- Việt Giải Trí - https://vietgiaitri.com -
Lựa chọn giày luyện tập giày chạy bộ đúng chuẩn( phần 1)
On 24/01/2019 @ 9:43 AM In Mua sắm
Đối với những người tập luyện thể thao, giày là một phụ kiện không thể thiếu. Nhưng phần lớn mọi người đều có chút nhầm lẫn trong việc lựa chọn giữa giày tập luyện - giày chạy bộ . Ví dụ như giày chạy bộ có thể mang đi tập gym hoặc ngược lại.
Giày Thể Thao
Thực chất, mỗi môn thể thao yêu cầu một loại giày khác nhau.
Giày Chạy Bộ là loại giày như thế nào ?
Trước hết, chúng ta phải hiểu được nguyên lý của cơ thể khi đang chạy bộ.
Trong chạy bộ, cơ thể luôn chuyển động theo trục thẳng và hướng về phía trước, không hề có các chuyển động phức tạp khác về các hướng khác.Bàn chân chúng ta khi chạy bộ sẽ tiếp đất theo từng phần, từ gót chân hạ dần đến mũi chân, sau đó bật mũi chân để có lực bước tiếp.
Các bộ phận chính của Giày Chạy Bộ:
Cấu Tạo Giày Chạy
Có thể ví Giày chạy bộ như một chiếc xe ô tô, nó sẽ giúp chúng ta đến được đích dễ dàng và đỡ mất sức hơn.Cũng như xe ô tô, giày chạy cũng có các bộ phận chính mang các đặc tính và tính năng riêng.
Phần Thân Trên Của Giày Chạy Bộ:
Chính là phần thân xe, phần này có chức năng cố định chân, đảm bảo chân luôn ở trong giày.
Ngoài ra, phần này của chiếc giày còn bảo vệ chân khỏi những va chạm từ phía trên và tạo ra được sự thông thoáng, thoải mái giúp cho chân không bị phồng rộp.
Phần Lót trong giày:
Đây chính là hệ thống giảm xóc của giày, giúp cho bàn chân cũng như cơ thể giảm được phản lực khi tác động xuống mặt đất.Lót giày cũng làm chân ổn định và cân bằng hơn khi đổi hướng chạy.
Phần Đế Giày:
Đế giày chính là bộ lốp xe, tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, có tác dụng chính là tạo sự ma sát và giảm được sự tiếp xúc của bàn chân với mặt đường.
Tùy vào từng địa hình mà đế giày được cấu tạo khác nhau để tăng độ tiếp xúc và độ bám.
Các tiêu chí để chọn giày đi bộ
Độ rộng của giày
Quy tắc ngón tay cái: đây là quy tắc áp dụng cho đo khoảng cách từ mũi giày đến đầu ngón chân( từ 1cm đến 1.3cm).Tuy nhiên, người dùng cần xem xét kĩ phần gót chân trước, xem phần gót có bị quá lỏng hay quá chật không.
Giày chạy bộ luôn ôm sát vào cổ chân, cố định cổ chân không cho các vật thể lạ lọt vào giày, tạo ra sự khó chịu khi chạy và giúp tránh cho người chạy bị lật cổ chân. Đối với một người chạy bộ đường dài, lật cổ chân đồng nghĩa với kết thúc chặng đua.
Cân nặng của giày
Giày chạy bộ luôn rất nhẹ, theo các nghiên cứu khoa học, khi chạy đường dài, giày nặng hơn 1g tương đương với balo nặng thêm 5g.
Cân nặng của giày sẽ ảnh hưởng đến việc phân bổ sức và làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhanh hơn.
Độ ẩm - Độ Thoáng Khí
Độ thoáng khí của giày cũng là một trong những tiêu chí lựa chọn. Khi chạy trong khoảng thời gian dài, bàn chân cần sự thoát khí, làm giảm độ ẩm trong giày.
Độ ẩm chính là kẻ thù thầm lặng, nếu trong giày có qua nhiều độ ẩm chân sẽ bị phồng rộp và gây khó chịu.
Đế Giày
Đế giày chạy bộ thường mềm và dễ uốn cong, hỗ trợ tạo nên sức bật cho người sử dụng. Ngoài ra đế giày sẽ được chia ra thành từng loại cho từng địa hình khác nhau để tăng độ bám và giảm trơn trượt.
Ở bề mặt trơn trượt, đế giày được thiết kế với nhiều gai cao su để tăng được độ bám và làm giảm lực tác động lên bàn chân.
Đối với bề mặt mềm thì đế giày sẽ có nhiều những mấu cao su, giúp ấn sâu vào bề mặt và tăng được độ bật.
Cách Chọn Giày Chạy Bộ
Hãy chọn cho mình một đôi giày phù hợp để có thể tự tin băng qua mọi nẻo đường.
Hết Phần 1.
Theo Nguồn tổng hợp
Article printed from Việt Giải Trí: https://vietgiaitri.com
URL to article: https://vietgiaitri.com/lua-chon-giay-luyen-tap-giay-chay-bo-dung-chuan-phan-1-20190124i3733162/
Click here to print.
Copyright © vietgiaitri.com - All rights reserved.