Lý do Iran muốn di dời thủ đô về bờ biển phía Nam
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian ngày 7/9 cho rằng trung tâm chính trị và kinh tế của đất nước nên được chuyển về phía Nam, đến bờ biển Vịnh Ba Tư để tiếp cận gần hơn với các tuyến đường thương mại chính.
Người dân mua sắm tại khu chợ cổ Grand Bazaar ở thủ đô Tehran, Iran ngày 28/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
“Là thủ đô của đất nước, Tehran đang phải đối mặt với những vấn đề mà chúng tôi không có giải pháp nào khác ngoài việc di dời chính trung tâm thủ đô”, hãng thông tấn Fars dẫn lời nhà lãnh đạo Pezeshkian.
Theo Tổng thống Iran, việc tiếp tục để Tehran nằm ở phía Bắc nước này làm thủ đô đang trở nên bất khả thi do một số thách thức về kinh tế.
Video đang HOT
“Không thể phát triển đất nước bằng cách tiếp tục xu hướng hiện tại. Nếu chúng ta muốn tiếp tục đưa tài nguyên từ phía Nam và biển về Tehran, sản xuất chúng rồi lại gửi lại về phương Nam để xuất khẩu, khả năng cạnh tranh của chúng ta sẽ ngày càng giảm”, Tổng thống Pezeshkian nói thêm.
Sau khi thủ đô mới được chọn, tất cả các cơ quan chính phủ sẽ được chuyển đến đó, sau đó người dân Tehran cũng sẽ có cơ hội chuyển đến thủ đô mới.
Trong lịch sử, Iran cũng đặt thủ đô ở nhiều vùng đất, bao gồm Isfahan, Qazvin, Shiraz, Mashhad và Hamedan. Kể từ khi vua Qajar Agha Mohammad Khan tuyên bố Tehran là thủ đô vào năm 1795, nơi đây đã trở thành trung tâm chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa của đất nước.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng thành phố đã bị xuống cấp do dân số tăng nhanh, khiến nơi đây trở thành nơi sinh sống của 15 triệu người, tăng từ 250.000 người vào đầu thế kỷ 20. Dân số tiếp tục tăng vọt, với sự phát triển của cơ sở hạ tầng không kịp đã tạo ra một khu đô thị luôn trong tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm.
Sáng kiến tìm một nơi để thành lập một thủ đô mới đã được vạch ra lần đầu tiên cách đây 30 năm, nhưng các quan chức chỉ xem xét nghiêm túc vấn đền này sau trận động đất năm 2003 đã tàn phá thành phố Bam phía Đông Nam và khiến khoảng 40.000 người thiệt mạng. Các chuyên gia cảnh báo Tehran nằm trên ít nhất 100 đường đứt gãy – bao gồm một đường dài gần 100 km, và nhiều tòa nhà của thành phố được dự báo sẽ không thể đứng vững sau một trận động đất lớn.
Iran kỷ niệm 44 năm Cách mạng Hồi giáo
Ngày 11/2, hàng chục nghìn người Iran đã tham dự các hoạt động kỷ niệm 44 năm Cách mạng Hồi giáo ở thủ đô Tehran và nhiều thành phố khác.
Người dân Iran tập trung tại Quảng trường Azadi ở thủ đô Tehran để kỷ niệm 44 năm Cách mạng Hồi giáo, ngày 11/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đây, vào lễ kỷ niệm lần thứ 42 và 43 Cách mạng Hồi giáo Iran, người dân chủ yếu lái ô tô và đi xe máy xuống đường do các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong lễ kỷ niệm năm nay, nhiều người tay cầm cờ đã đi bộ đến tập trung tại Quảng trường Azadi (Tự do) ở thủ đô Tehran bất chấp thời tiết giá lạnh.
Truyền hình nhà nước Iran đưa tin lễ kỷ niệm được tổ chức tại 1.400 thành phố và thị trấn trên cả nước, phát sóng các cảnh quay về các cuộc mít tinh lớn ở các thành phố Isfahan, Mashhad, Shiraz và Tabriz. Người dân mang theo chân dung của Nhà lãnh đạo tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei, cũng như cố Đại giáo chủ Ruhollah Khomeini, nhà sáng lập nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, và tướng Qasem Soleimani, người đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Mỹ vào sân bay Baghdad (Iraq) vào tháng 1/2020. Mọi người cũng giương cao biểu ngữ bày tỏ tình đoàn kết với lãnh đạo nước này.
Cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 ở Iran đã lật đổ vương triều Mohammad Reza Pahlavi thân Mỹ để đưa các giáo sĩ Hồi giáo lên nắm quyền. Sự kiện này được cho là một bước ngoặt trong lịch sử của Iran.
Cách mạng Hồi giáo Iran được nhiều hãng truyền thông quốc tế ca ngợi là "cuộc cách mạng vĩ đại thứ ba trong lịch sử", sau Cách mạng Pháp và Cách mạng Tháng Mười Nga, đồng thời là sự kiện mở màn "biến chủ nghĩa phong kiến Hồi giáo thành lực lượng chính trị từ Maroc đến Malaysia".
Hành động khôn khéo để duy trì vị thế Sau nhiều tuyên bố cứng rắn về việc quyết định trả đũa vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh, cho tới nay, Iran vẫn chưa thực hiện bất cứ cuộc tấn công nào đối với Israel. Sự trì hoãn này có thể được giải thích bằng nhiều yếu tố, bao gồm sự căng thẳng nội bộ, sự phức tạp trong việc phối...