‘Lời nguyền’ đáng sợ về cái chết ở tuổi 27 của loạt ca sĩ nổi tiếng
Nhiều tên tuổi nổi tiếng đã qua đời vào năm 27 tuổi. Liệu đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay có nguyên nhân bí ẩn nào phía sau?
Amy Winehouse, Kurt Cobain và Brian Jones nằm trong số những ngôi sao nhạc rock qua đời cùng độ tuổi 27. Theo Telegraph, có nhiều thông tin đồn thổi về “lời nguyền” đáng sợ, bí ẩn liên quan đến những cái chết trẻ của nhiều ca sĩ dòng nhạc sôi động. Tuy nhiên, câu trả lời có thể đơn giản hơn nhiều.
Jim Morrison, Amy Winehouse và Kurt Cobain là những ngôi sao nhạc rock mất vào năm 27 tuổi. Ảnh: Shutterstock.
Giai thoại về ‘Club 27′
Trong thế giới nhạc rock, từ lâu đã có một giai thoại mang tên Club 27, ám chỉ hiện tượng ca sĩ nổi tiếng qua đời vào năm 27 tuổi. Thời điểm thần chết “gõ cửa” họ là 3 năm trước sinh nhật lần thứ 30.
Tháng 7/2011, Amy Winehouse gia nhập câu lạc bộ. Cô qua đời ở căn hộ riêng với nồng độ cồn trong máu cao gấp 5 lần mức cho phép khi lái xe.
Nữ ca sĩ này cùng với các ngôi sao khác như: Kurt Cobain, Jimi Hendrix, Jim Morrison, Janis Joplin và Brian Jones nối dài chuỗi bi kịch được bắt đầu từ nghệ sĩ blues Robert Johnson. Cái chết của ông là sự kiện gây chấn động và được xem là khởi nguồn của Club 27.
Theo Telegraph, con số 27 tạo ra một lời nguyền đen tối đối với nhạc rock trong nhiều thập kỷ. Song khái niệm về một câu lạc bộ chỉ thực sự hình thành sau vụ tự tử của Kurt Cobain vào năm 1994. Mẹ ông chua xót nói rằng Cobain đã “đi và tham gia câu lạc bộ ngu ngốc đó”.
Tạp chí Rolling Stone cũng từng đề cập về Club 27. Tuy nhiên, theo Charles R Cross, người viết tiểu sử của Hendrix và Nirvana, đến khi Cobain qua đời và sự đau lòng của mẹ ông phát ra thành lời trách móc xót xa thì chữ “câu lạc bộ” mới được đề cập rộng rãi hơn. “Mãi cho đến khi Kurt Cobain tự kết liễu đời mình vào năm 1994, ý tưởng về Club 27 mới xuất hiện phổ biến”.
Cái chết của Kurt Cobain vào năm 1994 khiến cho giai thoại về ‘Club 27′ trở nên nổi tiếng. Ảnh: Frank Micelotta Archive.
Một giả thiết khác cho rằng Club 27 có thể bắt nguồn từ Robert Johnson, người đã chết vì ngộ độc rượu sau khi qua sinh nhật lần thứ 27 được 4 tháng. Johnson là tay guitar xuất sắc. Tài năng âm nhạc bí ẩn của ông bị đồn thổi là một “món quà của quỷ dữ” và ông có được vì đã “bán linh hồn” của mình.
Nhiều lời đồn thổi khác xung quanh cột mốc 27 tuổi đáng sợ trong cuộc đời của các ca sĩ nhạc rock. Chẳng hạn như liên quan đến chu kỳ của Sao Thổ – hành tinh này quay quanh Mặt trời theo chu kỳ khoảng 29,5 năm. Chiêm tinh học phương Tây cho rằng điều đó ảnh hưởng đến một người bắt đầu bước sang tuổi 27, khi Sao Thổ đến gần nơi nó đã xuất hiện vào thời điểm họ được sinh ra. Hiện tượng thiên văn đó sẽ khiến cảm xúc của con người bị tác động mãnh liệt, đẩy các ngôi sao nhạc rock, vốn nhạy cảm và thể hiện bản thân một cách dữ dội, đến vực thẳm.
Tất nhiên những điều đó chỉ là suy diễn vô căn cứ. Dù ra đời như thế nào, Club 27 cũng trở thành nỗi ám ảnh trong giới nghệ sĩ nhạc rock. Giai thoại này truyền cảm hứng cho bộ phim kinh dị cùng tên, phát hành vào năm 2019.
Kurt Cobain biểu diễn cùng ban nhạc Nirvana
Sống nhanh, chết trẻ
Theo Telegraph, dư luận chỉ để cập đến khía cạnh bí ẩn, thuyết âm mưu xung quanh hiện tượng hàng loạt rocker chết ở độ tuổi 27 mà lờ đi những nguyên nhân thực tế, rõ ràng. Mang tư tưởng “Sống nhanh, chết trẻ” (Live Fast, Die Young), không ít ca sĩ nhạc rock duy trì lối sống thiếu lành mạnh, nguy hiểm đến sức khỏe, cuối cùng chết vì bệnh, rượu, ma túy…
Nhiều thông tin được thêu dệt xung quanh cái chết của Johnson (bìa trái). Ảnh: Estate of Robert L. Johnson.
Giấy chứng tử của Johnson nêu nguyên nhân cái chết là “biến chứng của bệnh giang mai”. Đồng nghiệp David Honeyboy Evans lại khẳng định Johnson bị đầu độc bởi một người chồng ghen tuông.
Brian Jones của ban nhạc Rolling Stones chết đuối do ảnh hưởng của ma túy và rượu vào năm 1969. Janis Joplin tử vong vào năm 1970 vì sử dụng quá liều heroin. Jim Morrison được tìm thấy trong bồn tắm ở Paris vào năm 1971, trước khi chôn cất, khám nghiệm tử thi xác nhận nguyên nhân cái chết có liên quan đến ma túy.
Sau sự ra đi của Winehouse, suốt 13 năm tiếp theo số lượng nghệ sĩ nhạc rock qua đời bi thảm ở độ tuổi còn trẻ giảm mạnh. Lý do rõ ràng nhất là ngành công nghiệp âm nhạc đã thay đổi, không còn thúc đẩy lối sống “bạo phát, bạo tàn” như trước đây.
Truyền hình trực tuyến không mang lại nhiều tiền như các tour diễn kỷ lục của những thập kỷ trước, yếu tố khiến lịch trình lưu diễn áp lực và khắc nghiệt. Không nhiều nghệ sĩ hiện tại chuộng lối sống tiệc tùng thâu đêm suốt sáng.
Các nghệ sĩ Gen Z nhận thức sâu sắc về tổn thương tinh thần do sự nổi tiếng sớm gây ra. Đó là chủ đề được các ngôi sao như Lewis Capaldi và Billie Eilish đề cập rất nhiều. Thay vì xoa dịu nỗi đau bằng rượu và ma túy, họ thấy thoải mái khi xác định và đối đầu với nguồn gốc dẫn đến thương tổn của bản thân. Điều này giúp các nhân vật trong ngành giải trí có cuộc sống cân bằng hơn và ít xảy ra những cái chết trẻ.
Trên thực tế, ngay từ đầu Club 27 chỉ là một giai thoại vô căn cứ. Một nghiên cứu năm 2016 của Trường Kinh doanh Bayes cho thấy ung thư, sử dụng ma túy quá liều và uống quá nhiều rượu là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của các ngôi sao nhạc rock.
'Gee' của Girls' Generation được chọn là bài hát hay nhất lịch sử K-pop
Tạp chí Mỹ Rolling Stone đã chọn 'Gee', bài hát phát hành năm 2009 của nhóm nhạc nữ Girls' Generation, là bài hát hay nhất trong lịch sử K-pop.
Theo đó, ca khúc này đứng đầu trong danh sách "100 bài hát nhạc pop Hàn Quốc hay nhất mọi thời đại" được công bố vào tuần trước.
Rolling Stone cho biết: "Bản hit này tràn ngập những âm tiết được lặp lại nhanh chóng, mỗi cách phát âm đều trở thành một từ tượng thanh thể hiện niềm vui".
Nhóm nhạc K-pop Girls' Generation nổi tiếng với bài gát "Gee"
"Giống như không có bài hát K-pop nào trước đó - hoặc kể từ đó - đó là sự chắt lọc thuần túy của sự say mê đến chóng mặt... 14 năm sau khi nó ra mắt, 'Gee' vẫn mang lại cảm giác rung động khó tả, và nó cũng như tình yêu vậy", Rolling Stone nhấn mạnh.
Theo sau "Gee" là "Candy" (1996) của nhóm nhạc nam H.O.T., "Good Day" (2010) của nữ ca sĩ IU và "Spring Day" (2017) của nhóm nhạc nam BTS.
Tạp chí Rolling Stone viết rằng, "Candy" đã đặt tiêu chuẩn cho tất cả các nhóm nhạc nam K-pop với sự say mê mùa hè ngọt ngào, trong khi mô tả "Good Day" là một giai điệu vui tươi và say đắm, được hỗ trợ bởi phần hòa tấu và nhạc cụ của dàn nhạc.
"'Spring Day' là một ví dụ tuyệt vời về khả năng độc đáo của BTS trong việc tổng hợp những cảm xúc phức tạp vào các bài hát pop phổ quát", tạp chí này cho biết thêm. "Bản ballad mạnh mẽ của năm 2017 tràn ngập giọng hát khỏe khoắn và phần đọc rap có hồn, khi cả nhóm gợi lên cảm giác mất mát, ký ức và hy vọng mạnh mẽ cho tương lai".
Ngoài những cái tên kể trên, Rolling Stone cũng liệt kê các bài hát ấn tượng nhất bao gồm: "Short Hair" (1980) của ca sĩ kỳ cựu Cho Yong-pil, "DDU-DU DDU-DU" (2018) của nhóm nhạc nữ BLACKPINK và "Haru Haru" (2008) của nhóm nhạc nam BIGBANG.
Các bài hát từ bốn ông lớn của K-pop - SM, YG, JYP và HYBE - thống trị danh sách, với SM, quê hương của Girls' Generation, dẫn đầu với 14 bài hát.
Ban nhạc nữ Blackpink cũng có ca khúc góp mặt trong top 10 bài hát hay nhất lịch sử K-pop với bài "Ddu-du Ddu-du".
Danh sách 10 bài hát hay nhất lịch sử K-pop:
1. "Gee" (SNSD)
2. "Candy" (H.O.T)
3. "Good Day" (IU)
4. "Spring Day" (BTS)
5. "Short Hair" (Cho Yong Pil)
6. "Ddu-du Ddu-du" (Blackpink)
7. "Haru Haru" (Big Bang)
8. "I Am The Best" (2NE1)
9. "I Know" - Seo Taiji and Boys
10. "Tell Me" - Wonder Girls
Gia đình của Britney Spears "sợ cô có thể chết như Amy Winehouse" Theo một báo cáo, gia đình của Britney Spears lo sợ rằng cô sẽ đi vào con đường bi thảm giống như nữ ca sĩ Amy Winehouse. (Ảnh: Page Six) Chồng cũ của Britney Spears, vũ công Kevin Federline, và cha của cô, ông Jamie, đều tin rằng nữ ca sĩ đang sử dụng ma túy và có thể chết vì hậu quả...