Loại củ chứa chất ‘kịch độc’, cái số 1 bắt mắt mâm cơm nhà nào cũng có
Một số loại củ rất tốt nhưng khi đã mọc mầm chẳng những ăn được mà phần mầm đã mọc còn gây ‘độc’ cho cơ thể.
Bỏ túi mẹo hay dưới đây để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Gừng bị thối, dập rất độc không nên ăn
Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình. Kinh nghiệm dân gian cho thấy, gừng là một phương thuố.c thảo dược cổ xưa được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý thông thường như viêm khớp, ho, cảm lạnh, cảm cúm, đau dạ dày, đau bụng kinh và buồn nôn. Nó không chỉ giúp làm tăng hương vị cho các món ăn mà còn có thể cải thiện khả năng miễn dịch của bạn.
Thêm gừng vào thực phẩm hàng ngày của bạn sẽ không bao giờ là một sự thất vọng khi giúp ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường khả năng miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể.
Để hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng có trong củ gừng, hãy xem biểu đồ giá trị dinh dưỡng của 1 muỗng canh gừng:
Lượng calo – 4,8
Carbohydrate – 1,07g
Protein – 0,11g
Chất xơ – 0,12g
Chất béo – 0,5g
Video đang HOT
Gừng bị thối, dập sẽ sản sinh ra độc tố safrole. Ảnh minh họa.
Khi chế biến nếu gừng gừng có chỗ bị thối, nhũn dập, bạn nên vứt bỏ, đừng ăn bởi khi ấy củ gừng đã không còn an toàn. Bởi ở củ gừng bị thối có loại độc tố mạnh tên gọi safrole. Ruột rất dễ hấp thụ loại độc tố này và nhanh chóng chuyển nó đến gan, gây trúng độc tế bào gan. Việc thường xuyên ăn gừng thối, dập sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư thực quản.
Trong các nhóm gia vị của người Việt, gừng, hành, tỏi không thể thiếu. Nhưng khi thời tiết ẩm thì những loại củ này thường bị mọc mầm. Theo đó, các bà nội trợ nên bỏ túi những mẹo hay sau đây:
- Vùi gừng vào trong cát, đây là một cách giữ cho củ gừng không bị khô héo lên mốc mọc mầm.
- Hành tỏi nên cho vào túi lưới hoặc túi giấy thoáng treo cao tránh ẩm ướt, tránh để trong ngăn mát tủ lạnh.
Nếu làm theo những cách trên mà gừng, hành, tỏi vẫn mọc mầm thì đây là lời khuyên cho bạn nên dùng hay bỏ đi:
Gừng khi mọc mầm đã biến đổi các thành phần dinh dưỡng không còn như gừng chưa mọc mầm. Đặc biệt khi gừng mọc mầm không phải do vùi vào trong đất trồng mà lại mọc mầm do để lâu bị phơi ẩm không khí thì chúng thường có dấu hiệu nấm mốc, nẫu. Mặc dù vẫn thơm và cay nhưng nấm mốc, đốm đen đốm trắng trên củ gừng mọc mầm vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể có hại cho gan vì chúng có thể sinh ra lưu huỳnh. Hơn nữa gừng khi mọc mầm bị móp nên không còn nhiều tác dụng như gừng tươi nữa.
Bởi vậy khi thấy gừng để lâu ngày bị mọc mầm, đặc biệt có thêm dấu hiệu nấm đen mốc trắng thì bỏ đi ngay, kể cả một đầu của củ gừng vẫn tươi cũng không nên gọt bỏ phần mốc và ăn phần tươi vì nấm mốc có thể đã bám cả vào phần còn tươi nguyên.
Khoai tây mọc mầm ăn vào rất “độc” cho cơ thể
Khoai tây là một loại thực phẩm phổ biến ở mọi nơi trên thế giới . Loại thực phẩm này có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như giàu canxi, phốt pho, kẽm… Khoai tây mọc mầm thực sự là loại rau củ ngậm đầy độc tố mà nhiều người vẫn ăn.
Trong khoai tây mọc mầm có một lượng lớn solanine – chất có thể gây ngộ độc chế.t người với liều lượng 0,2 -0,4 gram trên 1kg trọng lượng cơ thể.
Một số gia đình có thói quen mua nhiều khoai tây về để gầm giường, gầm cầu thang… ăn dần. Chính thói quen này khiến nhiều củ khoai tây bị mọc mầm và khi ăn rất dễ gây ngộ độc.
Những triệu chứng ngộ độc solanine là nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, tê liệt hệ thần kinh trung ương, hôn mê và trong một số trường hợp hiếm gặp là t.ử von.g. Dù tình trạng ngộ độc solanin nặng do ăn khoai tây chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt (do ăn quá nhiều khoai tây và ăn cả mầm khoai) nhưng tốt nhất bạn nên tuyệt đối vứt bỏ khoai tây đã mọc mầm hay phần vỏ đã chuyển màu xanh.
Khi chế biến khoai tây nhiều nhiều người vì tiếc nên cắt bỏ phần mầm đi và tiếp tục dùng khoai tây. Điều này là sai lầm, vì nếu như bạn gọt bỏ mầm mọc trên củ khoai, chất độc vẫn còn lưu trong phần còn lại, có thể sẽ gây ngộ độc ở một mức nhẹ hơn, giống như cảm giác trúng gió.
Ngoài ra, khi vỏ khoai tây chuyển sang màu xanh, nồng độ solanine chứa trong vỏ khoai tây sẽ rất cao. Nồng độ solanine này sẽ vượt quá ngưỡng an toàn cho người ăn và lúc này khoai tây có vị nhạt, đắng, dễ gây ngộ độc cho người, nếu ăn quá nhiều có thể gây t.ử von.g.
Một số lợi ích từ chocolate đen với sức khỏe
Chocolate đen không chỉ là món ăn yêu thích của nhiều người, thực phẩm này còn đem lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe mà có thể chúng ta không ngờ tới. Hãy cùng tìm hiểu những tác dụng tích cực cho sức khỏe của chocolate đen qua bài viết dưới đây.
Chocolate đen cung cấp một lượng lớn calo, axit béo cũng như các loại chất xơ và chất khoáng. Một thanh chocolate đen 100 gram có hàm lượng khoảng 70% cacao thường chứa các thành phần dinh dưỡng với 11 gram chất xơ, 67% sắt, 58% magie, 89% đồng, 98% mangan. Một số loại chất khoáng khác có trong chocolate đen bao gồm: kali, phốt pho, kẽm và selen. Vậy nên, bạn nên chú ý trong việc tiêu thụ chocolate đen ở mức độ vừa phải.
Ảnh minh họa
Chất chống oxy hóa
Theo một số nghiên cứu, chocolate đen chứa nhiều hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học hoạt động như một chất chống oxy hóa bao gồm polyphenol, flavanol và catechin. Hơn nữa, hàm lượng các hoạt chất này trong chocolate đen còn nhiều hơn một số loại trái cây, ví dụ như việt quất.
Bảo vệ tim mạch, cải thiện não bộ
Chocolate đen có chứa lượng flavanol gấp 2-3 lần chocolate sữa. Đây chính là chất kích thích sản xuất oxit nitric trong cơ thể, hỗ trợ làm mạch má.u giãn ra, giúp cải thiện lưu lượng má.u và giảm huyết áp. Thêm vào đó, nó còn có thể làm giảm kháng insulin, một yếu tố nguy cơ phổ biến khác đối với bệnh tim, tiểu đường, giảm tích trữ chất béo trong cơ thể.
Việc các mạch má.u giãn ra cũng sẽ cho phép lượng má.u và oxy lưu thông lên não bộ nhiều hơn, giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung của bạn. Chocolate đen chắc hẳn sẽ là một sự lựa chọn phù hợp mỗi khi bị stress hay mệt mỏi, cần sự tỉnh táo trong công việc và học tập.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu khoa học, việc ăn chocolate đen thường xuyên sẽ giúp tăng lượng cholesterol tốt (HDL), giảm đáng kể cholesterol xấu (LDL) và làm chậm quá trình oxy hóa nhờ có polyphenol. Đây là điều vô cùng quan trọng đối với việc đẩy lùi sự hình thành và phát triển nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch.
Giảm viêm, bảo vệ da
Chocolate đen chứa các chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ da khỏi tác động có hại của tia tử ngoại (UV). Chính vì thế nên ngoài việc sử dụng kem chống nắng để tránh tác động xấu từ tia UV bên ngoài da thì một thanh chocolate đen có thể giúp giảm viêm, giảm nguy cơ nám da và bảo vệ da khỏi tổn thương do ánh nắng mặt trời từ bên trong cơ thể. Đây là kết quả của một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Cosmetic Dermatology.
Trong một nghiên cứu với những người hút thuố.c l.á cho thấy, chỉ trong vòng hai giờ sau khi ăn chocolate đen, các chức năng nội mô của họ đã được cải thiện đáng kể nhờ có hàm lượng flavanol cao (loại chocolate đen chứa ít nhất 70% cacao).
Cải thiện thị lực và vóc dáng
Nhắc đến việc cải thiện thị lực thì chúng ta thường sẽ nghĩ ngay đến một số loại rau củ như cà rốt, bí đỏ... Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết là những thanh chocolate đen cũng giúp cải thiện thị lực đáng kể nhờ vào việc flavanol làm tăng lượng má.u lưu thông đến võng mạc và não bộ.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Internal Medicine, nếu bạn thường xuyên ăn một lượng nhỏ chocolate đen có thể làm thấp chỉ số BMI (chỉ số viết tắt của khối lượng cơ thể). Việc này sẽ giúp làm giảm cảm giác thèm ăn, ổn định đường huyết và kiểm soát trọng lượng cơ thể. Chất béo trong chocolate đen có hàm lượng cao hơn các loại chocolate khác nhưng chúng là các loại axit béo không no nên không có khả năng làm mỡ má.u tăng cao.
Ảnh minh họa
Một số những lợi ích khác nữa từ chocolate đen mà chúng ta có thể chưa ngờ tới đó là tốt cho xương, bởi hàm lượng phốt pho trong chocolate nhiều, cứ 100 gram lại có 280mg phốt pho, khiến cho kết cấu của xương chắc khỏe hơn. Chocolate đen còn có tác dụng khống chế tâm lý của những bệnh nhân trầm cảm, chán nản khiến cho con người trở nên vui vẻ hơn.
Với nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như vậy nên từ nay bạn hãy cân nhắc việc thêm chocolate đen vào chế độ ăn hàng ngày của mình và bạn sẽ thấy nhiều điều bất ngờ mà nó đem lại đối với sức khỏe của bạn.
Loại cá bình dân giàu Omega-3 hơn cá hồi giúp đẹp da, trị mụn Cá thu là thực phẩm giàu protein và axit béo omega 3. Thịt cá thu thơm ngon nên trở thành món ăn được nhiều người yêu thích. Cá thu là một trong những loài cá biển có thịt thơm ngon và nhiều giá trị dinh dưỡng như chất béo, protein. Cá thu cung cấp các vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần....