Mâm cỗ trông trăng đêm Trung thu gồm những gì?
Các sự kiện vui Tết Trung thu cho tr.ẻ e.m không thể thiếu mâm cỗ trông trăng với nhiều loại trái cây, bánh trái; vậy mâm cỗ trông trăng đêm Trung Thu gồm những gì?
Tết Trung thu còn được gọi là Tết Trông trăng hay Tết Thiếu nhi. Ngày lễ truyền thống quan trọng này là cơ hội để các gia đình quây quần cùng ngắm trăng, phá cỗ. Mâm cỗ Trung thu không chỉ đơn thuần là các món ăn mà còn chứa đựng nhiều giá trị tinh thần và ý nghĩa văn hóa phong phú.
Mâm cỗ trông trăng đêm Trung thu gồm những gì?
Trái cây là phần không thể thiếu trong mâm cỗ Trung thu. Những loại quả thường xuất hiện bao gồm:
Bưởi: Bưởi không chỉ ngon mà còn có hình dáng đẹp mắt, tượng trưng cho sự hoàn hảo và đoàn viên. Những chú chó bưởi được khéo léo tỉa tách, gắn thêm đèn ông sao ngộ nghĩnh là điểm nhấn làm nên sự hấp dẫn và vui tươi cho mâm cỗ.
Táo, lê, nho tượng trưng cho sự trù phú và thịnh vượng.
Chuối, cam, hồng xiêm: Các loại quả này không chỉ làm đẹp mâm cỗ mà còn mang theo ước nguyện về một tương lai tươi sáng.
Na, lựu mang ý nghĩa sinh sôi và may mắn.
Các loại trái cây xanh và chín được bày xen kẽ để thể hiện ý nghĩa âm dương hài hòa, cân bằng giữa trời và đất theo quan niệm dân gian.
Mâm cỗ Trung thu đơn giản, đẹp mắt. (Ảnh: Cao Thanh Thủy)
Đặc biệt, mâm cỗ trông trăng không thể thiếu bánh trung thu gồm bánh nướng và bánh dẻo với đa dạng các loại nhân, từ thập cẩm, đậu xanh, sầu riêng đến lạp xưởng, hạt sen…
Đèn ông sao không chỉ là đồ chơi cho tr.ẻ e.m mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong mâm cỗ Trung thu, là biểu tượng của ước mơ và hy vọng, được trang trí cho mâm cỗ thêm lung linh.
Ngày càng có nhiều cách bày mâm cỗ trông trăng đêm Trung thu rất sáng tạo, kết hợp các yếu tố truyền thống, với nhiều loại quả, bánh trái có màu sắc đa dạng. Những chị em khéo tay thường tỉa trái cây thành những hình thù ngộ nghĩnh như tạo hình chó bằng bưởi, làm cá bằng thanh long, làm gấu bằng quả nho.
Mâm cỗ trông trăng đêm Trung thu không chỉ đẹp mắt với sự sắp xếp tinh tế mà còn phong phú về hương vị, kết hợp giữa ngọt, mặn, chua cay, tạo nên một bức tranh ẩm thực đa dạng và hấp dẫn.
Ngắm những mâm cỗ Trung thu cầu kỳ, đầy sắc màu
Dưới đây là một số mâm cỗ trông trăng đêm Trung thu được thiết kế cầu kỳ, độc đáo, màu sắc vui tươi mà chị em dày công chuẩn bị cho con trẻ khiến cư dân mạng mê mẩn.
Mâm cỗ đón trăng ngập sắc đỏ, vàng bắt mắt, bày biện tinh tế như một công trình nghệ thuật. (Ảnh: Cao Thanh Thủy)
Video đang HOT
Mâm cỗ Trung thu đa dạng trái cây, bánh kẹo, đồ chơi của một lớp học. (Ảnh: Nguyễn Thị Lan Anh)
Mâm cỗ Trung thu từ 10 trái bưởi, với chi phí 300 nghìn đồng. (Ảnh: Phùng Hà)
Mê mẩn ngắm mâm cỗ Trung thu cầu kỳ, đầy sắc màu của một bà mẹ đảm. (Ảnh: Loan Trần)
Mâm cỗ đơn giản tại gia đình với chó bưởi, thị vàng, bánh nướng. (Ảnh: Nguyễn Thanh Huyền)
Mâm cỗ trông trăng đẹp mắt với đủ loại trái cây được cắt tỉa nghộ nghĩnh. (Ảnh: Tram Nguyen)
Trái cây được cắt tỉa cầu kỳ cho mâm cỗ trông trăng. (Ảnh: Kim Jin Hua)
Mâm cỗ Trung thu này mang phong cách rất khác lạ. (Ảnh: Huyen Anh)
Mẹ đảm Bình Dương đưa thế giới hoa cỏ vào bánh Trung thu, cách làm không hề khó, chỉ cần 3 bước có ngay mẻ bánh đẹp mắt cho Tết Đoàn viên
Bánh Trung thu nhân trà xanh được nhiều người ưa thích. Cách làm bánh Trung thu nhân trà xanh cũng khá đơn giản. Bạn có thể vào bếp tự tay làm bánh cho gia đình thưởng thức.
Bánh nướng là một trong những loại bánh không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu. Với công nghệ hiện đại, bạn có thể làm được món bánh cổ truyền này ngay tại nhà, vừa ý nghĩa vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu chưa biết làm bánh nhân gì, các bạn có thể tham khảo cách làm bánh Trung thu nhân trà xanh của chị Nguyễn Thị Hoà (sinh năm 1990, Bình Dương).
Chị chia sẻ: "Mình bắt đầu làm bánh khoảng vài năm trước, trong một dịp được tặng nồi chiên không dầu và sau đó mình đã tìm hiểu cách làm bánh. Lúc đầu bánh làm ra trông không được đẹp lắm dù cũng khá ngon. Sau này, để làm được những chiếc bánh chuyên nghiệp hơn, mình quyết định mua lò nướng. Mình có đăng ký lớp học online bánh truyền thống. Ngoài ra, mình cũng tham khảo từ một số hội nhóm cách làm bánh nên đã học được kha khá kinh nghiệm.
Những lần đầu tiên nặn bánh, mình cũng gặp phải thất bại không ít, phải đổ đi khá nhiều bởi bột sau khi nhồi không đạt do nước đường màu chưa ổn. Ngoài làm bánh để ăn, tặng người thân bạn bè thì mình cũng có làm bán nhưng không nhiều, chủ yếu là kiếm thêm tiề.n để tiếp tục duy trì đam mê".
Đặc biệt, những mẻ bánh chị Nguyễn Thị Hòa làm đều được trang trí, cắt tỉa vô cùng tỉ mỉ với tạo hình hoa lá đủ màu sắc bắt mắt, rực rỡ. Nhiều người nhận xét rằng mẹ đảm 9X dường như đưa cả thế giới hoa cỏ vào bánh Trung thu, khiến chúng càng thêm hấp dẫn.
Khi được hỏi về cách tạo màu cho hoa, chị Nguyễn Thị Hòa chia sẻ: "Mình có thể mua bột rau củ về mix nhưng mình thấy màu không đẹp bằng với mình thích làm thứ mình tạo ra nên thành ra mình nấu ạ".
Cách làm bánh trung thu nhân trà xanh
Nguyên liệu:
Phần nhân:
Hạt sen tươi: 2kg
Nước cốt dừa: 200ml
Bột trà xanh Đài Loan: 5gr
Đường phèn: 250gr
Dầu ăn: 40ml
Bột bánh dẻo: 20gr
Muối: 3gr
Mạch nha: 30gr
Vỏ bánh:
Nước đường bánh nướng: 200gr
Bơ đậu phộng: 20gr
Bột sư tử: 20gr
Dầu ăn: 50gr
Bột mì: 250gr
100 gr nhân trà xanh hạt sen (Tỉ lệ 80gr vỏ bánh)
Lòng đỏ trứng muối (dành cho bánh mặn)
Hỗn hợp quét mặt: 1/2 lòng đỏ, 1/2 lòng trắng trứng, 1 muỗng cà phê sữa tươi, 1/2 muỗng cà phê dầu mè
Các bước làm bánh Trung thu:
1. Làm nhân hạt sen
- Hạt sen nhặt sạch tâm, hấp chín, xay nhuyễn với 200ml nước, nước cốt dừa, mạch nha.
- Rây kĩ để tránh cợn giúp nhân dẻo mịn hơn, thêm muối và đường.
- Bắc chảo chống dính lên bếp sên nhân, đến khi nhân hơi sệt nặng tay thì hạ lửa nhỏ nhất, thêm dầu ăn và bột bánh dẻo vào, sên tới không dính phới, thêm 5 phút nữa, tắt bếp, thêm bột trà xanh, trộn đều.
- Nhồi nhân kĩ tới gần nguội rồi chuyển vào hộp kín, đậy nắp. Khi nhân nguội hoàn toàn, thì có thể cất tủ mát bảo quản được 4 ngày, nếu chưa sử dụng thì cấp đông, trước khi sử dụng cần rã đông và để về nhiệt độ thường, nhồi thật kĩ bằng tay rồi viên nhân.
2. Làm vỏ bánh
- Trộn đều các nguyên liệu làm vỏ trừ bột mì rồi để yên 30 phút, khi nào làm mới trộn bột mì vào không nhão. Trong thời gian đó bạn hãy đi làm nóng lò.
- Vẫn là đóng bánh đúng tỉ lệ truyền thống, nướng lần 1 cùng nhiệt, sau đó sử dụng nước đường trắng gắn hoa (cho bánh chay, không chay thì dùng lòng trắng trứng để dán và quét mặt để bánh bóng đẹp, bánh chay bỏ qua quét mặt).
- Gắn hoa decor theo sở thích, nếu bạn không biết nên decor như nào cho đẹp thì có thể tham khảo trên mạng sẽ ra rất nhiều mẫu xinh xẻo.
- Lần 2 nướng bánh bạn hãy che mặt bánh bằng một lớp giấy nến mỏng để mặt hoa không bị bay màu nhiều.
- Bạn có thể quét một lớp nhũ thực phẩm thật mỏng ở một vài chi tiết trên khuôn để được điểm nhấn giúp bánh sang hơn.
3. Nướng bánh
- Pha hỗn hợp quét mặt: 1/2 lòng đỏ, 1/2 lòng trắng trứng, 1 muỗng cà phê sữa tươi, 1/2 muỗng cà phê dầu mè, đán.h kĩ, rây 2 lần.
- Lần 1: Nướng ở 200 độ C trong 15 phút, tuỳ lượng bánh mà mình set thời gian dài ngắn.
- Lần 2: Sau khi nướng xong lần 1 chừng 2h, bánh nguội hoàn toàn bạn sẽ quét mặt bánh bằng hỗn hợp quét mặt, quét thật mỏng.
Hướng dẫn chi tiết cách làm chó bưởi đẹp mắt cho dịp trung thu Dưới đây là hướng dẫn cách làm chú chó bưởi đáng yêu để trang trí mâm cỗ Trung thu từ Emdep.vn. Hy vọng rằng với bài viết hướng dẫn này bạn sẽ tạo ra một chú chó bưởi dễ thương cho mâm cỗ Trung thu sắp tới! Một số lưu ý khi làm chú chó bưởi: 1. Hãy chọn mua những trái bưởi...