Lừa bán xe cổ qua mạng rồi chiếm đoạt gần 1,2 tỷ đồng
Ngày 8/10, thông tin phóng viên có được, Công an huyện Vĩnh Lộc xác nhận, vừa Quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Trần Thanh Ngọc và Nguyễn Văn Hoan và một số đối tượng liên quan để điều tra làm rõ hành vi “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “ Rửa tiền”.
Trước đó, qua công tác nghiệp vụ, Công an huyện Vĩnh Lộc phát hiện những dấu hiệu bất thường từ fanpage “Duy Chuẩn xe cổ” và trang zalo “Tống Duy Chuẩn” nên đã xác lập và huy động những cán bộ điều tra có kinh nghiệm để tập trung điều tra, xác minh.
Theo Thượng tá Đỗ Mạnh Dũng – Phó Trưởng Công an huyện Vĩnh Lộc, các trang facebook, zalo “Trí Anh xe cổ”, hay “Duy Chuẩn xe cổ”… đều được các đối tượng đăng tải tên tuổi, hình ảnh, giấy phép kinh doanh, và cả số tài khoản ngân hàng trùng tên với tài khoản bán hàng trên mạng. Sau các bài đăng bán xe, các đối tượng này đều mua lượng tương tác, lượt bình luận với những đánh giá khẳng định sự uy tín của người bán khiến nhiều người có nhu cầu mua xe khi vào tìm hiểu sẽ tin tưởng những trang này là những địa chỉ uy tín. Tuy nhiên, qua điều tra thì những người như Tống Duy Chuẩn, hay Trí Anh ngoài đời thực lại không sở hữu, sử dụng những địa chỉ mạng bán xe này.
Sau một thời gian tích cực điều tra, Ban Chuyên án đã nhanh chóng thu thập tài liệu, chứng cứ và xác định đối Trần Thanh Ngọc (SN 1993), trú tại thôn Lang Châu Bắc, xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam chính là đối tượng điều hành, sử dụng tài khoản “xe cổ Duy Chuẩn”, “Tống Duy Chuẩn”, hay “Trí Anh xe cổ”. Ngày 14/9, Ban Chuyên án đã phân công 3 tổ công tác vào địa bàn các tỉnh phía Nam để tiếp tục xác minh, làm rõ phương thức thủ đoạn hoạt động và truy bắt các đối tượng.
Khi đã có đầy đủ tài liệu chứng cứ, ngày 16/9, xác định thời cơ phá án đã chín muồi, Ban Chuyên án đồng loạt triển khai lực lượng tiến hành bắt giữ các đối tượng Trần Thanh Ngọc, Nguyễn Văn Hoan. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc của các đối tượng, Ban Chuyên án thu giữ 6 tài khoản facebook mang tên “Tống Duy Chuẩn”, “Duy Chuẩn xe cổ”; “Trí Anh xe cổ”; “Trí Anh xe cổ bãi nhật”, “Trần Thanh Ngọc”, “Hoan Hoan”; 4 tài khoản zalo đều mang tên “Tống Duy Chuẩn”, 3 tài khoản giao dịch tiền ảo Binance, 11 tài khoản ngân hàng, 1 tài khoản momo; 12 thẻ sim điện thoại các loại; 13 điện thoại di động; 20 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều tang vật khác liên quan.
Theo tài liệu của cơ quan Công an, Trần Thanh Ngọc là đối tượng có nhiều tiền án, sau khi ra tù trở về địa phương, với bản chất ham chơi lười làm, Ngọc đã lên mạng xã hội tìm mua tài các khoản facebook, zalo ảo, căn cước, giấy phép kinh doanh… để làm phương tiện, công cụ lừa đảo.
Video đang HOT
Đáng chú ý, sau khi mua được tài khoản facebook “Tống Duy Chuẩn” cùng với hình ảnh căn cước công dân, giấy phép kinh doanh và tài khoản zalo đều mang tên “Tống Duy Chuẩn”, sinh năm 1986, trú tại tổ dân phố 1, Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Trần Thanh Ngọc đã mua thêm nhiều sim điện thoại “rác” để lập các tài khoản zalo cũng tên “Tống Duy Chuẩn”, mua tài khoản ngân hàng “rác” và nhờ người khác đứng tên tài khoản tiền ảo, ví momo… để phục vụ cho hành vi lừa đảo.
Từ tài khoản facebook “Tống Duy Chuẩn”, Trần Thanh Ngọc này đã lập các fanpage “Duy Chuẩn xe cổ”; “Trí Anh xe cổ”; “Trí Anh xe cổ bãi Nhật”, rồi lên mạng tải các hình ảnh xe cổ Cup, 67, Dream, CD đăng lên để quảng cáo bán xe với giá từ 17 đến 60 triệu đồng. Những bài viết rao bán của đối tượng đều kèm hình ảnh các loại xe máy cổ với hình thức mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng và cho chạy quảng cáo trên mạng để tăng tương tác và dễ dàng tìm kiếm bị hại.
Khi có người quan tâm đến xe cổ, Trần Thanh Ngọc sử dụng tin nhắn tự động yêu cầu người mua cung cấp số điện thoại, sau đó việc trao đổi, mua bán xe cổ thông qua tài khoản zalo “Tống Duy Chuẩn”.
Nếu khách đồng ý mua xe thì đối tượng sẽ yêu cầu đặt cọc trước số tiền từ 3 đến 10 triệu đồng tuỳ loại xe và hẹn khi người mua nhận được xe mới phải thanh toán số tiền còn lại. Sau khi nhận được tiền đặt cọc Trần Thanh Ngọc này sẽ cắt mọi liên lạc, chặn tin nhắn, xoá kết bạn rồi luân chuyển nguồn tiền lừa đảo được thành tiền ảo Bitcoin, sau đó mua đi bán lại nhiều lần để chuyển số tiền lừa đảo thành tiền hợp pháp rồi mới rút ra tiền mặt để tiêu xài.
Theo khai báo của Trần Thanh Ngọc tại cơ quan Công an, trước đây hắn cũng đam mê xe cổ nên đặt mua trên mạng và bị lừa. Sau này, do nợ nần nhiều mới nhớ lại các thủ đoạn trước đó mà các đối tượng đã lừa mình nên bắt chước để đi lừa đảo người khác để chiếm đoạt tài sản.
Đồng phạm giúp sức tích cực cho Trần Thanh Ngọc là Nguyễn Văn Hoan (SN 1995), trú tại Bon Bu N’Drung, xã Đăk Buk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. Đây là đối tượng có 4 tiền án về tội trộm cắp tài sản và có thời gian chấp hành án với Trần Thanh Ngọc.
Sau khi ra tù trở về địa phương, do không có việc làm ổn định nên Nguyễn Văn Hoan đã được Trần Thanh Ngọc thuê để tìm mua các tài khoản ngân hàng “rác”, tìm người đứng tên tài khoản tiền ảo, ví momo làm công cụ phạm tội, trực tiếp đi rút tiền mặt và thực hiện một số việc khác theo yêu cầu của Ngọc. Mỗi tháng, Hoan được Ngọc trả công 10 triệu đồng và “thưởng” thêm nếu lừa đảo được nhiều bị hại.
Cơ quan Công an đã làm rõ, ngoài Nguyễn Văn Hoan, Trần Thanh Ngọc còn thuê một số đối tượng có trình độ về công nghệ thông tin để giúp mình mua, bán tiền ảo, chuyển từ tiền ảo sang tiền Việt Nam đồng nhằm mục đích rửa tiền và che giấu hoạt động phạm tội của mình.
Bước đầu Công an huyện Vĩnh Lộc xác định, Trần Thanh Ngọc và các đồng phạm đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của trên 200 bị hại trên khắp cả nước với tổng số tiền gần 1,2 tỷ đồng
Đột kích cơ sở sản xuất và tổng kho nước giặt giả nhãn hàng OMO
Công an huyện Vĩnh Lộc vừa phối hợp với Công an các xã Tế Nông, Tân Phúc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đột kích, bắt quả tang 2 cơ sở chuyên sản xuất, phân phối, bán các loại sản phẩm nước giặt giả thương hiệu nhãn hàng OMO và các loại nước rửa bát giả trên sàn thương mại Shoppee, thu giữ số lượng lớn hàng giả cùng toàn bộ số trang thiết bị, máy móc dùng để sản xuất các loại hàng giả này.
Qua công tác nắm tình hình và điều tra xác minh, Công an huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện trên sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam có đối tượng nghi vấn mua bán hàng giả thương hiệu của nhãn hàng OMO nên đã báo cáo Giám đốc và Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh cho xác lập chuyên án để đấu tranh.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Vĩnh Lộc thi hành Lệnh khám xét khẩn cấp Tổng kho Đông Hưng do Lê Tuấn Thành (dấu X) làm chủ.
Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, Công an huyện Vĩnh Lộc đã tập trung lực lượng rà soát, thu thập tài liệu chứng cứ để triển khai các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh triệt phá.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, và tinh thần khẩn trương tấn công trấn áp tội phạm, ngày 8/8/2024, Ban Chuyên án đã phân công 2 tổ công tác gồm nhiều trinh sát, điều tra viên dày dặn kinh nghiệm đồng loạt đột kích vào Tổng kho Đông Hưng, có địa chỉ tại thôn Đông Hưng, xã Tế Nông, huyện Nông Cống do Lê Tuấn Thành (SN 1995) ở cùng địa chỉ và cơ sở sản xuất do Lê Hạ Tuấn (SN 1995) ở thôn Thái Sơn, xã Tân Phúc, huyện Nông Cống làm chủ.
Các công đoạn chế biến hàng giả nhãn hàng OMO và sản phẩm là các thùng hàng chuẩn bị tuồn ra thị trường.
Tại Tổng kho Đông Hưng, tổ công tác đã thu giữ 182 thùng nước giặt giả thương hiệu OMO (mỗi thùng có 4 túi, loại 3,6 kg/túi); 16 thùng nước giặt giả thương hiệu OMO (mỗi thùng có 4 túi loại 2kg/túi); 1 máy vi tính, 1 máy tạo đơn hàng; 110 kg thùng bìa các tông không có nhãn mác.
Tại cơ sở sản xuất của Lê Hạ Tuấn, tổ công tác đã thu giữ 283 thùng nước giặt giả nhãn hiệu OMO (mỗi thùng có 4 túi loại 3,6 kg/túi); 150 thùng nước giặt giả nhãn hiệu OMO (mỗi thùng có 4 túi loại 2kg/túi); 2 bình chiết xuất; 6 bì (tổng trọng lượng 160 kg) vỏ bao nước giặt in hình giả thương hiệu nhãn hàng OMO; 1 thùng chứa nắp đóng túi sản phẩm; 540kg thùng bìa cac tông in nhãn hiệu OMO; 1 máy trộn; 20 bao hoá chất và muối lạnh; khoảng 600 lít nước giặt thành phẩm chưa kịp đóng chai; 47 thùng nước rửa chén, bát giả nhãn hiệu Sunlight.
Bước đầu, Cơ quan CSĐT Công an huyện Vĩnh Lộc đã điều tra làm rõ và xác định, Lê Hạ Tuấn là đối tượng sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nhãn hàng OMO nói trên. Dưới vỏ bọc là cơ sở sản xuất giấy vệ sinh, đối tượng này đã biến xưởng sản xuất giấy của mình thành nhiều phòng để chứa nguyên liệu, máy móc pha chế, san chiết các loại hàng hóa giả thương hiệu nhãn hàng OMO.
Bên trong khu vực sản xuất của Lê Hạ Tuấn (dấu X), lực lượng Công an thu giữ một số lượng lớn hóa chất, thiết bị dùng để sản xuất hàng giả.
Để thực hiện hành vi phạm tội của mình, Tuấn đã tự học cách chế biến trên kênh YouTube, sau đó mua các loại hoá chất trên mạng xã hội rồi thuê nhân công tự pha chế, đồng thời thuê in ấn bao bì giả thương hiệu nhãn hàng OMO để san chiết, đóng gói cung cấp cho các đối tượng chuyên bán hàng qua mạng.
Riêng Lê Tuấn Thành là đối tượng đã mua các sản phẩm nước giặt của Lê Hạ Tuấn sau đó đăng trên sàn thương mại điện tử Shoppe, livestream trên mạng xã hội với những lời quảng cáo, mời chào hấp dẫn, những chiêu hạ giá "sập sàn" để quảng cáo, giới thiệu và bán sản phẩm khắp cả nước. Khi có khách hàng có nhu cầu đặt mua, đối tượng này sẽ thực hiện việc giao nhận tiền và hàng hóa qua hệ thống shipper hoặc các công ty chuyển phát nhanh...
Hàng trăm kg bao bì chuẩn bị được đóng gói mà Ban Chuyên án thu giữ tại cơ sở sản xuất của Lê Hạ Tuấn.
Theo ước tính, với phương thức này, hàng tháng các đối tượng đã bán trên 4.000 sản phẩm nước giặt giả thương hiệu nhãn hàng OMO, tương đương giá trị hàng thật khoảng 1 tỉ đồng, thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an huyện Vĩnh Lộc đang tạm giữ hình sự đối với Lê Hạ Tuấn và Lê Tuấn Thành cùng một số đối tượng khác có liên quan để tiếp tục điều tra, mở rộng và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật
"Nữ quái" lái Honda Vision lẻn vào nhà trộm cắp lợn đất và điện thoại Ngày 10/6, Cơ quan CSĐT Công an TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Ngô Thúy Hiền, SN 1998, trú tại đường Ngô Nguyền, phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn về hành vi trộm cắp tài sản. Theo hồ sơ vụ án, trong 3 ngày, người phụ nữ...