Mặc đồ khủng long, đóng giả làm cây để tránh nhiễm virus khi ra đường
Từ bộ phi hành gia, người nhện cho đến đồ bảo hộ y tế, mặt nạ phòng độc, những bộ đồ che kín mít từ đầu đến chân được nhiều người lựa chọn để bảo vệ mình trong mùa dịch.
Nỗi sợ dính virus khi ra ngoài nơi công cộng khiến nhiều người sẵn sàng diện những bộ đồ kỳ lạ, độc đáo nhằm giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh. Ngày 14/2, một cô gái diện bộ đồ hươu cao cổ đến Bệnh viện Y học Cổ truyền tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) để gặp bác sĩ, lấy thuốc cho cha. Lo sợ bị nhiễm virus viêm đường hô hấp cấp Covid-19, cô không chỉ đeo khẩu trang và găng tay mà còn tự bảo vệ bản thân bằng bộ đồ thú hươu cao cổ bơm hơi.
Một người dân tại Murcia, Tây Ban Nha đã mặc bộ đồ khủng long để ra đường đổ rác vào ngày 17/3. Ngay sau đó, cảnh sát tuần tra đã tiến đến yêu cầu người này và nhắc nhở, yêu cầu hạn chế ra khỏi nhà. Hiện tại, Tây Ban Nha đang là quốc gia có số người tử vong vì Covid-19 cao thứ hai thế giới.
Một người đàn ông đến từ thành phố Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã hóa thân thành phi hành gia trước khi ra ngoài mua sắm. Người đàn ông họ Li cho biết đã mua bộ đồ với giá khoảng 17 USD trên mạng. “Trang phục này sẽ giúp tôi an toàn. Tôi còn đeo thêm mặt nạ bên dưới, giúp bảo vệ gấp đôi”, Li nói.
Để cổ vũ bản thân và mọi người trong thời gian tự cách ly, Jon Matson (39 tuổi, đến từ West Boldon, Anh) – nhân viên giao thư – đã mặc những kiểu trang phục lạ mắt để giúp khách hàng thấy vui vẻ hơn. Mỗi ngày, Jon Matson lại diện một bộ đồ khác nhau, từ chiến binh Hy Lạp cho đến váy hoạt náo viên cổ vũ.
Video đang HOT
Tại Indonesia, hai người dân đi mua hàng tại một siêu thị trong bộ đồ bảo hộ lại nhận nhiều chỉ trích. Ngoài khiến các khách hàng khác hoang mang, lo sợ, việc mặc đồ bảo hộ bị đánh giá là lãng phí, không cần thiết, nhất là khi lực lượng y tế tại nước này đang thiếu hụt trầm trọng các vật dụng bảo vệ bản thân.
Trước nỗi sợ dịch bệnh, một tài xế taxi ở thành phố Omsk, Nga đã mặc bộ đồ bảo hộ và đeo mặt nạ phòng độc khi chở khách. Nhiều hành khách không khỏi bất ngờ trước hành động của anh chàng lái xe.
Để tránh bị phát hiện khi ra ngoài mua thực phẩm do lệnh hạn chế ra đường của chính phủ, một người đàn ông ở Stevenage (Hertfordshire, Anh) đã đóng giả thành bụi cây. Đoạn video ghi lại cảnh người này cải trang để rời nhà giữa lúc phong toả đã thu hút hơn 16,5 triệu lượt xem. Trong video, người đàn ông này vừa chạy vừa dừng lại quan sát xung quanh để đảm bảo không ai theo dõi.
Jon Gani, một người đàn ông sinh sống tại Philippines quyết định diện trang phục người nhện trước khi ra khỏi nhà đi chợ. Theo người vợ tên Jean, chồng cô hóa trang thành người nhện vì bản thân anh cũng là một cosplayer. Sau khi bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội, Jon cho hay anh đã khử trùng bộ đồ cẩn thận để tránh mang virus về nhà.
Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu
Trong ca trực kéo dài 12 tiếng chăm sóc bệnh nhân Covid-19, y bác sĩ mặc trang phục phòng hộ "trùm kín người". Quá trình điều trị dài, liên tục nhiều ngày, trang phục này gây ra không ít "rắc rối"...
Kín mít trong suốt một ca trực 12 tiếng
Covid-19 là một loại bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh, thông qua giọt bắn có chứa virus SARS-CoV-2. Chính vì vậy, các y, bác sĩ trực tiếp tham gia chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 bắt buộc phải được trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân "từ đầu đến chân", để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm chéo.
Trao đổi với PV Dân trí, điều dưỡng Trần Thị Thanh, người đang trực tiếp tham gia chống dịch tại Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương cho biết: "Về vấn đề phòng hộ cá nhân, để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh Covid-19, Bệnh viện đã có những quy định rất chặt chẽ và cụ thể, từ các trang thiết bị phòng hộ cần phải sử dụng cho đến cách mặc vào, cách tháo ra".
Theo tìm hiểu, phương tiện phòng hộ cơ bản cho các nhân viên y tế đang trực tiếp tham gia chống dịch tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương sẽ bao gồm: trang phục phòng hộ áo liền quần có khả năng chống thấm, ủng/bao giày, găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ, mặt nạ ngăn giọt bắn. Tác dụng chính của các phương tiện phòng hộ cá nhân là giúp bảo vệ niêm mạc miệng, mũi, mắt và da của nhân viên y tế khỏi dịch tiết có chứa mầm bệnh, từ đó phòng ngừa lây nhiễm cho lực lượng này.
Trước khi vào tiếp xúc bệnh nhân, bác sĩ điều trị sẽ mặc quần áo bảo hộ kín mít, khẩu trang, kính mắt.
Phương tiện phòng hộ giúp đảm bảo an toàn cho các nhân viên y tế, khi luôn phải tiếp xúc với mầm bệnh. Tuy nhiên việc phải "trùm kín người" trong suốt ca làm việc có thể kéo dài đến 12 tiếng, liên tục trong nhiều ngày liền lại gây ra không ít sự bất tiện, khó chịu và thậm chí là cảm giác đau đớn cho các chiến binh áo trắng, trên tuyến đầu chống dịch.
"Khi bước vào khu vực cách ly, các nhân viên y tế đã bắt buộc phải mặc trang phục phòng hộ. Mỗi ca trực kéo dài từ 8-12 tiếng thì cũng từng đấy thời gian chúng tôi ở trong trạng thái kín mít từ đầu đến chân. Bộ trang phục này không nặng nề nhưng rất bí. Mang khẩu trang N95 trong nhiều giờ liền, trong khi phải liên tục đi lại, thao tác nên cảm giác khó thở là không thể tránh khỏi" - Điều dưỡng Thanh cho biết.
Với trang phục bảo vệ này sẽ hạn chế nguy cơ tối đa lây nhiễm Covid-19 từ bệnh nhân sang bác sĩ.
Việc mặc hay cởi bỏ trang phục phòng hộ phải thực hiện tuần tự từng bước, được quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho cá nhân, cũng như hạn chế nguy cơ phát tán mầm bệnh từ chính các các phương tiện này sau khi sử dụng.
Nhịn cả đi... vệ sinh vì quần áo chống dịch
Điều dưỡng Thanh cho biết, mỗi lần mặc/cởi bỏ đồ bảo hộ phải đảm bảo quy trình, nhiều khi phải mất đến 30 phút. Vì vậy, trong suốt ca trực các nhân viên y tế phải hạn chế đến mức tối đa việc cởi bỏ trang phục, thậm chí là phải nhịn...đi vệ sinh. Điều dưỡng Thanh tâm sự: "Trước khi vào ca trực, chúng tôi thậm chí còn không dám uống nước. Trường hợp khát quá thì uống xong phải chờ một lúc để đi vệ sinh luôn, trước khi mặc trang phục phòng hộ vào. Trong ca trực, khoảng 4 tiếng 1 lần chúng tôi mới thay trang phục khác để đảm bảo chống lây nhiễm, cũng tranh thủ lúc này đi vệ sinh, ăn uống hoặc các sinh hoạt cá nhân khác".
Khẩu trang N95 có tác dụng bảo vệ các nhân viên y tế nhưng mặt trái lại cản trở việc hô hấp, nhất là khi mang trong thời gian dài.
Tuy nhiên, bí bách, khó thở, bất tiện trong các sinh hoạt cá nhân cũng chưa là gì so với cảm giác sưng đau đi cả vào trong giấc ngủ, đến từ những vết hằn do việc mang phương tiện bảo hộ trong thời gian dài gây ra. "Vành tai sau của chúng tôi đều đỏ ửng, đau rát vì quai đeo khẩu trang. Vì kính bảo hộ, khẩu trang đều phải thít chặt vào mặt để đảm bảo an toàn, nên sau thời gian dài để lại những vết hằn sưng đau, nhất là ở vùng quanh mắt vì kính bảo hộ được đeo rất chặt".
Kính bảo hộ thít chặt 8-12 tiếng/ngày để lại những vết hằn sưng đau trên mặt của các chiến binh áo trắng.
Dù được trang bị đồ phòng hộ kỹ lưỡng là vậy nhưng lực lượng tuyến đầu chống dịch cũng không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm. Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, không có một loại thiết bị bảo hộ nào giúp bác sĩ, nhân viên y tế an toàn tuyệt đối trước bệnh tật. Như với khẩu trang N95 có độ an toàn cao nhất cũng chỉ ngăn được 95% số giọt nhỏ mang mầm bệnh, còn 5% vẫn lọt qua.
Điều quan trọng nhất, theo bác sĩ Cấp, là các chiến binh áo trắng trên tuyến đầu chống dịch dù xác định nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao, nhưng tất cả đều giữ vững "tinh thần thép" không ai do dự khi tiếp nhận, điều trị bệnh nhân.
Càng tiếp xúc bệnh nhân nhiều, bác sĩ càng có nguy cơ lây nhiễm cao. Các bác sĩ thay phiên nhau trực tiếp tham gia điều trị cho các bệnh nhân. Họ làm việc ngày đêm, thậm chí ăn, ngủ ngay tại bệnh viện để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cộng đồng, nhưng họ chấp nhận rủi ro cao có thể mắc Covid-19 bất cứ lúc nào để cứu chữa bệnh nhân.
Minh Nhật
Cận cảnh Khu ký túc xá của FPT ở Hòa Lạc làm chỗ cách ly 2.000 người: Đẹp không kém khách sạn và những lời nhắn gửi dễ thương Tập đoàn FPT và người FPT đóng góp 2.000 chỗ cách ly tại ký túc xá của Tổ chức Giáo dục FPT ở Hòa Lạc và 20 tỷ đồng mua trang thiết bị y tế thiết yếu như máy thở, buồng khử khuẩn, đồ bảo hộ y tế ... Những ngày qua, dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, ngoài việc...