Loài cây được ví như yêu tinh trong truyền thuyết mang lại may mắn cho gia chủ
Cây cáo chín đuôi hay xương rồng đuôi hồ ly khiến nhiều người yêu hoa và cây cảnh mê mẩn bởi vẻ đẹp độc đáo, vô cùng cuốn hút.
Cáo chín đuôi là một loại cây mọng nước thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc từ Bolivia. Cây có phần thân hình trụ, đường kính khoảng 2cm, chiều dài cây có thể lên tới 1,5 mét. Khi trưởng thành, phần thân cây được bao phủ bởi một lớp lông tơ trắng dài khiến nó giống một chiếc đuôi hồ ly. Đó là lý do loài thực vật này được đặt tên là cây cáo chín đuôi hoặc xương rồng đuôi hồ ly.
Một cây cáo chín đuôi có thế mềm mại uyển chuyển rất đẹp mắt.
Không chỉ có hình dáng độc đáo, cây cáo chín đuôi trồng khoảng 2 năm còn nở hoa rất đẹp. Hoa của nó có màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè và thu. Nếu chăm sóc tốt, mỗi thân cây có thể nở hàng chục bông hoa, điểm xuyết rất xinh xắn trên phần đuôi cáo uyển chuyển.
Phần thân mềm mại phủ lớp lông trắng khiến cây cáo chín đuôi trông rất bắt mắt.
Trong phong thủy, cáo chín đuôi thường được trang trí ở sân vườn, treo ban công theo hướng Tây Bắc để chiêu tài lộc, gọi vận may cho gia chủ. Nhiều người tin rằng việc sở hữu một chậu xương rồng độc đáo này sẽ giúp họ được hạnh phúc, thuận lợi trong đường tình duyên.
Cách trồng cây cáo chín đuôi tại nhà
Cây xương rồng đuôi hồ ly có thể nở hoa rất đẹp sau 2 năm.
Chọn đất trồng thích hợp
Cây xương rồng đuôi hồ ly thích hợp với loại đất có độ thoáng khí tốt. Bạn có thể trộn đất than bùn và đá trân châu theo tỷ lệ 1:1, thêm một lượng phân hữu cơ, chẳng hạn như phân bánh đã hủy, phân cừu, phân gà… Tỷ lệ phân hữu cơ thường chiếm 1/10 để tăng độ phì nhiêu cho đất. Đất nhiều dinh dưỡng sẽ giúp phần đuôi của cây nhanh dài và phát triển tốt.
Để trồng xương rồng đuôi hồ ly, bạn nên sử dụng những chậu hoa bằng sứ để đảm bảo sự thoáng khí. Chậu hoa không nên quá lớn. Đây là loại cây mọng nước nên khả năng chịu hạn tương đối cao. Việc đặt cây trong chậu quá lớn sẽ không có lợi cho việc kiểm soát nước và làm tăng nguy cơ tích tụ nước, gây thối rễ.
Video đang HOT
Kích thước chậu hoa nên vừa đủ để phần thân cây và rễ có thể lan rộng. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý sự hài hòa của kích thước cây với chậu đựng. Bạn có thể đặt con cáo bằng gốm, sứ ở chậu để tạo dáng cùng những chiếc đuôi cáo đang rủ xuống.
Chậu trồng cây cáo chín đuôi không nên quá lớn, dễ gây úng.
Cách tưới nước chăm sóc cây
Khi tưới nước cho chậu cáo chín đuôi, cần chú ý liều lượng thích hợp, không tưới quá nhiều nước để tránh bị thối rễ. Bạn có thể kiểm tra độ ẩm của đất bằng ngón tay trước khi tưới. Chỉ nên tưới nước khi bề mặt đất khô và tưới vừa đủ để tạo độ ẩm cho đất.
Trong các mùa và điều kiện thời tiết khác nhau, tần suất, lượng nước tưới cũng cần được điều chỉnh phù hợp.
Khi cây cáo chín đuôi đã mọc nhiều đuôi, chúng ta khó có thể quan sát phần đất trong chậu vì hệ thống rễ vào thời điểm này tương đối dày đặc và rễ của nó có liên quan trực tiếp đến cái đuôi đã trưởng thành. Lúc này, bạn nên cắm que hoặc đũa vào đất trước khi tưới, để yên khoảng 30 phút rồi rút ra kiểm tra xem đất đã khô chưa. Nếu thấy khô, hãy bổ sung nước kịp thời, tránh để đất ở tình trạng khô kiệt.
Tránh để đất trồng cây xương rồng đuôi hồ ly ở tình trạng khô kiệt.
Bón phân cho cây
Cây cáo chín đuôi cần có đủ chất dinh dưỡng và bón phân hợp lý trong thời kỳ sinh trưởng. Bạn có thể sử dụng kali dihydro photphat hoặc phân bón nhả chậm (ít nitơ, phốt pho cao và kali), 2 loại phù hợp với nhu cầu bón phân của xương rồng đuôi hồ ly. Kali dihydrogen photphat cần được trộn với nước theo tỷ lệ 1:1.000 để tưới cho rễ trong mùa sinh trưởng và bón khoảng nửa tháng một lần. Phân bón tan chậm được rắc trực tiếp lên bề mặt đất, liều lượng khoảng 20-30 hạt.
Đây là loại cây không có nhu cầu cao về phân, do đó bạn đừng bón quá nhiều kẻo làm thân cây thon dài, mềm, dễ bị gãy hoặc dẫn đến các bệnh khác.
Việc bón phân hợp lý có thể thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của cây cáo chín đuôi và duy trì vẻ dày dặn, nhiều lông tơ của “cái đuôi”. Đây cũng là cách giúp cây ra hoa nhiều hơn.
Được chăm sóc tốt, cây sẽ nở hoa rất đẹp mắt.
Ánh sáng phù hợp
Cây xương rồng đuôi hồ ly thích hợp trồng ở môi trường nhiều ánh sáng và không có nắng trực tiếp gay gắt. Ánh sáng quá mức hoặc không đủ sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây. Nếu để trong bóng râm, thiếu ánh sáng, cây sẽ không có lông và khó nở hoa.
Trong các mùa và điều kiện thời tiết khác nhau, điều kiện ánh sáng cũng khác nhau, do đó cần có những điều chỉnh phù hợp theo tình hình thực tế. Bạn nên duy trì nhiệt độ trong khoảng 25 – 28 độ C và môi trường có nhiều ánh sáng.
Đây là loại cây ưa ánh sáng.
5 loại cây quen thuộc không tốn công chăm sóc vừa đẹp nhà vừa tốt phong thủy
Có nhiều loại cây không chỉ tốt cho phong thủy, tôn thêm vẻ đẹp cho căn nhà mà còn không tốn nhiều thời gian chăm và tưới nước.
Cây ngọc bích
Đây là loại cây có thân nhỏ, lá tròn và dẹt như đồng xu, chúng được trồng làm cảnh, thích hợp trồng trong các căn nhà hoặc văn phòng, nơi có nhiều bóng râm, ít ánh sáng mặt trời.
Cây ngọc bích có lá xanh tốt quanh năm, ra hoa vào mùa xuân hoặc cuối đông. Trong phong thủy, người ta quan niệm, cành lá ngọc bích tượng trưng cho sự giàu có, tiề.n bạc, phúc lộc. Cây này càng ra lá nhiều sẽ được quan niệm thịnh vượng càng đến với chủ nhà.
Ưu điểm của loại cây này là không cần chăm sóc nhiều do khả năng chịu hạn tốt. Bạn có thể chỉ cần tưới nước 2-3 ngày/lần mà cây ngọc bích vẫn tươi xanh. Tuy nhiên, thỉnh thoảng gia chủ nên đưa cây ngọc bích ra tiếp xúc với ánh nắng nhẹ, nhất là buổi sáng.
Xương rồng
Khi nhắc đến các cây chịu hạn tốt, không thể không nhắc đến xương rồng. Xương rồng là cây được đặt trong nhà, trên bàn làm việc hoặc ở ban công.
Từ xa xưa, cây xương rồng xuất phát nơi sống là vùng sa mạc, đất khô cằn như hoang mạc. Cho nên, sức chịu đựng với thời tiết nắng nóng, ít nước của cây xương rồng rất lớn. Ngoài sức sống mãnh liệt, cây xương rồng có thể tồn tại lên đến 30 năm.
Khi trồng xương rồng, gia chủ không cần quá chăm chỉ. Bởi, nếu bạn tưới nước quá nhiều, cây xương rồng bị úng ngập có thể bị chế.t. Cho nên, bạn chỉ cần tưới một lượng vừa phải. Cây xương rồng cần tưới nước khoảng một lần trong tuần và có thể sống tốt trong một tháng không tưới nước.
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ được dùng đặt làm cây trang trí trong nhà vì lá có nhiều hoa văn đẹp. Cây mọc thành bụi thấp, cứng cáp và dễ phát triển ở mọi điều kiện trong nhà.
Tương tự như xương rồng, cây lưỡi hổ cũng xuất phát từ vùng khô hạn nên khả năng chịu hạn tốt. Do đó, khi trồng cây lưỡi hổ sẽ không cần tưới nước thường xuyên.
Tuy nhiên, đây là loại cây ưa ánh sáng do đó chúng cần ánh sáng quanh năm. Vào những ngày mùa hè, cây lưỡi hổ sinh trưởng tốt nhưng vào mùa đông chúng sinh trưởng chậm lại.
Cây nha đam
Đây là loại cây được nhiều người thích trồng trong phòng. Cây nha đam có thể dùng trong y học giúp chữa nhiều bệnh, bên cạnh đó nó còn mang đến vẻ đẹp xanh tươi, giàu sức sống.
Chúng thích hợp cho những người không có nhiều thời gian rảnh để chăm sóc cây cối thường xuyên. Đây là loại cây dễ trồng và phát triển nhanh. Sở dĩ chúng không cần chăm sóc nhiều vì khả năng chịu hạn tốt.
Trong mùa khô, không có nước, cây vẫn sống bình thường, đến mùa mưa với độ ẩm thích hợp cây sẽ phát triển tốt. Sau khi trồng 6 tháng, cây nha đam có thể cho thu hoạch.
Cây đa cẩm thạch
Cây đa cẩm thạch có lá với màu sắc đẹp, ưa ánh nắng. Tuy nhiên, cây không cần nhiều nước và phát triển tốt ở nhiệt độ 16-27 độ C. Điều đặc biệt là cây đa cẩm thạch có thể giúp hút độc tố trong không khí, thanh lọc đưa lại môi trường sống trong lành cho căn nhà hay văn phòng.
Theo quan niệm trong phong thủy, cây đa cẩm thạch mang đến sự bình an, hòa thuận. Ngoài ra, loại cây này còn tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu.
"Trước trồng cau, sau trồng chuối", trong nhà trồng 4 loại cây vạn sự hưng, may mắn tài lộc đầy nhà Ngoài cây phong thủy trong nhà, gia chủ còn cần phải chú ý tới cây trồng trước nhà và sau nhà sao cho hợp phong thủy để hỗ trợ mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình. Không phải loại cây nào cũng hợp phong thủy để trồng sau nhà. Gia chủ cần tránh chọn những loại cây có tính âm...