Lý do để vận động
Chúng ta thường nghe vận động có ích đối với sức khỏe tổng quát, nhưng có thể chưa hiểu hết vì sao cần vận động và vận động còn có thể cải thiện những gì.
Ảnh: Shutterstock
Giấc ngủ: Vận động giúp cải thiện chất lượng và thời gian của giấc ngủ, bạn sẽ dễ dàng đạt được giấc ngủ sâu. ó có thể là do vận động giúp cơ bắp thả lỏng, giúp giảm stress hay tác động sưởi ấm cơ thể.
Sỏi túi mật: Phụ nữ năng động có 30% ít nguy cơ phải trải qua phẫu thuật sỏi túi mật hơn những người thụ động, những người sử dụng nội tiết tố thay thế, thuốc tránh thai, dư thừa estrogen trong thời kỳ mang thai.
Ung thư: Theo tạp chí American Journal of Epimiology, một cuộc nghiên cứu thực hiện với sự tham gia của gần 80.000 người Nhật, trong 10 năm, cho thấy vận động thể lực thường xuyên sẽ giảm được nguy cơ ung thư ruột kết, gan, tuyến tiền liệt và dạ dày. Các chuyên gia còn nhấn mạnh rằng vận động có thể kích thích hệ miễn dịch, dẫn đến các thay đổi nội tiết tố nhẹ nhàng hơn và giảm đến 40% nguy cơ ung thư vú.
Video đang HOT
Viêm khớp: eo đuổi đều đặn một môn tập nào đó, có thể hạn chế hiện tượng sưng và đau ở các khớp. Trong cùng lợi ích này thì vận động giúp gìn giữ trọng lượng hợp lý và giảm nguy cơ viêm khớp gối.
Lo âu, trầm cảm: Vận động có khả năng làm giảm các hội chứng lo âu hay trầm cảm. Trạng thái thể chất khỏe mạnh giúp cân bằng các thay đổi, như suy giảm trí tuệ, thường xảy ra từ quá trình lão hóa.
Bệnh tim mạch: Vận động cung cấp ô xy cho cơ tim bằng cách tăng sự giãn nở của động mạch và tạo ra những mao mạch khác. Nó cũng có thể ngăn ngừa sự hình thành của những cục máu đông và (hoặc) sự tan rã của chúng.
Huyết áp: Khi chỉ số huyết áp đã cao hoặc từ bình thường đến lên cao, thì vận động đều đặn có thể giúp làm hạ huyết áp. Còn huyết áp bình thường thì vận động sẽ giúp ổn định nó.
Tiểu đường: Càng vận động thì nguy cơ bệnh càng thấp, đặc biệt là khi có kèm theo những yếu tố khác như thừa cân, cao huyết áp. Mặt khác, gan có khuynh hướng tích tụ chất béo, làm gia tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan, cộng thêm rối loạn chuyển hóa và tăng tỷ lệ mỡ trong máu. Một nghiên cứu của Bệnh viện John Hopkins (Mỹ) cho thấy vận động thể chất đều đặn làm giảm chất béo trong gan.
Loãng xương: Vận động, đặc biệt là luyện cơ bắp, chạy bộ, tennis… có thể làm tăng mật độ xương, vì kích thích giúp kết dính calcium trên xương. Qua đó, việc bổ sung vitamin D và can xi sẽ có hiệu quả hơn.
Theo VNE
Vận động hợp lý khi có tiền sử teo cơ delta
Nên tập các bài tập nhẹ nhàng hạn chế xơ hóa hoặc teo cơ.
Chào bác sỹ, em năm nay 25 tuổi. Trước đây đi khám em có được chẩn đoán là teo cơ delta bên tay phải, các bác sỹ đã cho em tập luyện trị liệu tại bệnh viện 1 thời gian nhưng không mổ. Gần đây em có chơi cầu lông và nhận thấy bả vai cánh tay phải của em hay bị đau nhức, đưa tay lên trên khó khăn. Em muốn hỏi bác sĩ với trường hợp này của em thì phải làm sao ạ? Cám ơn bác sỹ!
kj3n...@gmail.com
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Bác sỹ trả lời:
Trước đây em phải điều trị như vậy nghĩa là trường hợp nhẹ, không phải phẫu thuật chỉnh hình. Các bài tập phục hồi chức năng cũng hạn chế biến chứng. Cơ delta là cơ lớn, chịu trách nhiệm giúp khớp vai thực hiện động tác giơ tay lên cao. Khi xơ hóa cơ delta, động tác này sẽ bị hạn chế. Em bị xơ hóa cơ delta bên phải, là bên hoạt động nhiều (do thuận tay phải), đặc biệt các hoạt động thể lực (chơi các môn thể thao như cầu lông, bơi, xà...) hoặc công việc đòi hỏi cơ bắp cũng tác động nhiều đến cơ delta.
Em nên đến bệnh viện kiểm tra lại nhé, đến chuyên khoa cơ xương khớp hoặc khoa ngoại, bác sỹ sẽ khám cho em, đánh giá mức độ xơ, biến chứng teo cơ... Kiểm tra khớp vai, đầu xương cánh tay cũng nên làm để tìm nguyên nhân chính gây đau tay của em. Tùy theo nguyên nhân, bác sỹ tư vấn cho em cách xử lý.
Trước mắt em nên hạn chế tác động nhiều đến cơ này, có thể dùng lá (em ra hàng bán thuốc lá cây nhé), sao nóng và chườm lên khớp vai cũng được, nhớ cẩn thận vừa phải kẻo bỏng nhé. Nên tập các bài tập nhẹ nhàng hạn chế xơ hóa hoặc teo cơ. Trường hợp xơ nhiều quá, phẫu thuật lại là biện pháp chính. Tuy nhiên tâm lý cũng rất quan trọng, em cần khám kỹ để biết tình trạng của mình hiện tại, đừng lo lắng quá khiến bản thân càng mệt hơn.
Theo VNE
Phòng ngừa bệnh lý tim mạch Bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng ở các nước phát triển, đang phát triển. Bệnh tỷ lệ thuận cùng quá trình đô thị hóa, lực lượng lao động trí óc tăng, lối sống công nghiệp ít vận động, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý... Ảnh minh họa: internet Số liệu thống kê tại Mỹ năm 2006 cho thấy,...