờ Hà Nội" được đại gia trả giá 2 tỷ đồng, nhưng chủ nhân vẫn không bán. Chủ nhân cây sanh cổ "Cột cờ Hà Nội" là anh Trần Viết Chiến ở Hà Nội. Cây sanh khiến nhiều người ngạc nhiên bởi dáng thế...