Luộc, hấp mực với loại lá kiếm đâu cũng có mực giòn, ngon, ngọt lại giúp phòng ngừa tiểu đường
Luộc, hấp mực là cách chế biến món ăn nhanh và đơn giản nhất. Thông qua sự sức nóng của nước để làm chín mực.
Luộc, hấp mực đúng cách sẽ giữ được vị ngọt tự nhiên của mực, mùi thơm đặc trưng mà không bị nhạt cũng như mất đi độ ngọt.
Cách chọn mực
Mực tươi thân sáng, màu trắng sữa, hơi phớt hồng, không trắng đục. Thân mực có độ săn chắc, đàn hồi tốt khi ấn vào. Mắt mực trong sáng trong suốt. Râu mực đầy đủ, không bị đứt đoạn, nếu mực tươi thì râu săn chắc, ngược lại, mực ươn thì râu sẽ mềm nhũn hơn.
Khi ta chọn mực thì đầu mực phải còn dính chặt với thân, khó đứt khi cầm lên. Không chọn mực có mùi hôi tanh.
Sơ chế nguyên liệu
Mực tươi mua về sơ chế sạch bằng cách loại bỏ nội tạng, bỏ mắt, bỏ túi mực. Khử mùi tanh của mực bằng cách bóp mực với muối và rượu trắng. Nếu mực loại nhỏ thì để nguyên con, mực lớn thì có thể cắt thành từng miếng vừa miệng tùy theo sở thích của người nấu. Tuy nhiên để hạn chế sự hao hụt dinh dưỡng nên để nguyên con luộc.
Mực luộc với rượu và giấm cực ngon.
Luộc mực
Luộc mực với giấm và rượu trắng
Cho một nồi nước lên bếp, thêm vào nồi 1 chén rượu trắng nhỏ, và 1 chén giấm một ít đường, mì chính với lượng nước, rượu và giấm chỉ nên vừa xâm xấp mặt mực. Khi nước sôi thì cho mực ống vào luộc. Khi thấy mực chuyển màu trắng, thân mực săn lại có mùi thơm đặc trưng thì tắt bếp.
Để mực luộc ngon thì sau khi luộc ngâm mực vào bát nước đá tầm 10 phút để mực giòn hơn. Khi ăn hãy nhúng qua mực với hành lá lại cho nóng rồi thưởng thức.
Cách luộc mực ống ngon với lá ổi
Lá ổi từ lâu đã là một vị thuốc dân gian rất tốt cho sức khỏe với lượng berbagia rất lớn, giúp điều trị bệnh tiêu chảy, giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Luộc mực ống chung với lá ổi ngoài việc tốt cho sức khỏe còn giúp khử mùi tanh của mực, thịt mực thơm mùi lá ổi rất lạ miệng.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Mực ống tươi 1 kg
1 nắm lá ổi tươi
Video đang HOT
Tỏi, ớt, sả
Gia vị: Mì chính, muối, đường, tiêu.
Cách thực hiện
Mực tươi mua về đem rửa sạch, loại bỏ nội tạng, túi mực, l.ột d.a, bỏ mắt. Sau đó ngâm mực 5 phút với rượu trắng và muôi để khử mùi tanh và giúp mực giòn hơn.
Chuẩn bị nắm lá ổi tươi, lựa những lá còn non sẽ ngon hơn. Rửa thật sạch với nước muối rồi để ráo. Tỏi, ớt, sả đ.ập dập.
Luộc mực với lá ổi
Bắc nồi nước sạch lên bếp, đem lá ổi vào vò nhẹ cho nát rồi cho thêm một ít muối, bột ngọt, đường vào nước luộc. Đợi nước sôi rồi cho mực ống vào cùng với tỏi, ớt, sả đ.ập dập. Khi thấy mực chuyển sang màu trắng, thịt săn lại, bay mùi thơm đặc trưng thì tắt bếp.
Mực ống hấp lá ổi ngon.
Vị chát của lá ổi sẽ làm cho những miếng mực thơm, ngon không bị tanh, giữ nguyên vị ngọt tự nhiên. Ăn mực ống luộc chung với lá ổi cũng yên tâm không bị tình trạng rối loạn tiêu hóa hay khó tiêu rất có lợi. Ngoài ra chúng ta có thể luộc mực với lá lốt; luộc mực với nước dừa.
Hấp mực
Có rất nhiều cách để hấp mực như: Mực hấp bia, mực hấp xả gừng…
Mực hấp bia
Sử dụng bia để hấp mực sẽ giúp làm món ăn thêm ngon và không còn mùi tanh. Cách hấp mực ngon với bia cũng vô cùng đơn giản.
Chuẩn bị nguyên liệu
Mực tươi; Bia tươi hoặc bia lon tùy thích; Ớt, tỏi băm; sả; hành lá; gừng thái lát.
Cách thực hiện
Mực làm sạch và khử mùi tanh sau đó để cho ráo nước. Lấy một cái nồi lót dưới đáy là sả, gừng, hành lá sau đó cho mực lên trên. Cứ xếp luân phiên một lớp mực một lớp sả cho đến khi hết mực. Lớp cuối cùng là gừng và hành lá rải đều lên mặt.
Sau đó đổ bia vào ngập hết mực, thêm gia vị đường, mì chính vào luộc trong 10 phút. Đến khi mực chuyển sang màu trắng và săn lại thì tắt bếp.
Mực hấp gừng sả
Sơ chế nguyên liệu
Mực ống mua về lấy sạch túi mực, cắt bỏ mắt, bỏ nội tạng, lột bỏ da, rửa 2 – 3 lần nước cho thật sạch và cắt khúc vừa ăn.
Cho mực đã cắt vào tô trộn đều cùng với 1/2 muỗng canh nước mắm, 1/4 muỗng cà phê bột ngọt, ướp khoảng 30 phút để mực thấm gia vị.
Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch và cắt sợi nhỏ. Sả bóc bỏ lớp vỏ già, rửa qua với nước rồi cắt lát. Hành tây lột vỏ, rửa sạch, cắt múi cau. Ớt rửa sơ với nước, cắt lát mỏng.
Hấp mực sả gừng
Cho mực đã ướp vào đĩa sâu lòng, lấy gừng, sả, hành tây, ớt cắt lát xếp lên trên, tiếp đến cho đĩa mực vào xửng hấp trong vòng 10 – 15 phút là mực chín, lúc này bạn tắt bếp, để yên đĩa mực trong nồi thêm 1 – 2 phút rồi lấy ra là hoàn tất.
Thành phẩm
Mực hấp gừng sả vẫn giữ nguyên được hương vị mềm ngọt của thịt mực, thêm mùi thơm nồng nàn của sả gừng, hành tây tươi giòn thật hấp dẫn. Khi ăn, chấm mực với muối tiêu chanh hoặc muối ớt xanh để tăng thêm hương vị.
Chỉ cần nắm rõ 8 mẹo này đảm bảo mực luộc giòn ngọt, căng mọng, không tanh
Để luộc mực ngon và giữ được độ mềm ngọt, không bị dai, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây!
Món mực hấp khi chín tới sẽ có vị ngọt tự nhiên, thịt mực căng mọng, không bị tróc da và không rụng đầu. Khi ăn, bạn có thể chấm cùng nước mắm gừng hoặc sốt muối ớt xanh để kích thích vị giác vào những ngày hè.
Mẹo luộc mực tươi ngon
1. Chọn mực tươi:
Để có món mực hấp ngon, trước tiên bạn cần lựa chọn những con mực tươi nhất. Hãy chọn những con mực có da sáng bóng và màu sắc đẹp, còn nhấp nháy.
Nếu bạn phải cấp đông mực để vận chuyển đi xa, mực vẫn nên có màu hồng tự nhiên, mắt mực đen, trong suốt và đầu mực dính chặt vào thân, râu mực còn đầy đủ. Khi bạn ấn nhẹ vào thân mực bằng tay, mực nên có độ đàn hồi và săn chắc.
2. Luộc nhanh và nhiệt độ cao:
Nếu mực cỡ nhỏ, bạn nên luộc nhanh trong khoảng từ 1 đến 2 phút. Mực cỡ lớn hơn có thể cần thêm 1-2 phút nữa. Đảm bảo nước luộc đã sôi lửa lớn trước khi cho mực vào nồi để giữ độ mềm và tránh bị dai.
3. Thêm một ít giấm hoặc chanh vào nước luộc:
Trước khi cho mực vào nồi nước sôi, bạn có thể thêm một ít giấm hoặc nước chanh để làm mềm mực và giữ được màu trắng sáng tự nhiên của mực.
4. Không nêm muối quá sớm:
Muối sẽ làm cho mực cứng và dai hơn nếu nêm muối vào nước luộc quá sớm. Nên để nước sôi trước khi nêm muối vào, sau đó nêm muối vừa phải để giữ được vị ngọt tự nhiên của mực.
5. Luộc cùng lá chanh, lá quế:
Nếu muốn mực thêm thơm ngon, bạn có thể thêm vài lá chanh hoặc lá quế vào nồi nước luộc cùng mực. Những lá thảo mộc này sẽ tạo thêm hương vị đặc biệt cho mực.
6. Nước luộc có đường:
Thêm một ít đường vào nước luộc cũng giúp cho mực trở nên ngọt ngon và bổ sung thêm hương vị tự nhiên.
7. Luộc không quá lâu:
Sau khi nước sôi, khi mực đã từ mềm đến dai tùy ý, bạn nên tắt bếp ngay và thả mực ra để ngừng quá trình nấu nước. Mực sẽ tiếp tục chín trong nồi nước nóng.
8. Làm nguội mực trong nước đá:
Sau khi luộc xong, nếu bạn muốn mực có độ dai mềm hơn, hãy cho mực vào nước đá để làm nguội. Điều này giúp mực giữ lại độ dai mềm và trở nên ngon hơn khi ăn.
Áp dụng các mẹo trên, bạn sẽ có được mực luộc ngon, thơm ngon và giữ được độ mềm dai tự nhiên của mực một cách hoàn hảo.
Chúc bạn trở thành người tiêu dùng thông thái!
Cách làm mực sốt Thái chua cay đậm đà, chuẩn vị nhà hàng Bật mí công thức làm mực sốt Thái chua cay chuẩn vị nhà hàng, đơn giản tại nhà. Thưởng thức món ngon đậm đà, hấp dẫn ngay hôm nay! Nguyên liệu: - 500g mực tươi - 3 cây sả - 5 quả ớt - 1 củ tỏi - 1 củ hành tím - 1 quả cà chua - Rau mùi, rau răm -...