Lý do tại sao bạn không nên mua MacBook Pro M1, dù nó có tốc độ nhanh đến khó tin
Mọi thứ mới chỉ là khởi đầu. Hãy tiết kiệm tiền cho thế hệ tiếp theo!
Các bài đánh giá MacBook mới với chip Apple M1 đã dần xuất hiện, và chúng cực kỳ ấn tượng. Những mẫu MacBook này không chỉ nhanh hơn những người anh em với chip Intel trước đây, chúng còn là những mẫu laptop nhanh nhất Apple từng tạo ra – một số bài test cho thấy MacBook Pro M1 đánh bại cả mẫu flagship MacBook Pro 16-inch nữa! Thú nhận đi, bạn đang thèm muốn nó lắm phải không?
Khá nhiều người đã tạm hoãn ý định sắm máy Mac mới cho đến khi Apple bắt đầu sử dụng chip của chính mình, và cuối cùng ngày đó đã đến. Chỉ có điều, bạn không nên mua MacBook mới với chip M1. Chính xác hơn là…chưa nên. Dù rằng có rất nhiều thứ đáng quan tâm về tốc độ lẫn thời lượng pin của chip M1 mới trong MacBook Air và MacBook Pro, số lượng lý do để không mua chúng cũng nhiều không kém, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng một chiếc máy Mac cao cấp thế hệ cũ. Tại sao vậy?
Thiết kế giống MacBook Pro chip Intel như đúc có lẽ không phải là điều đáng phàn nàn cho lắm. Đúng là một màn hình tràn viền sẽ tốt hơn, hay kích cỡ tổng thể của máy nhỏ gọn hơn, có Face ID, logo Apple phát sáng, và tích hợp MagSafe …đều là những tính năng được nhiều người kỳ vọng – nhưng thiết kế hiện tại đã khá đẹp rồi.
Về tốc độ, những chiếc MacBook mới nhanh đến điên rồ so với mức giá của chúng – có thể tuyên bố nhanh hơn 98% số PC mà Apple đưa ra là hơi quá lố – nhưng có lý do để tin rằng chip M1 chỉ là thứ tầm thường nhất trong kế hoạch chuyển đổi của Apple.
Lấy cổng kết nối làm ví dụ. Trên MacBook Pro đời trước, Apple cung cấp một phiên bản giá 1.799 USD với 4 cổng USB-C Thunderbolt 3 thay vì 2 trên bản chuẩn. Nhưng giống như MacBook Air , MacBook Pro và Mac mini M1 chỉ có 2 cổng Thunderbolt 3/USB 4 mà thôi.
Đó nhiều khả năng là bởi chip M1 chỉ có một controller Thunderbolt 3 – điều này đồng thời cũng giải thích tại sao cả hai cổng đều nằm về một bên – nhưng nó cho thấy bạn không thể mua một chiếc Mac M1 mà không chấp nhận những hạn chế nghiêm trọng về cổng USB. Giả dụ bạn dùng một cổng để sạc, bạn sẽ cần một chiếc hub, vốn là một giải pháp không mấy gọn gàng.
Các mẫu MacBook Pro trong tương lai, kể cả các mẫu nhỏ hơn, nhiều khả năng không gặp hạn chế này. Apple rõ ràng hiểu rằng người dùng chuyên nghiệp cần nhiều hơn 2 cổng Thunderbolt, đó là lý do tại sao các mẫu Intel 4 cổng vẫn đang được bán với giá ngang trước đó. Apple sẽ không giữ lại những cỗ máy Intel già cỗi đó nếu không nhận ra nhu cầu của người dùng cần có nhiều cổng hơn, và có thể đoán trong năm tới, những mẫu MacBook Pro với chip M1 sẽ được tăng gấp đôi số cổng cho tương xứng.
Cổng không phải là thứ duy nhất bị thiếu trên những máy Mac mới. Chúng còn bị giới hạn RAM ở mức 16GB, giống như những mẫu tầm thấp mà chúng thay thế. 16GB không phải là ít, nhưng người dùng cao cấp sẽ muốn nhiều hơn thế.
Một lần nữa, Apple hiểu nhu cầu nhiều RAM và có bán một mẫu MacBook Pro cao cấp dùng chip Intel với 32GB RAM , giá cao hơn 400 USD. Đó không phải là mức giá quá cao, nhưng bạn còn bị buộc phải chọn giữa tốc độ và bộ nhớ. Những bài benchmark Geekbench ban đầu cho điểm số đơn nhân của chip M1 là 1630 và điểm đa nhân là 7220, so với 1260 và 4480 của chiếc MacBook Pro Core i5 2.0GHz vẫn đang bán. Kể cả khi những con số đó sai lệch đến…10 lần, M1 vẫn nhanh hơn đáng kể dù có thêm RAM hay không.
Nhưng ngay cả nếu bạn không cần nhiều hơn 16GB RAM , chờ đợi vẫn là điều khôn ngoan. Dù chúng ta không biết chắc chip M1 trong MacBook Air nhanh đến mức nào khi so với chip M1 trong MacBook Pro, có thể đoán nó có xung nhịp cao hơn và hiệu năng ổn định hơn, bởi Pro có quạt tản nhiệt trong khi Air thì không.
Theo miêu tả của Apple, Pro cần quạt để “duy trì hiệu năng siêu nhanh”, trong khi Air sử dụng một tấm tản nhiệt nhôm để tản nhiệt và mang lại “hiệu năng tuyệt vời mà không cần quạt”. Dù cả hai máy đều có tốc độ tăng vọt so với các thế hệ trước, khá rõ ràng là M1 trong Pro khi hoạt động sẽ nóng hơn, và nhanh hơn.
Và tất cả những con chip này nhiều khả năng chỉ là một phần nhỏ của những gì Apple sẽ mang đến với những con chip series M của mình. Dựa trên các bài test tốc độ dành cho các mẫu MacBook Pro dùng chip Intel gần đây nhất, có một khoảng cách khá rộng giữa các mẫu cơ bản và các mẫu cao cấp hơn. Trong bài benchmark Cinebench R20, chip Core i5 1.4GHz đạt điểm đơn nhân 397 và điểm đa nhân 1616, trong khi mẫu 2.0GHz đạt lần lượt 436 và 1929. Một sự chênh lệch đáng kể, và tính thêm việc các mẫu MacBook với chip M1 vừa qua không có nhiều cổng lẫn RAM, chắc chắn Apple sẽ sửa sai khi tung ra chip M2 hoặc M1Z trong thời gian tới.
Và đó mới chính là những mẫu MacBook dùng chip series M mà bạn nên chờ đợi. Nhiều tin đồn khẳng định các mẫu MacBook Pro 14-inch và 16-inch đang được phát triển; liệu chúng có thể khắc phục những thiếu sót của thế hệ hiện tại? Và ai mà biết được, có lẽ chúng còn được trang bị camera FaceTime ngon lành hơn nữa đấy!
Bên trong máy MacBook mới chip M1 có gì?
"MacBook Pro mới dùng chip M1 trông rất quen thuộc ở bên trong, chúng tôi đã phải kiểm tra lại để đảm bảo rằng không vô tình mua mẫu cũ", iFixit chia sẻ trong bài tháo tung máy quen thuộc. Dù vậy vẫn có những điểm mới đáng chú ý.
Trong khi Apple giới thiệu những chiếc máy MacBook chạy chip M1 như sản phẩm mang tính cách mạng, thì ở bên trong, chúng hầu như giống với các đời máy tiền nhiệm.
"MacBook Pro 13 inch mới trông rất quen thuộc ở bên trong, chúng tôi đã phải kiểm tra lại để đảm bảo rằng không vô tình mua mẫu cũ", iFixit chia sẻ trong bài tháo tung máy quen thuộc đối với các mẫu laptop Apple mới ra mắt.
MacBook Air bỏ quạt tản nhiệt
Thay đổi lớn nhất của MacBook Air mới là loại bỏ quạt. Thay vào đó, Apple lắp vào một tấm tản nhiệt bằng nhôm đơn giản, gắn bên trái của bảng mạch.
Sự thay đổi này có thể khiến người dùng nghi ngại. Dòng MacBook Air lâu nay không làm phần tản nhiệt tốt, và giải pháp làm mát trong một số máy tính xách tay khác của Apple cũng bị đánh giá là khá yếu.
Bên trái là MacBook Air ra mắt đầu năm, bên phải là MacBook Air mới chip M1.
Người dùng còn có thể có cảm giác rằng, quạt tản nhiệt chịu chung số phận với giắc cắm tai nghe, "nạn nhân" của những nhà thiết kế luôn hướng tới sự mỏng, nhẹ và tối giản.
Nhưng thực tế, iPad cũng từng được thiết kế không quạt, vì chip mới đảm bảo không bị quá nhiệt. Theo các đánh giá ban đầu, hệ thống tản nhiệt kiểu mới của MacBook Air đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động của M1, đối với hầu hết các công việc.
Đặc điểm của bộ tản nhiệt mới chắc hẳn sẽ là ít phải bảo trì hơn và ít hỏng hóc cơ học hơn. Thông thường người dùng có thể dễ dàng tháo máy tính xách tay ra để thay thế quạt hỏng. Dù vậy, khi không có bộ phận nào chuyển động, cũng sẽ khó có gì để hỏng.
Ngoài bo mạch mới và bộ tản nhiệt, phần còn lại của MacBook Air mới vẫn hoàn toàn giống với các thế hệ tiền nhiệm. Vì thế, các quy trình sửa chữa có thể sẽ hầu như không thay đổi.
MacBook Pro trông hầu như không thay đổi
MacBook Pro thậm chí còn ít thay đổi hơn. Hệ thống làm mát của MacBook Pro chip M1 rất giống với máy chip Intel trước đây. Đó chỉ là một ống đồng dẫn nhiệt từ bộ vi xử lý về phía khu tản nhiệt, nơi không khí nóng được quạt tản nhiệt nhanh chóng đưa ra cửa lưới.
Bên trái là MacBook Pro chip Intel, bên phải là MacBook Pro chip M1. Rất khó để thấy sự khác biệt.
Về quạt tản nhiệt, từng có dự báo rằng thiết bị này của MacBook Pro chip M1 chạy rất êm ngay cả khi chịu tải nặng, với một số công nghệ làm mát mới. Dù vậy, thực tế không có gì thay đổi so với mẫu MacBook Pro 2020 hai cổng chip Intel ra mắt đầu năm.
Dù sao, quạt của MacBook Pro chip M1 cũng gần như không bao giờ phải chạy hết tốc lực. Hãy hình dung, chip M1 hỗ trợ MacBook Air hoạt động tốt không cần quạt. Vì vậy quạt tản nhiệt của MacBook Pro với chip M1 cũng chỉ phải chịu tải hơn một chút.
Quạt tản nhiệt MacBook Pro chip M1 không khác gì thế hệ cũ.
Giữa MacBook Air và MacBook Pro không quá khác biệt
So với MacBook Air, MacBook Pro chạy cùng một con chip, cùng một hệ điều hành, với màn hình cũng gần như giống hệt nhau. Thậm chí nếu cần thiết, người dùng có thể lấy linh kiện từ máy này sang máy kia.
Bên cạnh chip M1 màu bạc sáng bóng, sẽ có 2 miếng chữ nhật nhỏ bằng silicon. Đó là các chip nhớ tích hợp mới, SK hynix LPDDR4X 8 GB (2 × 4 GB). Apple gọi đây là Kiến trúc bộ nhớ hợp nhất (UMA).
Có thể một số người đã để ý thấy cấu trúc này tương tự trên iPad gần đây. Không có gì ngạc nhiên khi Apple sao chép "bài tập về nhà" của chính mình. Bằng cách đưa RAM vào M1, mỗi phần của M1 (CPU, GPU, Neural Engine, v.v.) có thể truy cập vào cùng một nhóm bộ nhớ.
So với MacBook Air, MacBook Pro chạy cùng một con chip, cùng một hệ điều hành, với màn hình cũng gần như giống hệt nhau. Thậm chí nếu cần thiết, người dùng có thể lấy linh kiện từ máy này sang máy kia.
Bên cạnh chip M1 màu bạc sáng bóng, sẽ có 2 miếng chữ nhật nhỏ bằng silicon. Đó là các chip nhớ tích hợp mới.
Thiết kế tích hợp này giúp tăng tốc độ và hiệu quả, nhưng cũng là tin buồn đối với người dùng muốn có khả năng nâng cấp bộ nhớ máy Apple. Khả năng nâng cấp linh kiện có thể kéo dài tuổi đời của bất kỳ máy tính nào, khi mà các ứng dụng và tệp đa phương tiện ngày càng tăng kích thước, hệ điều hành thì có nhiều tính năng hơn.
Một điểm đáng chú ý nữa là các mẫu MacBook mới ra vắng bóng chip bảo mật T2. Giờ đây các tính năng bảo mật của Apple, bao gồm Secure Enclave, được tích hợp vào chip M1, giống như với dòng chip A cho iPhone.
iFixit 'mổ' MacBook chạy chip M1 Kết quả là các chuyên gia nhận ra cả 2 mẫu MacBook Air và MacBook Pro mới dùng chip Apple Silicon cũng được lắp ráp và bố trí linh kiện gần giống với máy Mac chạy chip Intel trước đó. Apple vẫn sử dụng cách bố trí linh kiện đơn giản nhưng khoa học đối với hai mẫu MacBook mới Rõ ràng các...