Loài rắn không nọc độc lại là ‘chuyên gia’ săn rắn kịch độc
Đó là loài rắn Limaformosa Capensis, chúng chuyên ăn thịt các loài rắn kịch độc khác dù chúng không hề có nọc độc.
Loài rắn Limaformosa Capensis có chiều dài trung bình 80-100cm và có thể đạt 170cm
Rắn Limaformosa Capensis có màu xanh xám với sọc trắng nổi bật
Chúng thường sống tại các cánh đồng cỏ và rừng ven bờ biển châu Phi
Video đang HOT
Rắn Limaformosa Capensis đã tiến hóa để miễn dịch với nọc độc của các loài rắn khác
Nếu chẳng may rắn Limaformosa Capensis bị rắn độc khác cắn thì chất độc sẽ bị enzyme phân hủy trước khi có thể xâm nhập vào máu
Vảy của loài rắn này cũng rất cứng nên khiến cho nó rất khó bị đâm thủng
Khi săn được con mồi, rắn Limaformosa Capensis sẽ từ từ nuốt chửng chúng
Với con người, rắn Limaformosa Capensis là sinh vật ngoan ngoãn và hoàn toàn vô hại
Rắn chết thảm vì cố nuốt nguyên con nhím
Một con rắn roi đen đã trả giá bằng mạng sống sau khi nuốt mồi là một con nhím.
Trang YnetNews mới đây đưa tin cuộc chạm trán giữa con rắn roi đen kể trên và con nhím diễn ra ở thị trấn Shoham, miền Trung Israel hồi tháng 8.
Một người đi đường phát hiện con rắn nằm bất động trên bãi cỏ khi dắt chó đi dạo, miệng ngậm chặt một con nhím. Nhà sinh thái học của Cơ quan quản lý Công viên và Thiên nhiên Israel (INPA), chuyên về loài bò sát, Aviad Bar sau đó được gọi tới hiện trường.
Ông Bar xác định đó là một con rắn roi đen. "Có vẻ con rắn đã cố gắng ăn thịt con nhím. Nó nhận ra mình đã phạm sai lầm nghiêm trọng và quyết định từ bỏ bữa ăn. Tuy nhiên, những chiếc lông sắc nhọn của con nhím khiến con rắn không thể nhả con mồi, dẫn đến cái kết bi thảm cho cả hai bên" - ông Bar nói.
Rắn chết khi cố nuốt nguyên con nhím. Ảnh: Cơ quan quản lý Công viên và Thiên nhiên Israel (INPA)
Ở Israel, có 3 loài nhím sinh sống trên cả nước. Chế độ ăn đa dạng của chúng bao gồm côn trùng, động vật không xương sống nhỏ, chim và thậm chí cả rắn.
Theo INPA, rắn roi đen không có nọc độc. Chúng có đặc tính thèm ăn nên giúp kiểm soát các loài gây hại khác nhau, bao gồm cả rắn độc, trong phạm vi sinh sống. Giống như các loài rắn khác, chúng được bảo vệ ở Israel.
Thống kê cho thấy có tổng cộng 41 loài rắn ở Israel, phần lớn không gây nguy hiểm cho con người. INPA nhấn mạnh chỉ có 9 loài rắn ở nước này là có nọc độc.
Rắn sử dụng nọc độc để săn mồi hoặc tự vệ trước kẻ săn mồi. Rắn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sự cân bằng sinh thái trong môi trường sống của mình, đồng thời góp phần đáng kể vào việc kiểm soát quần thể sâu bệnh và các sinh vật gây hại khác, cũng như chứng tỏ tầm quan trọng trong việc duy trì một hệ sinh thái lành mạnh.
Khiếp sợ loài rắn độc có thể đoạt mạng 100 người trong một lần cắn Theo International Journal of Neuropharmacology, rắn Taipan nội địa (Oxyuranus microlepidotus) là một trong những loài rắn độc nhất thế giới. Với một vết cắn duy nhất, Taipan nội địa có thể đổ bại đến 100 mạng sống con người, đánh bại bất kỳ kẻ thách thức nào và trở thành biểu tượng sống về nọc độc độc nhất trên cạn. Khi rắn...