Mách bạn cách siêu nhanh để vệ sinh đồ gỗ chạm trổ phức tạp chuẩn bị đón Tết
Vệ sinh đồ gỗ chạm trổ phức tạp luôn là “nỗi ám ảnh” của nhiều người ngày Tết. Xem một số mẹo sau đây để giúp bạn vệ sinh đồ gỗ phức tạp dễ dàng hơn nhé!
Khi vệ sinh nhà cửa dịp Tết đến xuân về, không thể thiếu việc vệ sinh đồ gỗ trong gia đình. Với một số mẹo sau đây, sẽ giúp bạn vệ sinh đồ gỗ thật sạch đẹp, sáng bóng mà không mất quá nhiều công sức!
Dụng cụ cần chuẩn bị khi vệ sinh đồ gỗ chạm trổ phức tạp
- Bàn chải đánh răng không dùng nữa
- Chổi quét bụi đầu nhỏ
- Một số dung dịch cần thiết: sữa bò, dầu olive, dầu ăn, sáp ong, dầu hỏa, dung dịch vệ sinh đồ gỗ, nước trà, giấm loãng, bia.
Cách làm
1. Dùng sữa bò
Sữa bò giúp vệ sinh đồ gỗ khá hiệu quả. Dùng khăn thấm sữa bò, lau qua một lớp trên đồ gỗ. Chờ lớp sữa khô lại, sau đó dùng bàn chải nhúng nước sạch chà lại đồ gỗ một lần nữa. Cách làm này giúp đồ gỗ trở nên sáng bóng.
2. Dùng dầu ăn và sáp ong
Đun một ít sáp ong với dầu ăn, sau đó để hỗn hợp nguội. Nhúng bàn chải vào hỗn hợp, chà lên các bề mặt, các khe của đồ gỗ. Sau đó sử dụng khăn sạch lau lại với nước để làm sạch dầu trên bề mặt.
3. Dùng nước trà
Với cách làm này, bạn cần pha một bình trà thật đậm đặc. Nhúng khăn sạch vào nước trà để lau đồ gỗ thật mạnh từ 2 – 3 lần. Cuối cùng, lau lại một lượt bằng nước sạch để đồ gỗ sạch và sáng bóng.
4. Dùng dầu olive và giấm loãng
Video đang HOT
Trộn hỗn hợp dầu olive và giấm loãng theo tỷ lệ 4 dầu olive, 1 giấm loãng. Cho hỗn hợp vào chai xịt, tiến hành xịt và lau đồ gỗ bằng dung dịch dầu olive, giấm. Mặt gỗ sẽ trở nên sáng bóng với cách làm này.
5. Dùng bia
Cho bia vào bình xịt. Sử dụng chai xịt, xịt bia lên bề mặt gỗ và lau mạnh bằng khăn hoặc chà sạch bằng bàn chải. Cách này sẽ giúp đồ gỗ nhanh sạch và nhanh sáng bóng hơn.
6. Dùng dầu hỏa
Dùng vải mềm thấm dầu hỏa và chùi mạnh lên đồ gỗ. Sau đó, chùi lại với dầu thông để giữ độ sáng bóng cho đồ gỗ. Tuy nhiên, cách này không được khuyến khích, do dầu hỏa có mùi và khá nguy hiểm.
7. Dùng dung dịch vệ sinh đồ gỗ chuyên dụng
Sử dụng dung dịch chuyên vệ sinh đồ gỗ là cách hiệu quả, đơn giản. Xịt dung dịch lên bề mặt gỗ hoặc thấm khăn mềm vào dung dịch để lau chùi gỗ. Sau đó, lau sạch lại đồ gỗ bằng khăn vải khô.
Tác dụng
- Xóa vết bám bẩn
- Hòa dầu oliu và giấm theo tỉ lệ 4:1, cho dung dịch vào chai xịt.
- Xịt dung dịch lên bề mặt gỗ, dùng vải mềm chà xát. Bạn sẽ thấy những vết bẩn mờ dần, đồng thời bề mặt gỗ trở nên sáng bóng.
- Xử lý vết rộp gỗ
- Với những vết rộp nhỏ, bạn có thể dùng vải mềm thấm chút cồn, hoặc nước trà lau qua, vết rộp sẽ mờ đi trông thấy.
- Với những vết rộp lớn bạn nên dùng khăn mềm thấm nước nóng, vắt khô, thấm 2 muỗng cà phê amoniac vào khăn, vò nhẹ cho nước từ khăn thấm ra tay.
- Sau đó dùng tay vỗ lên vết rộp 3 – 4 lần, cuối cùng bạn dùng sáp nến bôi lên mặt gỗ, như vậy vết rộp sẽ biến mất.
- Xóa vết xước
- Dùng bút màu trùng với màu gỗ tô lên vết xước, sau đó bạn bôi một lớp dầu bóng hay nước sơn móng tay trong lên trên.
- Bạn cũng có thể dùng quả óc chó chà xát vết xước trên gỗ.
- Dùng bông gòn nhúng vào bã cà phê và chà lên vết xước trước khi lau lại bằng khăn khô. Tuy nhiên cách này chỉ dùng cho gỗ tối màu.
- Tẩy vết nước đọng
Đối với những vết hằn do nước, bạn dùng vải ẩm đắp lên trên vết bám, dùng bàn là ủi cẩn thận trên mặt vải. Hơi nóng của bàn ủi sẽ giúp nước bốc hơi và biến mất.
- Xóa vết cháy trên mặt gỗ
Với trường hợp này bạn có thể dùng vải xơ, cứng, quấn quanh đầu đũa và chà nhẹ lên vết cháy. Dùng sáp nến thoa một lớp mỏng lên bề mặt, vết cháy sẽ biến mất nhanh chóng.
Hảo sáng kiến: Ám ảnh lau chùi đồ gỗ chạm trổ mỗi dịp Tết, dân tình nảy ra ý tưởng dùng máy tăm nước để vệ sinh, có nhà nào "test" thử chưa ạ
Các cao nhân có kinh nghiệm lâu năm trong khoản vệ sinh bàn ghế gỗ mau vào kiểm chứng độ hiệu quả của máy tăm nước nào.
Việc vệ sinh những bộ bàn ghế gỗ đã trở thành nỗi ám ảnh mùa Tết khiến bất cứ ai nghe đến cũng phải "rùng mình". Cứ đến cuối năm, những bộ bàn ghế gỗ được chạm khắc cầu kỳ của phụ huynh lại được mang ra "tắm táp", lau chùi, và lần nào cư dân mạng cũng được dịp cười mệt với những sáng kiến có một không hai.
Năm nay, dân tình đã khám phá ra một vũ khí mới lợi hại hơn cách truyền thống dùng bàn chải, tăm bông đó chính là máy tăm nước. Máy tăm nước vốn là món đồ quen thuộc với hội niềng răng, dùng để làm sạch những mảng thức ăn bám trên kẽ răng. Với áp lực nước mạnh, "em nó" nay đã được trưng dụng để đánh bay bụi bẩn khó làm sạch ở các ngóc ngách của bàn ghế gỗ.
Khám phá rất sáng tạo này chưa biết hiệu quả đến đâu nhưng nom cũng là một gợi ý hay ho đấy chứ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, vẫn phải cần "bàn tay ta làm nên tất cả" vì nước làm dính bụi, tới khi khô là có những đốm trắng do bụi để lại. Cơ mà nếu ai muốn "test" thử thì mời cả nhà thử sắm ngay 1 chiếc máy tăm nước về "check" xem.
Còn nếu e dè với sáng kiến này thì chắc mình vẫn làm theo cách vệ sinh truyền thống, nhiều nguyên liệu có sẵn ở nhà mà hiệu quả cũng không tồi đâu.
1. Xà phòng và nước ấm
Dùng xà phòng pha với nước ấm là cách làm phổ biến nhất. Bạn chỉ cần lấy khăn thấm ướt dung dịch và lau lên bàn ghế gỗ là những vết loang lổ sẽ bay biến mất.
2. Chanh hoặc giấm ăn
Chanh hoặc giấm ăn là những nguyên liệu có sẵn trong căn bếp của mọi gia đình. Vì có tính axit cao nên nó thường được sử dụng để đánh bay những vết bẩn bám trên bàn ghế gỗ. Hãy chuẩn bị dung dịch nước cốt chanh hoặc giấm pha với nước theo tỉ lệ 1:4. Sau đó hãy dùng khăn thấm ướt dung dịch này và lau lên bề mặt bàn ghế là được.
3. Sữa bò
Sữa bò hoá ra khá hiệu quả trong việc làm sáng bề mặt đồ nội thất gỗ. Bạn hãy bôi sữa bò lên bàn ghế gỗ, để khô rồi lấy bàn chải đã được nhúng nước chà lên đồ đạc. Cuối cùng, lấy khăn ấm lau sạch lại là bàn ghế sáng bóng như mới.
4. Trà xanh
Với những vết bẩn cứng đầu hoặc nấm mốc trắng ở bàn ghế gỗ, bạn có thể pha 1 ấm trà đặc, lấy khăn nhúng vào trà và lau bàn ghế vài lần đến khi như ý.
5. Bia
Ngày Tết thiếu gì thì thiếu chứ không thể không có bia. Bạn cũng có thể tận dụng luôn bia để làm sạch bàn ghế gỗ, cách làm khá đơn giản: thấm ướt khăn lau bằng bia rồi chà lên bề mặt bàn ghế gỗ để đánh bay vết bẩn lâu ngày.
Nguồn: Tổng hợp
Ai cũng rửa sạch thớt gỗ theo cách này, chuyên gia khẳng định chưa đảm bảo diệt khuẩn, muốn nâng cao tuổi thọ của thớt phải làm thêm một bước sau! Sau mỗi lần sử dụng thớt gỗ xong, bạn thường vệ sinh bằng cách nào? Chắc hẳn là dùng nước rửa chén bát và một chiếc giẻ lau hoặc cọ xoong nồi, hì hụi cọ rửa cho đến khi mặt thớt sạch bóng, trơn láng rồi treo lên cho khô. Chuyên gia khẳng định chỉ bấy nhiêu thôi là không đủ. Rửa sạch...