Lộ diện “cánh tay phải” có thể kế nhiệm vị trí CEO của Tim Cook tại Apple
Jeff Williams được mô tả là một người làm việc nghiêm túc và tiết kiệm. Mặc dù sở hữu khối tài sản hàng trăm triệu USD từ các khoản lương, thưởng của Apple, tuy nhiên ông chỉ lái một chiếc xe Toyota Camry giá rẻ suốt nhiều năm qua.
Phó Chủ tịch cao cấp Jeff Williams, “ cánh tay phải” được tin tưởng lâu nay của CEO Tim Cook sẽ được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc điều hành (COO), vị trí quan trọng thứ 2 của Apple, chỉ sau Tim Cook.
Vị tân COO mới này từ lâu vẫn được gọi là “Tim Cook của Tim Cook” và thậm chí là một bản sao của Cook.
Cả hai đều được đào tạo để trở thành kỹ sư, lấy bằng quản trị kinh doanh ở Duke University, có thời gian đầu làm việc cho IBM và sau đó làm cho Apple ở nhánh vận hành và sản xuất. Cả hai đều được biết đến nhờ trí nhớ phi thường và sự chú trọng đến các chi tiết nhỏ, và chiều cao của mình.
Nhưng sự tương đồng giữa họ chỉ có như vậy mà thôi. Cook có thể bị cuốn đi bởi các chi tiết khiến ông bắt đầu thuyết giảng về những thuật ngữ kinh tế như “sự hài lòng của khách hàng” (customer sat) hay “truyền thông marketing” (marcom), trong khi Williams có vẻ là người thực tế hơn nhiều. Không xuất hiện ở nhiều sự kiện trước công chúng như Cook, William luôn cố tỏ ra không nổi bật ở Apple, ít nhất là cho đến gần đây. Vị trí người thuyết trình quan trọng ở buổi ra mắt sản phẩm vào tháng Ba của Apple là lần đầu tiên William xuất hiện trước công chúng ở cấp độ ấy.
Jeff Williams gia nhập Apple từ năm 1998, từng làm nhiệm vụ giám sát chuỗi cung ứng khổng lồ của Apple và gần đây nhất giám sát sự phát triển của chiếc đồng hồ thông minh Apple Watch.
Nhiều người đã từng so sánh Jeff Williams với Tim Cook, khi giờ đây Jeff Williams đóng vai trò tương tự như Tim Cooks vào thời kỳ Steve Jobs còn sống. Chức vụ COO cũng là chức vụ mà Tim Cook đã nắm giữ trước khi thay thế Steve Jobs ngồi vào chiếc ghế CEO của Apple vào năm 2011.
Jeff Williams từ lâu vẫn được gọi là “Tim Cook của Tim Cook” và thậm chí là một bản sao của Cook.
Trong một thông báo được đưa ra, CEO Tim Cook cho biết “Williams là Giám đốc điều hành tốt nhất mà tôi từng làm việc cùng”. Sau khi được bổ nhiệm vào vị trí mới, Williams sẽ trở thành một trong 4 người có vai trò quan trọng nhất tại Apple, bao gồm CEO Tim Cook, Giám đốc tài chính Luca Maestri và Giám đốc thiết kế Jony Ive.
Động thái thăng chức cho Williams được đưa ra khi Apple phải đối mặt với một số thử thách lớn nhất của mình. Các nhà phân tích đang tỏ ra ngày càng lo lắng khi doanh số bán hàng trên toàn cầu của iPhone, nguồn lực chính đóng góp vào sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty, có thể giảm xuống lần đầu tiên vào năm sau. Và trong khi doanh số của đồng hồ Apple vẫn còn khiêm tốn, công ty này lại dấn thân vào một lĩnh vực còn nhiều rủi ro và phức tạp hơn khi đầu tư vào phát triển chiếc xe hơi của mình (Williams là một trong số những lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Apple thừa nhận rằng công ty đang quan tâm đến ngành chế tạo ô tô khi xuất hiện trước công chúng vào tháng 5 vừa rồi).
Video đang HOT
Ngoài ra, giá cổ phiếu của Apple cũng đang chững lại ở mức giá gần như cùng kỳ năm ngoái. Một số nhà đầu tư muốn thấy Apple tiến nhanh hơn vào các lĩnh vực mới, trong khi một số khác lại muốn công ty này sử dụng nguồn dự trữ tiền mặt của mình để mua lại cổ phiếu và trả cổ tức.
Giữa cơn náo động ấy, Williams trở thành COO đầu tiên của Apple kể từ khi Cook rời bỏ vị trí này vào năm 2011 để thay thế Steve Jobs trở thành CEO. Jobs trao cho Cook vị trí COO vào năm 2007.
Williams, người đang chính thức điều hành quá trình sản xuất và vận hành của Apple, đã làm được một khối lượng công việc rất lớn trong những năm gần đây. Ông được Cook bổ nhiệm vào vị trí người đứng đầu hoạt động phát triển Apple Watch, sản phẩm nổi bật nhất của Apple kể từ sau khi Jobs qua đời. Ông cũng đang giám sát hoạt động của ResearchKit, một nỗ lực đầy tham vọng của Apple khi muốn các nhà nghiên cứu y học viết thêm nhiều ứng dụng và thực hiện các nghiên cứu với dữ liệu thu thập được trên các thiết bị của Apple.
Sự tin tưởng của Cook vào William đã được tưởng thưởng xứng đáng nhiều lần. Williams từng được phái đi Trung Quốc để hỗ trợ giải quyết các chỉ trích về điều kiện làm việc của công nhân ở đây, ông còn điều hành thành công sự sáp nhập của nhiều thương vụ mua lại chủ chốt và giữ cho dây chuyền cung ứng iPhone ở châu Á của Apple luôn ổn định bất chấp sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, thành tích sản xuất của Apple dưới sự lãnh đạo của Williams không phải là hoàn hảo. Apple đã phải vật lộn để đáp ứng các đơn hàng đầu tiên về Apple Watch vào năm ngoái khi có nhiều vấn đề xảy ra với một bộ phận chủ chốt bị trục trặc. Và khi nhà cung cấp của Apple là GT Advanced bị phá sản, một số chủ nợ của công ty này đã lên án Apple và cho rằng Williams là người quản lý trực tiếp liên quan đến mối quan hệ này.
Williams có bằng kỹ sư cơ khí ở Đại học Bang North Carolina cùng với bằng MBA ở Duke. Sau 13 năm làm việc cho IBM, ông gia nhập Apple vào năm 1998 với vị trí người đứng đầu chuỗi cung ứng toàn cầu và được thăng chức lên phó chủ tịch điều hành vào năm 2004. Vào năm 2010, ông được bổ nhiệm làm người đứng đầu toàn bộ chuỗi cung ứng và các đơn vị hỗ trợ của Apple.
Bên ngoài công việc, Williams được biết đến là người thích đạp xe (cũng như Tim Cook) và luôn tránh thể hiện sự giàu có của mình. Mặc dù sở hữu khối tài sản hàng trăm triệu USD từ các khoản lương, thưởng của Apple, ông được cho là đang sử dụng một chiếc xe Toyota Camry cũ kĩ. Tuy nhiên đối với các nhà đầu tư của Apple, những nỗ lực của Williams cho đến nay vẫn khiến họ hài lòng.
Cùng với Jeff Williams, Apple cũng thực hiện một vài sự thay đổi về nhân sự cao cấp khác.
Trong đó Phó chủ tịch phụ trách marketing Phil Schiller được bổ nhiệm thêm vai trò giám sát kho ứng dụng App Store, bao gồm kho ứng dụng dành cho iPhone, iPad, Mac, Apple Watch và Apple TV. Đây là vị trí thuộc Giám đốc dịch vụ Eddy Cue trước đây.
Apple cũng bổ nhiệm Johny Srouji, Giám sát đội ngũ thiết kế bán dẫn của Apple vào vị trí Phó chủ tịch cao cấp Công nghệ phần cứng. Hiện tại Apple coi các mẫu chip tự mình thiết kế chính là điểm khác biệt then chốt trên các mẫu thiết bị di động của hãng, bao gồm iPhone, iPad và Apple Watch. Johny Srouji cũng chịu trách nhiệm giám sát phát triển công nghệ pin của Apple.
Apple cũng đã bổ nhiệm Tor Myhren, Giám đốc sáng tạo và Chủ tịch của công ty quảng cáo Grey New York, vào vị trí Phó chủ tịch marketing truyền thông, chịu trách nhiệm cho các chiến dịch quảng cáo của Apple. Myhren sẽ chuyển sang làm việc tại Apple từ đầu năm 2016 để thay thế cho Hiroki Asai, người sẽ rời khỏi Apple sau 18 năm làm việc tại đây.
Những động thái thay đổi nhân sự cao cấp của Apple được cho là nhằm giúp “quả táo” sẵn sàng có những đổi mới về chiến lược khi năm 2016 bắt đầu. Nhiều người còn đồn đoán rằng Tim Cook đã sẵn sàng “mở đường” để Jeff Williams có thể thay thế mình điều hành Apple trong tương lai.
Hiện Apple vẫn đang là công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới, tuy nhiên giới công nghệ và các nhà đầu tư nhận thấy “quả táo” đang thiếu đi tính sáng tạo và không còn nhiều triển vọng như trước. Cổ phiếu của Apple không còn giữ được sự ổn định và sụt giảm 14% trong 6 tháng qua cho thấy các nhà đầu tư đòi hỏi một sự thay đổi về chiến lược của công ty trong tương lai.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tàu chiến tên lửa Nga vào vị trí trực chiến
Hai tàu chiến &'Zelyoniy Dol' và &'Serpukhov được trang bị hệ thống tên lửa Kalibr-NK đã gia nhập Hạm đội Biển Đen đóng tại Sevastopol. Đó là thông tin vừa được chỉ huy Hạm đội Biển Đen - ông Alexander Vitko đưa ra hôm qua (12/12).
Theo quan chức quân sự này, hôm qua (12/12), lễ thượng cờ 2 con tàu này đã được tổ chức long trọng với sự tham dự của Tư lệnh Hạm đội Biển Đen Alexander Vitko và người đứng đầu Cộng hòa Crimea Sergey Aksenov.
"Những con tàu này được đưa vào trực chiến từ hôm nay. Trước đây, chúng chỉ đảm nhận nhiệm vụ chiến thuật nhưng nay sẽ bao gồm cả nhiệm vụ chiến dịch. Cả thế giới đã chứng kiến khả năng tác chiến của chúng từ biển Caspian và giờ đây, chúng đã có mặt trong Hạm đội Biển Đen" ông Vitko phát biểu tại buổi lễ.
"Green Dol' và &'Serpukhov' là tàu tên lửa thứ 4 và thứ 5 thuộc lớp Buyan-M được đóng cho Hải quân Nga theo hợp đồng với nhà máy đóng tàu Zelenodolsk AM Gorky.
Việc chúng được đưa vào trang bị chính thức trong thời điểm này gây chú ý do trước đó, 3 tàu tên lửa lớp Buyan-M thuộc Hạm đội biển Caspian đã tạo ra bất ngờ lớn khi phóng tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu IS ở Syria hôm 7/10.
Tàu chiến lớp Buyan-M cùng với tên lửa Kalibr vừa gây kinh ngạc cho siêu cường số 1 thế giới là Mỹ vì sức mạnh khủng khiếp mà chúng thể hiện trong cuộc chiến của Nga ở Syria. 3 tàu chiến lớp Buyan-M của Hạm đội Caspian đã phóng 26 tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr vượt 1.500km tiêu diệt chính xác 11 mục tiêu của lực lượng khủng bố mang tên Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria. Vụ việc này khiến nhiều nước không chỉ sốc trước sức mạnh tên lửa Kalibr mà còn kinh ngạc trước năng lực của tàu chiến lớp Buyan-M của Nga.
Tàu hộ tống tên lửa lớp Buyan-M là một biến thể nâng cấp từ loại tàu tuần tra Project 21360 ở một số hệ thống điện tử, vũ khí mạnh và thiết kế lại cấu trúc thân tàu.
Tuy chỉ có lượng giãn nước 950 tấn nhưng tàu hộ tống hạm Buyan-M lại được trang bị những hệ thống vũ khí hiện đại bậc nhất của Hải quân Nga và trên thế giới hiện nay.
Vũ khí tấn công chủ lực của tàu hộ tống Buyan-M là 8 tên lửa hành trình Kalibr đặt trong các ống phóng thẳng đứng. Tổ hợp Kalibr trên tàu chiến Buyan-M được trang bị hai loại đạn tên lửa gồm: Đạn chống hạm 3M-54T đạt tầm bắn phóng 440-660km, tốc độ bay siêu âm Mach 2,9, mang đầu đạn 200kg; đạn đối đất 3M-14T đạt tầm bắn 1.500-2.500km, tốc độ cận âm Mach 0,8, mang đầu đạn 450kg. Tùy từng nhiệm vụ tác chiến mà một hoặc cả hai loại tên lửa sẽ được lắp vào bệ phóng thẳng đứng.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị 1 bệ phóng tên lửa phòng không, với 12 đạn tên lửa Igla-1M (3M-47 Gibka) sẵn sàng chiến đấu. Tên lửa Igla-1M có thể tiêu diệt hiệu quả các loại mục tiêu trên không trong cự li tới 15km.
Tàu chiến lớp Buyan-M sử dụng pháo hạm 100mm A-190 có thiết kế góc cạch, tăng khả năng tàng hình trước radar cho tổng thể con tàu. Pháo A-190 đạt tầm bắn hiệu quả 23km, tốc độ bắn 80 phát/phút.
Đặc biệt, để chống lại các mối đe dọa tên lửa chống hạm của đối phương, Buyan-M sử dụng tổ hợp phòng thủ tầm gần 12 nòng 30mm AK-630M-2 Duet, pháo có tốc độ bắn lên tới 10.000 phát/phút.
Tàu hộ tống Buyan-M có chiều dài 74m, rộng 2,6m, cao 11m. Tàu được vận hành bởi có thể di chuyển với tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, bán kính hoạt động 1.500 hải lý, thời gian hoạt động liên tục 10 ngày.
Việc tàu chiến lớp Buyan-M bắn tên lửa Kalibr đã đánh dấu việc Mỹ mất đi vị thế độc tôn tấn công tầm xa với tên lửa Tomahawk lừng danh. Washington không khỏi choáng váng bởi lâu nay họ vẫn nghĩ Nga không thể có tên lửa hành trình tầm bắn lên tới 1.500km.
Trong khi, tên lửa Tomahawk chỉ có thể triển khai trên tàu chiến Aegis cỡ 9.000-10.000 tấn hoặc tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn thì Kalibr có thể tích hợp trên tàu cỡ nhỏ. Cụ thể, các tàu chiến lớp Buyan-M chỉ có lượng giãn nước chưa tới 1.000 tấn. Đây rõ ràng là bước đột phá về công nghệ và nghệ thuật tác chiến hải quân của lực lượng Nga. Các tàu chiến nhỏ sở hữu khả năng tấn công không hề thua kém tàu chiến cỡ lớn.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga đưa tên lửa hiện đại nhất thế giới vào vị trí trực chiến Một lữ đoàn được trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph đã được đưa vào vị trí trực chiến tại Kamchatka, vùng Viễn Đông của Nga. Đó là thông tin vừa được người phát ngôn của Quân khu miền Đông của Nga - ông Roman Martov đưa ra hôm 7/8. "Chuẩn Đô đốc Sergey Lyapin, Chỉ huy Lực lượng ở...