L.ộ cli.p 1p Việt Hương rap về ‘vấn nạn’ chử.i, vai trò lần đầu đóng ‘Táo Quân miền Nam’ gây ngỡ ngàng
Những hình ảnh và chi tiết đầu tiên về vai diễn của Việt Hương trong chương trình Táo Xuân khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Mới đây, vào ngày 8/1, kênh Tiktok của chương trình Táo Xuân – Đài truyền hình Vĩnh Long đã chia sẻ nghệ sĩ Việt Hương rap không ngừng nghỉ trong suốt 1 phút. Dựa trên trang phục mà Việt Hương đang mặc cùng hậu kỳ phía sau, có thể đoán rằng đây chính ra trích đoạn do nữ danh hài đảm nhiệm trong chương trình Táo Xuân 2022.
Cụ thể, trên nền nhạc remix của bài “Kẻ cắp gặp bà già”, Việt Hương đã trổ tài bắ.n rap trong vòng 1 phút nói về vấn nạn chử.i trong thời kỳ dịch bệnh : “Ăn cơm cũng chử.i, uống nước cũng chử.i, lạnh cũng chử.i, nóng cũng chử.i, ăn nhiều cũng chử.i, ăn ít cũng chử.i, đi test cũng chử.i, không test cũng chử.i. Không có bác sĩ để khám, chử.i; có bác sĩ để khám, chử.i; đau nhức chân tay đè tôi chử.i….”
Vốn sở hữu cột hơi dài và lối diễn đanh đá khó ai sánh bằng, Việt Hương đã thể hiện xuất sắc đoạn rap nói trên dù chỉ là diễn tập.
Ngay lập tức, đoạn clip này đã thu về hàng ngàn lượt thích và bình luận Ai nấy đều khen ngợi khả năng rap thần sầu của Việt Hương: “Màn rap của cô Việt Hương đỉnh thật.” “Việt Hương chất quá”
Một thực trạng nhức nhối trong xã hội Việt Nam 2021 đã được Việt Hương tóm gọn trong 1 bài Rap “chử.i” dài 1 phút. Với giọng hát “trời phú” của mình, Việt Hương đã nói lên được tiếng lòng của khán giả khi đề cập đến nhiều bất công cuộc sống trong năm vừa qua.
Được biết đây là lần đầu tiên Việt Hương xuất hiện trong Táo Xuân nên cũng không giấu khỏi sự lo lắng. Tuy nhiên với phần Rap Battle đẳng cấp, không ít người hâm mộ vô cùng háo hức chờ đón màn trình diễn của Việt Hương trong Táo Xuân năm nay. Việt Hương cũng hy vọng chương trình sẽ là liều thuố.c tinh thần giúp khán giả tích cực chào đón những điều mới sau một năm đầy những biến cố và khó khăn.
Trong Táo Xuân Nhâm Dần 2022 Việt Hương sẽ vai Hằng Nga – một trong những vị tiên giúp đẩy lùi Covid-19. Khác với nhân vật Hằng Nga trong Táo Xuân các năm về trước, nhân vật của Việt Hương thủ vai đã xuất hiện từ ngàn năm trước nên có biệt danh Nga “ngàn năm”, nay có màn tái xuất để diệ.t tr.ừ bệnh tật, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân gian.
Táo Xuân 2022 – Nghĩa tình nhân gian được thực hiện bởi ê kíp đạo diễn Hoàng Nhật Nam và chủ trì sân khấu Ngọc Hùng là đặc sản không thể thiếu trong bữa cơm cuối năm của những người dân ở các tỉnh miền Nam. Chương trình năm nay hứa hẹn sẽ mang đến những điều mới mẻ và tổng hợp nhiều dấu ấn của năm 2021.
Táo Xuân 2022 sẽ được phát sóng vào lúc 20:00 ngày 31/1/2022 (29 âm lịch) trên kênh truyền hình Vĩnh Long 1.
Việt Hương: Đã có nhiều người gọi điện nắm tay tôi nói sẽ cố sống, nhưng qua hôm sau tôi phải đưa áo quan tới
Trải qua khoảng thời gian đầy kinh hoàng và biến động, khi lằn ranh giữa sự sống - cái chế.t vô cùng mong manh, năm 2021 dần khép lại bằng những tín hiệu lạc quan hơn sau chuỗi ngày "bình thường mới".
3 tháng cùng khóc cùng cười với bà con, với đại dịch ở Sài Gòn. Gần một năm đón nhận và gượng mình chấp nhận những đau thương, mất mát xảy ra với gia đình, với những anh chị em nghệ sĩ. Việt Hương đã viết câu chuyện riêng cho chính mình. Câu chuyện mà ở đó, mỗi khoảnh khắc, ánh mắt của thời cuộc đã chạm đến xúc cảm của người nghệ sĩ. Không từ bỏ vì Việt Hương chỉ có một ngày hôm nay - để sống.
Đó là câu nói Việt Hương nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong suốt buổi trò chuyện. Bỏ qua những ồn ào, tranh cãi xung quanh vấn đề nghệ sĩ làm từ thiện, nhất là trong thời điểm nhạy cảm, Việt Hương cùng chồng vẫn miệt mài đi cứu trợ, giúp đỡ bà con trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát dữ dội. Vì đó là những điều chị cho là đúng và cấp bách.
"Tôi làm từ thiện đã mười mấy năm rồi. Người nghèo ăn Tết là tôi làm vì mong ước của mẹ, bánh Trung thu cho các bé ăn Tết là tôi làm vì nhớ khi còn nghèo mình luôn thèm bánh Trung thu. Mỗi năm tôi đều làm ủng và áo lạnh để tặng các bé vùng núi cùng các trường hợp cấp bách hay mổ tim, phẫu thuật. Năm nào có nhiều - tôi cho nhiều, có ít thì cho ít. Năm nay, tôi dồn hết cho đại dịch.
Đã có rất nhiều người gọi điện, nắm tay tôi và nói rằng sẽ cố sống. Nhưng đến ngày hôm sau, tôi lại phải đưa áo quan tới. Cho nên, mỗi khoảnh khắc trong thời cuộc đều ghi lại trong lịch sử của cuộc đời tôi, còn đối với ai tôi không quan tâm.
Có nghĩa là khoảnh khắc sống chế.t nó khiến mình không còn là nghệ sĩ nữa, tôi chỉ cầu nguyện bằng cách nào giúp được nhiều người nhất. Từ việc vận chuyển rau, đồ cứu trợ đến oxy, thuố.c men, hỗ trợ xe cứu thương. Bạn nghĩ coi động lực ở đâu? Lúc đó tôi cũng giống như ông shipper hay bất cứ một người nào khác, chỉ biết làm hết sức có thể", Việt Hương trải lòng.
Tôi sinh ra trên con đường Vĩnh Viễn (quận 10) này, cái xóm của tôi là xóm bình dân, nó ồn gì đâu. Nhưng đến khi đại dịch xảy ra, tôi đi cho đồ ăn mà chảy nước mắt, tôi không nghĩ Sài Gòn lại có lúc buồn khủng khiếp đến vậy. 12h đêm, tôi ngồi trên lầu nhìn xuống mà khóc và nói với anh Phương: "Từ lúc tui đẻ ra, lần đầu tiên trong cuộc đời tui mới thấy Sài Gòn vắng đến như vậy."
Quận 10 là chúa đảo ẩm thực, thả ra Hồ Thị Kỷ là ăn mệt nghỉ nhưng lúc đó, mới 18h chiều đã không còn bóng người, tôi chảy nước mắt. Cái xóm bình dân, ồn ào la um sùm không còn nữa, chỉ còn nghe tiếng xe cứu thương.
Tôi đi phát đồ ăn, mọi người không nhận ra tôi vì mặc đồ bảo hộ kín mít. Đến khi mình la lên "ra nhận đồ ăn, Việt Hương đây nè" thì mọi người mới biết.
Thường thì khi gặp Việt Hương, mọi người thích lại nói chuyện. Có mấy bà dì bà thím muốn lại ôm hôn, xin ôm đại nhưng tôi không cho vì sợ mình sẽ lây bệnh cho người ta. Người dân đứng dọc 2 bên hẻm, có người biết Việt Hương thích uống cà phê nên pha cà phê để sẵn, người cho trái dừa, người quăng chai nước. Có lần Việt Hương khát nước quá bèn la lớn thì trên lan can, người ta lấy nước bỏ vô bọc, cột lại rồi quăng xuống kêu: "Nước kìaaa". Việt Hương chỉ biết la lên: "Cám ơn nhaaa". Mình biết rằng người ta quý mình mà không dám gặp.
Mỗi ngày sau khi đi từ thiện về, trước cửa nhà lúc nào cũng tùm lum đồ bà con cho. Nào là bánh tét, đồ chay, có đứa còn ghi giấy để lại: "Bánh tét nhà con gói, ngon tét cái nách, cô Hương ăn nha", vui lắm...
Có thể là trên hành trình của Việt Hương đi, Việt Hương không cứu được hết mọi người, nhưng Việt Hương cứu cấp bách vì Việt Hương có livestream "la làng".
Dù rất xúc động nhưng tôi phải cứng rắn. Vì đi suốt cả hành trình, mình không được mềm lòng, phải tỉnh táo để lo cho mọi người một cách tốt nhất có thể.
Cái khác lớn nhất là tôi không còn khái niệm về mặt thời gian nữa vì công việc cứ dồn dập. Lúc trước tôi ngủ dậy là make-up, còn thời điểm đó vừa mở mắt ra, vừa cột xong đầu tóc là mặc quần ngắn, áo sát nách vào để thoáng mát mà trùm đồ bảo hộ. Nam giới thì dễ. Nhưng phụ nữ, mấy vùng ngã ba, ngã tư là nổi mụn nước, tấy đỏ hết sau một ngày mặc đồ bảo hộ kín mít.
Mụn thì nổi lên vì phải liên tục ăn thức ăn nhanh. Rồi để hạn chế đi tiểu, tôi phải uống rất ít nước. Bởi mặc đồ bảo hộ đâu phải cởi ra dễ dàng nên phải ráng nhịn, 5 tiếng liền không dám đi vệ sinh. Chưa bao giờ tôi thấy việc mình làm lại gian nan, vất vả đến vậy.
Khi làm từ thiện, có trăm công nghìn việc đổ dồn xuống. Tôi phải là người trực tiếp ngồi lựa rau, đi mua trứng, nước tương, nước mắm đến thuố.c men, túi đựng quà... Nhiều lúc rau thúi, trứng thúi, mùi tanh của cá khô cứ bám hết vào người. Còn nhà tôi trở thành cái kho chứa chứ không phải là showroom đẹp đẽ thế kia đâu.
Tôi có một tấm hình ngồi giữa sân mà bà con chụp cho, lúc đó đang dọn dẹp mà cái chổi nó hư. Tôi vừa than vãn thì từ xa có một cây chổi phóng qua rồi từ xa vang lên một tiếng la: "Chổi mới mua đó, chà điii...".
Rồi có những lúc xuống gạo, nhìn anh chàng lái xe ngồi ăn hộp cơm mà tôi chảy nước mắt. Vì chạy cho kịp chuyến mà nó để tới giờ này mới ăn, mình thương nó. Với tôi, một khi đã lao ra làm công việc này rồi thì mình cũng giống như người ta, chẳng còn khoảng cách gì nữa.
Trên cái hành trình tôi đi, cực lắm chứ nhưng tôi nhận được rất nhiều thứ, nhất là tình cảm của mọi người. Dù có cho người thương, người ghét, mình đâu thể làm hài lòng tất cả mọi người. Và chỉ cần nhìn thấy tình cảm của người dân dành cho mình, đôi khi là nải chuối, bịch bánh treo trước cửa nhà là đủ vui rồi.
LIVESTREAM - Tôi nghĩ đó là cách nhanh nhất, đến gần nhất với mọi người. Nhưng cũng vì tôi livestream quá nhiều, nên có nhiều người không thích, thậm chí ghét. Nhưng tôi mặc kệ, vì chỉ những người rảnh họ mới coi mình livestream và đi soi mói. Các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch, họ đâu có thời gian để xem?
Thời điểm đó, tiếng nói trên sóng livestream của tôi là cần thiết để trở thành sự giúp đỡ thiết thực nhất cho mọi người. Tôi nhớ có một bạn cần mua miếng lọc má.u cho ba nhưng tìm hoài không được, tôi mới "la làng" trên livestream để những người có giúp đỡ bạn ấy. Để làm được tất cả điều này, phải có một người chuyên gọi điện để xác nhận lại. Ví dụ ở đây cần 50 phần quà, chỗ kia cần 100 phần, phần cho tr.ẻ e.m thì sao, người lớn, bà bầu, F0 thì sao... Nguyên cả cái công ty của tôi phải nhào vô làm việc, chưa kể tôi còn làm mấy chục ngàn cái bánh để gửi đến các bệnh viện cho y bác sĩ tuyến đầu.
Tôi nghĩ tôi làm được, lan tỏa được trong mùa dịch là do có nhiều người coi tôi, biết Việt Hương đang làm thế này, thế kia. Việt Hương tôi chưa bao giờ kêu gọi một đồng từ thiện nào, tôi chỉ nhận sự hỗ trợ gạo mì, nhu yếu phẩm để gửi giùm tới bà con.
Đối với tôi , làm từ thiện không dễ. Thứ nhất là phải có tiề.n, thứ 2 là phải có tiếng, uy tín, đặc biệt điều thứ 3 quan trọng nhất, chiếm 70% là phải có tâm.
Nếu bạn không tiề.n, không có tiếng, không có tâm, làm chừng 3 ngày đã nghỉ chứ đừng nói làm 3 tháng trời như tui. Làm đi rồi biết, nó cực như "con giòi".
Lúc đó tôi nghĩ, lỡ mai chế.t thì sao, tiề.n để cũng đâu có ăn hết, giờ có bao nhiêu thì mình cứ làm và cho đi. Nhiều lúc mệt mỏi quá, tôi cũng tự nhủ thôi nghỉ cho rồi.
Nhưng cứ khoảng 19h-21h tối là thời điểm rất nhiều người gọi điện cho tôi. Họ cần oxy để thở, họ khóc với mình. Làm sao tôi bỏ được? Có nhiều người họ chử.i tôi rằng: "Sao cứ livestream hoài". Và tôi cũng hay làm clip để đáp trả lại.
Thôi chử.i tui làm chi, đôi khi cha mẹ bạn đang ăn gạo của tui, bà không ăn nhưng hàng xóm của bà đang ăn gạo của tui đó, vậy thì chử.i tui làm gì, để tui làm đi.
Có một trường hợp vui như thế này, người mẹ vừa đẻ con thì bị F0, phải đi cách ly, gửi hàng xóm nuôi giùm. Đứ.a tr.ẻ cứ khóc hoài không nín thì Việt Hương mới nhờ chồng bế con gấu bông lên làm mẫu, nhiều người vô nhiệt liệt ủng hộ nhưng cũng có người chử.i chị rảnh, lấy thú cưng ra làm gì. Nhưng nhà chị có em bé đâu, trời ơi là nó tức. Mình chỉ cách cho cũng chử.i.
Rồi có người cho tôi tấn gạo, để tên là Bảy Búa, tôi nhìn cái tên mà tức cười, nói đùa nếu mình không đăng Bảy Búa lên chắc người ta cho tui 6 búa rưỡi quá. Với tôi, làm từ thiện nó không dễ, nó lại khó hơn rất nhiều trong mùa dịch bệnh vừa qua. Quan trọng là cái cách mình đi cho, mình đem năng lượng, những điều tích cực đến với mọi người.
Chỉ là những câu hài hài, vui vui trong lúc phát quà, "mấy bà có dịch không mà bu vô, bu vô tui mắc dịch với sao", "mày chen bả làm gì"... nó làm mình có thêm động lực để tiếp tục. Tính chị trước giờ bình dân như vậy, nên đi đâu ai cũng tiếp xúc được hết.
Giờ về Tiề.n Giang, Bến Tre, tui ở cả tháng cũng được. Nhiều người thấy tôi đi làm cực quá, bảo về đây má nuôi. Mình ăn hết chứ người ta ăn còn mà, thương mình dữ lắm.
Có nhiều người vừa gặp tôi, họ đã khóc bù lu bù loa. Nhiều cái khổ mà mình không thể nói hết được trong khoảng thời gian dịch bệnh căng thẳng vừa qua. Lúc đó chỉ cần có gạo, có rau để ăn là may mắn lắm rồi.
Điều đọng lại trong tôi chính là khoảnh khắc, ánh mắt của những người cần chị. Nó khiến tôi xúc động nhưng phải cố cứng rắn để lo chu toàn mọi việc. Tiếp xúc nhiều, lắng nghe nhiều, bỗng dưng mình trở thành nhà tư vấn tâm lý, giúp người ta vượt qua sự khủng hoảng, hoang mang nhất thời.
Có những người vượt qua được nhưng cũng có những người, mình biết đó là cuộc gọi cuối cùng của mình dành cho họ. Nhưng mình đã làm hết sức rồi, chẳng thể nào làm được gì khác khi bệnh tật đã đem người ta đi.
Đến lúc người bạn đồng nghiệp của tôi bệnh nặng, chị stress. Ngày bạn chị phải đặt máy thở, khi đó quà của tôi đã lên xe rồi, vừa khóc xong tôi phải lau nước mắt, tươi tỉnh để livestream cho mọi người. Khoảng thời gian đó, tôi bị tiêu chảy vì mất để kháng, phải uống thuố.c a.n thầ.n để ngủ, mọi chuyện cứ dồn dập xảy ra với mình.
Nhiều lúc 2 cái giò nó sưng, đau lắm chứ, bác sĩ bảo lên bác sĩ xem cái giò cho. Nhưng lên rút dịch ra thì phải nghỉ ngơi 1 tuần, ai làm, thôi cứ để từ từ hết dịch đã. Nhìn thấy mọi người vui vẻ, đón nhận phần quà mà mình mang tới, nhảy tưng tưng gọi "Việt Hương, Việt Hương", lúc đó nỗi đau cơ thể không còn nữa.
Việt Hương thương bản thân mình chứ, nhưng thương và trân trọng từng khoảnh khắc sống của mình hơn. Thôi kệ đi, cứ làm trước đã, đa.u đớ.n tính sau.
KHÔNG - Vì việc tôi làm là cả gia đình tôi cùng làm. Cái người làm cho tôi an tâm nhất là chồng, cả hai đều đồng lòng, hỗ trợ nhau. Hai vợ chồng chưa bao giờ xảy ra tranh cãi vì có nhiều thứ phải sắp xếp, nếu bất đồng sẽ gãy liền.
Bên cạnh đó, tôi cũng có một đứa con rất hiểu chuyện. Bé năm nay 12 tuổ.i thôi nhưng nó hiểu những việc ba mẹ nó đang làm. Bé cũng hỗ trợ ba mẹ trong việc dán tem. Tôi cũng từng nói với con là nếu lỡ mẹ có bị bệnh thì con phải giúp bố làm tiếp.
Cũng may là ông trời thương, tôi đi tứ tung, vô những chỗ nguy hiểm mà vẫn chưa mắc bệnh. Không biết lúc đó tại sao tôi lại mạnh mẽ đến như vậy, bác sĩ cứ kiếm à, nhưng thôi kệ, mình làm trước đã.
Có thời điểm sức khỏe tôi xuống dốc nghiêm trọng, toàn bộ ê-kíp của tôi cũng đuối lắm rồi, không chịu được nữa. Lúc đó tôi có bàn ngưng lại, thông báo suốt một tuần, đến ngày 15/9 thì ngưng hoạt động từ thiện để tôi dành thời gian để lo cho người bạn đồng nghiệp. Lúc này, tôi lại stress theo kiểu khác.
Tôi cũng không biết việc mình làm đã là tốt nhất hay chưa, mình có làm sai gì không, những cảm xúc của mình trong lúc đi làm từ thiện có đúng chưa...? Nhưng tôi không đủ sức để nghĩ nữa, vì tôi phải bắt đầu một nhiệm vụ mới, phải lo chu toàn nhất cho người bạn, người đồng nghiệp của mình.
Lúc Phi Nhung ra đi, tôi hoang mang. Tôi biết chắc luôn cổ cũng không bao giờ cổ nghĩ cổ mất. Phi Nhung rất tự tin về sức khỏe của cổ, Nhung có gọi điện cho tôi hỏi có qua Mỹ không, lúc đó tôi từ chối nhận show của Hoài Tâm vì nghĩ rằng sức khỏe, thời gian của mình không cho phép.
Đến khi Phi Nhung mất rồi, tôi mới đâ.m ra suy nghĩ. Nếu lúc đó tôi nhận lời, có thể Nhung sẽ về chung với mình thì sẽ không bị bệnh. Mình tự thấy có lỗi, mình tự khóc, tự thương vậy thôi.
Cũng giống như trước đây, buổi tối trước khi anh Chí Tài mất, bà chị tính qua chưng yến cho anh Tài, tôi mới kêu để mai hãy qua, ai ngờ đâu đến sáng hôm sau thì anh Tài đã mất. Tôi lại trách mình, nếu để bà chị qua chưng yến, biết đâu anh Tài ăn vô, nó ngọt ngọt có đường..., nhưng nói thì nói vậy thôi, chứ mỗi người có một số phận, mình đâu thể nào làm khác.
Lúc nghe Phi Nhung nhiễm Covid-19, tôi trơ trơ. Chỉ thốt lên "trời đất ơi, sao để nhiễm vậy", mình cứ nghĩ là nhiễm rồi sẽ hết, sẽ không sao. Đến khi Phi Nhung nặng, chị mới chạy khắp nơi để chuyển viện, vô được BV Chợ Rẫy là Nhung đã nặng lắm rồi.
Ngày Phi Nhung nhập viện Chợ Rẫy, ngày nào Việt Hương cũng lên bức tượng Phật, viết lá thư trắng chắp tay cầu xin. Lúc đó tôi sốc lắm, nghe bác sĩ nói là tôi run, bị tiêu chảy, stress lại sợ hãi. Mình không biết cái bệnh này nên càng lo lắng. Đối với tôi khoảng thời gian đó rất khủng khiếp, càng sợ thìcàng hi vọng, cầu mong Nhung sẽ vượt qua được.
Việt Hương khóc nghẹn khi chia sẻ trong đám tang Cố NS. Phi Nhung.
Vì trên thế gian này sẽ không có cô đó, người đó nữa. Tôi chỉ có thể làm được những gì còn lại tốt nhất cho chặng hành trình ít ỏi còn lại của họ.
Sau khi Phi Nhung mất không được cúng thất, lúc ôm tro cốt của Nhung về Mỹ, tôi cứ ôm miết trên tay, vừa ôm vừa đọc tên tuổ.i, chuyến bay mọi thứ để hi vọng Nhung có thể theo đó mà quay về để gặp con gái của mình.
Những hình ảnh, hành lý của Nhung cũng được đem về đưa lại cho Wendy. Đó là những gì mà chị có thể làm được, nghĩa tử là nghĩ tận mà, vĩnh viễn trên đời này Phi Nhung không còn tồn tại nữa, tất cả đã đóng lại rồi.
Cũng giống như trước đó, tôi lo hậu sự cho anh Chí Tài,..., tôi chỉ biết làm hết sức mình, trong đầu chỉ tồn tại một suy nghĩ duy nhất là làm sao lo cho anh mình, bạn mình lần cuối cùng ra đi cho đẹp nhất, trang trọng nhất.
Tính của tôi xưa giờ là vậy, cứ sống hết mình hôm nay đi đã, ngày mai tính sau, làm cái gì cũng phải làm tới bến, đặt hết tâm sức của mình vào đó. Ngày 15/10, tôi trở về Việt Nam sau khi đã lo chu toàn cho tang lễ của Phi Nhung, vừa về khách sạn chị khóc quá trời, bao nhiêu nỗi đa.u đớ.n, muộn phiền trong khoảng thời gian trước đó, cảm xúc dồn nén giải tỏa hết.
Một tuần - tôi và anh Phương có đúng một tuần để thư giãn, lấy lại tinh thần và cất hết những câu chuyện buồn vào quá khứ, không nhắc đến nó nữa để bắt đầu lại công việc.
Trải qua một năm có quá nhiều mất mát, điều đọng lại trong tôi chính là "khoảnh khắc" và "ánh mắt". Có thể ngày thường, bạn không hề nhận ra anh shipper, cô chú công nhân, người lái xe hay cả những người khiêng hòm, dọn xá.c chế.t họ quan trọng, cần thiết ra sao. Đôi khi bạn xe.m thườn.g họ. Nhưng đến lúc xảy ra đại dịch, họ lại trở thành những người quan trọng, lúc đó chẳng còn ông này bà nọ mà tất cả mọi người đều như nhau. Không cần biết ai là nghệ sĩ, ai là diễn viên, vì ai cũng như ai, ai cũng có một sứ mệnh riêng khi đến với cuộc đời.
Đối với Việt Hương, Việt Hương trân trọng từng khoảnh khắc sống của chính mình. Mình phải sống tốt, sống cho đẹp trước đã, ngày mai tính sau. Khi gặp bất cứ một chuyện gì, hãy nhìn vào mắt nhau mà nói, mà chia sẻ.
Người Việt mình thương nhau lắm, nhất là cái tình làng nghĩa xóm, trong đại dịch điều đó càng thể hiện nhiều hơn nữa. Tất cả đều xuất phát từ tình thương, chỉ cần nghe một tiếng kêu cứu, mọi người đều cùng nhau chung tay, hỗ trợ để chẳng có bất kỳ ai trong đại dịch bị bỏ lại ở phía sau.
Hiện tại, Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung đang sống trong những ngày "bình thường mới". Trải qua chuỗi ngày đau khổ, mất mát chất chồng, giờ là lúc để mỗi con người gượng dậy, biến đau thương thành động lực để cố gắng.
Hương nghĩ bất cứ ai trong chúng ta đều đã có một khoảng thời gian sống rất khủng khiếp rồi nên giờ mọi người đều rất trân quý, coi trọng từng khoảnh khắc sống của chính mình.
Ở Sài Gòn, người ta luôn tìm thấy sự sẻ chia lan tỏa khắp ngõ ngách, phố phường. Thành phố vốn dĩ đã ấm áp, dung dị tình người, nay lại thêm nhiều yêu thương hơn nữa. Mọi người đang sống chậm lại, ngày một gần nhau, trao cho nhau ánh mắt yêu thương.
Việt Hương vẫn mãi như vậy, luôn hết mình, hết sức nếu ai đó cần đến mình. Hương hi vọng rằng hết quý I, năm 2022 mọi thứ sẽ quay lại bình thường, tôi chỉ chúc tất cả mọi người một điều duy nhất. Đó là sức khỏe, là bình an.
Một năm qua, đã có biết bao nhiêu chuyện khủng khiếp xảy ra, không chỉ riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới khi đại dịch, tang thương khắp nơi. Tôi sẽ không bao giờ quên những câu chuyện mà mình đã nắm được, rờ được, cảm nhận được..., tất cả tôi xin giữ cho riêng chính bản thân mình.
Trong năm tới, tôi dự định sẽ cho làm phim truyền hình, phim chiếu rạp, gameshow, web và cả những kế hoạch kinh doanh riêng. Và nếu bà con cần gì Việt Hương, tô vẫn sẵn sàng để hỗ trợ, chia sẻ với mọi người. Mong rằng sẽ không còn bất cứ đau thương, mất mát nào xảy ra nữa, tất cả mọi người, mọi nhà đều được bình an.
Ái nữ 12 tuổ.i biến Việt Hương thành 'nấm lùn của gia đình' Chiều cao khiêm tốn, Việt Hương đành ngậm ngùi nhận "làm em" khi chung hình Elyza. Mới đây, Việt Hương đăng tải hình ảnh bên con gái Elyza. "Hai chị em? Việt Hương vai em nha, bị lùn hơn", danh hài dí dỏm. Trong ảnh, mẹ con Việt Hương xúng xính diện đồ đôi cực tình cảm. Song điều khiến dân mạng chú...