Loại nước ngọt “siêu dở”, ai cũng chê điên rồ nhưng được xuất khẩu tới hơn 40 nước
Nếu bạn nghĩ rằng Coca Cola vị Vani đã là một thứ đồ uống điên rồ, thì loại nước ngọt có hương vị mới được phát triển bởi công ty Kimura có thể khiến bạn không nói lên lời khi nếm thử.
Khi nói đến các ý tưởng hương vị nước giải khát mới và hoàn toàn chưa được khám phá, Kimura Beverage được coi là một công ty tiên phong về nghiên cứu hương vị ở Nhật Bản.
Cần nhớ rằng, Nhật Bản là một quốc gia luôn nổi tiếng với các loại nước có hương vị kì lạ như Pepsi vị anh đào hay Coca Cola vị táo. Tuy nhiên, sau một thời gian, những hương vị “điên rồ” này lại thành hương vị tiêu chuẩn cho loại đồ uống khác. Điều khiến Kimura khác biệt so với bất kỳ công ty đồ uống nào khác là sự độc đáo về hương vị của họ, bao gồm từ nước ngọt vị mận ngâm đến trứng cá và khoai tây chiên.
Nước ngọt vị cơm cà ri, vị bánh mì dưa hay thậm chí là nước ngọt vị lươn kho chỉ là một trong những hương vị điên rồ Kimura tung ra trên thị trường trong nhiều năm qua. Và còn nhiều điều thú vị hơn rất nhiều đằng sau mỗi loại hương vị được công ty này phát triển. Theo Nippon TV, mỗi loại hương vị điên rồ này đều mất ít nhất một năm để công ty có thể nghiên cứu và phát triển.
Video đang HOT
Ví dụ, đối với loại nước mới nhất của họ – một loại nước ngọt có mùi vị như mentaiko cay (trứng cá ướp muối và gia vị), các nhà pha chế Kimura đã dành một năm để cố gắng có được hương vị vừa phải và loại bỏ hương vị tanh của cá.
Kimura sở hữu danh mục hơn 100 loại nước ngọt, trong đó có nhiều hương vị khác thường. Chiến lược của công ty là sản xuất càng nhiều hương vị càng tốt, để thu hút quy mô khách hàng rộng hơn và những hương vị kỳ lạ có thể tạo ra sân chơi riêng cho công ty này.
Kimura cho biết nhiều hương vị khác thường của công ty được khách du lịch mua làm quà lưu niệm. Ngoài ra, loại đồ uống này đôi khi còn trở nên nổi tiếng tại nơi đóng vai trò là nguồn gốc của loại hương vị đó. Ví dụ, công ty đã chọn để tiếp thị thức uống mentaiko cay của mình ở Fukuoka, nơi trứng cá ướp muối và gia vị là một món ăn rất phổ biến.
Công ty nước giải khát này cũng đã xuất khẩu các sản phẩm kỳ lạ của mình sang 40 quốc gia khác nhau, bao gồm Hoa Kỳ và Úc.
Theo dân việt
460 doanh nghiệp Mỹ được cấp phép xuất khẩu thịt vào Việt Nam
Đã có 460 doanh nghiệp Mỹ được cấp phép xuất khẩu thịt vào Việt Nam, và hiện có 210 doanh nghiệp đăng ký để được xuất khẩu thủy sản vào nước ta.
Thịt bò nằm trong số thực phẩm được nhập khẩu nhiều từ Mỹ về Việt Nam
Bộ NN-PTNT cho biết thông tin trên vào hôm nay, 25.2. Hiện tại, Bộ này đang có đoàn công tác, do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm Trưởng đoàn, cùng 19 doanh nghiệp có mặt tại Mỹ từ 24.2 - 29.2.
Trong phiên làm việc đầu tiên ngày 24.2 tại Washington D.C với đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Mỹ và Đại sứ Cơ quan đại diện thương mại Mỹ (USTR) phụ trách nông nghiệp, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, Việt Nam đã cấp phép xuất khẩu cho 460 doanh nghiệp sản xuất thịt và sản phẩm thịt. Ngoài ra, còn có 210 doanh nghiệp Mỹ đã đăng ký để được xuất khẩu thủy sản.
Bên cạnh đó, 6 loại quả tươi của Mỹ gồm: anh đào, lê, nho, táo, việt quất và cam cũng đã được cấp phép xuất khẩu vào Việt Nam. Các loại quả như bưởi, xuân đào, mơ, mận phía Mỹ đề nghị, đang trong quá trình xem xét để cấp phép.
Cũng tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị Cục Kiểm định y tế động vật (APHIS) Hoa Kỳ nhanh chóng công nhận Trung tâm chiếu xạ Hà Nội và Công ty TNHH chiếu xạ Toàn Phát được tham gia chương trình chiếu xạ quả tươi xuất khẩu sang Mỹ, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm bớt chi phí vận chuyển quả tươi vào miền Nam để chiếu xạ.
Bên cạnh biện pháp chiếu xạ hiện nay, đại diện Bộ NN-PTNT Việt Nam cũng đề nghị phía Mỹ cho phép bổ sung biện pháp xử lý hơi nước nóng đối với quả tươi xuất khẩu sang Mỹ; sớm hoàn tất các quy trình, thủ tục đánh giá rủi ro đối với quả bưởi Việt Nam để có thể xuất sang thị trường Mỹ.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp Mỹ hỗ trợ Bộ NN-PTNT Việt Nam tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về chương trình thanh tra cá da trơn; đào tạo về phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh, hóa học trong thủy sản; xem xét và đàm phán ký kết thảo thuận thương mại song phương với Việt Nam, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước hợp tác.
Cũng theo Bộ NN-PTNT, chuyến công tác Mỹ lần này nhằm tạo cơ hội cho các cơ quan chức năng, doanh nghiệp Mỹ - Việt Nam gặp gỡ, tăng cường hợp tác và trao đổi thương mại nông sản Việt - Mỹ .
Trong đoàn công tác của Việt Nam có 19 doanh nghiệp và 1 hiệp hội, ở 5 nhóm sản phẩm như: ngũ cốc, thức ăn chăn nuôi; sản phẩm thịt, sữa, thủy sản; rau quả; các sản phẩm gỗ; và hóa chất, phân bón.
Theo thanh niên
Nhu cầu cao, giá lúa gạo tăng mạnh: Vụ lúa Đông Xuân không lo đầu ra Gạo 5% tấm (IR 50404) của Việt Nam từ giá 355- 360 USD/tấn (FOB), nhảy vọt lên 380 USD/tấn, loại 15% tấm và 25% tấm thấp hơn 10 USD/tấn cho mỗi loại. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 12/2018. Tuần 10/2-17/2, giá gạo dao động trong khoảng 355 - 360 USD/tấn. Giá gạo tăng mạnh là do nhu cầu mạnh mẽ...