Lượng chất nổ Israel trút xuống Gaza có sức hủy diệt gần bằng 2 quả bom hạt nhân
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Euro-Med, Israel đã thả hơn 25.000 tấn chất nổ xuống Dải Gaza từ ngày 7/10, gần bằng sức hủy diệt của hai quả bom hạt nhân.
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống trại tị nạn al-Mughazi ở Deir Balah, Dải Gaza, ngày 5/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh Al Jazeera, để hình dung sức hủy diệt của lượng chất nổ này, có thể so sánh với quả bom hạt nhân Little Boy do Mỹ thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) trong Thế chiến thứ hai. Little Boy có sức công phá tương đương 15.000 tấn chất nổ TNT và phá hủy mọi thứ trong bán kính 1,6 km.
Ảnh chụp và ảnh vệ tinh cho thấy nhiều khu vực ở Gaza đã bị san bằng. Nhiều bệnh viện, trường học, nhà cửa, công trình tôn giáo bị hư hỏng hoặc phá hủy trong các cuộc tấn công trên bộ, trên biển và trên không của Israel. Toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc và nhà máy xử lý nước cũng bị vô hiệu hóa.
Theo dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Điều phối Vấn đề Nhân đạo của Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế Thế giới và chính quyền Palestine, tính đến ngày 7/11, các cuộc tấn công của Israel đã gây thiệt hại cho ít nhất một nửa số nhà ở Gaza, trong đó 222.000 căn hộ chung cư bị hư hỏng và hơn 40.000 căn bị phá hủy hoàn toàn. 278 cơ sở giáo dục bị thiệt hại. 270 cơ sở y tế bị tấn công. 69 nhà thờ bị hư hỏng.
Ông Elijah Magnier, một nhà phân tích quân sự chuyên nghiên cứu về các cuộc xung đột ở Trung Đông, nhận định: “Việc Israel sử dụng bom thông minh ở Gaza là một phần trong chiến lược quân sự rộng hơn nhằm tấn công chính xác vào cơ sở hạ tầng của các tay súng Hồi giáo để đạt được các mục tiêu quân sự, nhưng không hề cố gắng hạn chế thương vong dân sự và thiệt hại về cơ sở hạ tầng”.
Theo ông Magnier, với loại vũ khí này, không thể đạt mục tiêu chiến lược mà không gây thiệt hại lớn.
Ở phía Bắc Gaza, Jabalia là một trong những trại tị nạn lớn nhất, là nơi ở của khoảng 116.000 người. Quân đội Israel đã tấn công vào trại tị nạn này ít nhất 8 lần vào các ngày 9, 12, 19, 22 và 31/10; ngày 1, 2 và 4/11, gây thương vong lớn. Trại có ba trường học do Liên hợp quốc điều hành, đã được chuyển đổi thành nơi trú ẩn cho hàng trăm gia đình phải di dời.
Theo phân tích trực quan của The New York Times, The Guardian và các chuyên gia, lực lượng Israel đã sử dụng quả bom nặng 900kg để không kích trại tị nạn Jabalia vào ngày 31/10. Hai hố mà bom để lại ước tính rộng 12 mét.
Quân đội Israel tuyên bố rằng các cuộc tấn công vào Jabalia vào ngày 1/11 đã giết chết chỉ huy Hamas là Ibrahim Biari – người mà họ tin rằng đóng vai trò then chốt trong việc lập kế hoạch và thực hiện các cuộc tấn công vào Israel ngày 7/10.
Cánh vũ trang của Hamas là Lữ đoàn Qassam cho biết 7 con tin dân thường đã thiệt mạng trong vụ tấn công, trong đó có 3 người mang hộ chiếu nước ngoài.
Theo phân tích hình ảnh vệ tinh dựa trên dữ liệu radar Sentinel-1 của các nhà nghiên cứu Corey Scher thuộc Trung tâm sau đại học CUNY và Jamon Van Den Hoek tại Đại học bang Oregon, có tới 18% tòa nhà ở Dải Gaza đã bị hư hỏng từ ngày 7/10 đến ngày 5/11.
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống Gaza, ngày 4/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Việc Israel triển khai tên lửa dẫn đường chính xác (PGM) ở Gaza làm dấy lên nghi ngờ về tuyên bố rằng những quả bom thông minh này làm giảm thiệt hại.
Theo Dự án Giải pháp Thay thế Quốc phòng (PDA), một vụ nổ dùng bom nặng 226kg sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng, làm bị thương hoặc giết chết bất kỳ ai trong phạm vi 20 mét. Vụ nổ dùng bom 900kg sẽ tăng bán kính hủy diệt lên 35 mét.
Tính trung bình trên các loại bề mặt khác nhau, một quả bom nặng 226kg có thể tạo ra một miệng hố có chiều ngang 7,6 mét và sâu 2,6 mét, trong khi một quả bom nặng 900kg sẽ tạo ra một miệng hố có chiều ngang 15 mét, sâu 5 mét.
Liên quan thương vong dân thường, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Charles Q. Brown ngày 10/11 cho rằng Israel nên sớm có điểm dừng trong cuộc chiến ở Dải Gaza để giảm thương vong cho dân thường và cần tập trung vào giới lãnh đạo cấp cao của Hamas.
Tuy nhiên, hiện cả tình báo Mỹ và Israel vẫn chưa biết rõ vị trí chính xác của thủ lĩnh hàng đầu Hamas là Yahya Sinwar
Trong khi đó, ngày 9/11, chính quyền Israel đã công bố số liệu về cuộc chiến với Hamas. Theo đó, đã có khoảng 9.500 quả tên lửa, rocket và hàng chục máy bay không người lái được phóng về phía Israel từ Dải Gaza, Liban, Syria và Yemen. Hệ thống phòng không của Israel đã thực hiện hàng nghìn vụ đánh chặn thành công ở mọi cấp độ phòng thủ, từ khu vực núi Dov ở miền Bắc tới Biển Đỏ ở miền Nam. Cùng thời gian này, quân đội cũng đang chuẩn bị cho các kịch bản cực đoan hơn như khả năng mở thêm chiến trường hoặc khu vực xung đột mới. Lần đầu tiên, các hệ thống phòng không đa tầng của Israel như Iron Dome, David Sling, Diamond và Arrow-3 đã phải hoạt động liên tục.
'Đêm đẫm máu' ở Dải Gaza
Trong khi Palestine cho biết Gaza vừa trải qua 'đêm đẫm máu nhất', Mỹ tuyên bố sẽ trả đũa nếu quân đội nước này là mục tiêu trong bất kỳ hoạt động thù địch nào.
Reuters hôm nay 23.10 dẫn báo cáo từ phía Palestine cho biết 266 công dân nước này, trong đó có 117 trẻ em, đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel trong ngày 22.10. Trong khi đó, Al Jezeera đưa tin đêm qua được coi là đêm đẫm máu nhất ở Dải Gaza kể từ khi xung đột giữa các tay súng Hamas và quân đội Israel nổ ra hôm 7.10.
Theo đó, một trong những cuộc tấn công dữ dội diễn ra tại trại tị nạn Jabalia. Đây một trong những khu vực đông đúc nhất bên trong Dải Gaza, nơi có hơn 120.000 người Palestine sinh sống.
Đội hình xe tăng của Israel được bố trí gần Dải Gaza hôm 21.10. Ảnh REUTERS
Cơ quan phòng vệ dân sự của Palestine ở Gaza thông tin các nhân viên cứu hộ khẩn cấp đã tìm thấy ít nhất 30 thi thể, hầu hết là phụ nữ và trẻ em sau đợt oanh tạc này. Nhiều người vẫn còn bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.
Israel chưa bình luận về vụ tấn công lẫn thông tin nhận trách nhiệm. Trong khi đó, phía Hamas cho biết lãnh đạo nhóm này là ông Ismail Haniyeh và Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian đã có cuộc điện đàm và thảo luận về các biện pháp ngăn chặn điều mà họ gọi là "tội ác" của Israel tại Dải Gaza.
Điểm xung đột: Anh 'chê' tên lửa bội siêu thanh Nga; Israel tiếp tục không kích dữ dội Gaza
Lo ngại xung đột lan rộng khắp Trung Đông
Dọc biên giới phía bắc của Israel với Li Băng, nhóm Hezbollah do Iran hậu thuẫn đã đụng độ với lực lượng Israel. Đây cũng là sự leo thang bạo lực nguy hiểm nhất ở biên giới 2 nước kể từ cuộc chiến Israel-Hezbollah năm 2006. Hezbollah hôm 22.10 báo cáo thêm 6 tay súng thiệt mạng khi giao tranh với Israel, nâng tổng số thành viên của nhóm này thiệt mạng kể từ ngày 7.10 lên 26.
Với bạo lực xung quanh các biên giới được bảo vệ nghiêm ngặt ngày càng gia tăng, Israel đã bổ sung 14 khu dân cư ở gần Li Băng và Syria vào kế hoạch sơ tán dự phòng. Tờ The Times of Israel dẫn thông báo từ quân đội Israel cho biết họ đã tấn công phủ đầu nhằm vào các nhóm quân Hezbollah ở miền nam Li Băng nhằm chặn đứng âm mưu tấn công của lực lượng này.
Những người ủng hộ Hezbollah ở Li Băng biểu tình để bày tỏ tình đoàn kết với người Palestine hôm 8.10. Ảnh REUTERS
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng xung đột đang lan rộng khắp Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 22.10 tuyên bố Washington sẵn sàng trả đũa nếu quân đội Mỹ trở thành mục tiêu trong cuộc chiến Hamas-Israel.
Chia sẻ với đài NBC News, ông Blinken dự đoán cuộc chiến sẽ leo thang thông qua sự tham gia của các lực lượng ủy nhiệm của Iran. Ông đồng thời nói thêm rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẵn sàng đáp trả nếu người Mỹ trở thành mục tiêu của bất kỳ hành động thù địch nào.
Mỹ chưa muốn Israel mở thêm chiến dịch tấn công nhóm Hezbollah?
"Mỹ đang thực hiện các bước để đảm bảo rằng chúng tôi có thể bảo vệ người dân của mình một cách hiệu quả và phản ứng quyết đoán nếu cần", ông Blinken nói và lưu ý rằng các khí tài quân sự bổ sung đã được triển khai tới Trung Đông, bao gồm 2 nhóm tác chiến tàu sân bay.
Nhà ngoại giao Mỹ cũng cho biết Israel không muốn và không có ý định kiểm soát Dải Gaza sau khi cuộc chiến với Hamas kết thúc. Dù vậy, ông nhấn mạnh, sau xung đột mọi thứ không thể quay lại hiện trạng ban đầu.
Tiếp tục nỗ lực ngoại giao
Một điểm tích cực trong 24 giờ qua là việc Liên Hiệp Quốc xác nhận đã có thêm 14 xe tải chở hàng viện trợ quan trọng, bao gồm thực phẩm và thuốc men, đã vào Dải Gaza thông qua cửa khẩu Rafah ở Ai Cập. Dù khối lượng viện trợ đến nay chỉ bằng 4% mức trung bình hàng ngày trước khi xảy ra chiến sự, đây là tín hiệu cho thấy các nỗ lực nhằm tránh thảm họa nhân đạo đã có bước tiến, theo Reuters.
Trong loạt diễn biến khác bên ngoài Trung Đông, hàng nghìn người đã tổ chức một cuộc biểu tình ở TP.Montréal của Canada để thể hiện tình đoàn kết với người Palestine.
Cũng trong ngày 22.10, ông Biden cũng tăng cường các nỗ lực ngoại giao và có các cuộc gọi riêng với nhiều lãnh đạo phương Tây bao gồm Canada, Pháp, Anh, Đức và Ý để thảo luận về tình hình Trung Đông. Trước đó, ông đã nói chuyện với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Giáo hoàng Francis.
Dụ kiến, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte sẽ thăm Israel trong tuần này.
Cháy chung cư trong trại tị nạn ở Dải Gaza, ít nhất 21 người thiệt mạng Các nguồn tin an ninh và y tế cho biết ngày 17/11, ít nhất 21 người Palestine, trong đó có 7 trẻ em, đã thiệt mạng và hơn 30 người bị thương trong vụ hỏa hoạn lớn tại một tòa nhà dân cư ở phía Bắc Dải Gaza. Lính cứu hoả Palestine dập tắt đám cháy. Ảnh: AFP Lửa đã bùng lên tại...