Liên hợp quốc hỗ trợ Liban trong lĩnh vực giáo dục
Điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc (LHQ) về Liban Najat Rochdi ngày 2/4 đã thúc giục chính phủ Liban nỗ lực xây dựng lại hệ thống giáo dục của đất nước này.
Trường Mufti Hassan Khaled, một trong số 280 trung tâm giáo dục được khôi phục sau vụ nổ tại cảng Beirut, Liban, ngày 28/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, bà Najat Rochdi nói: “Vì tương lai của Liban và trẻ em nước này, điều quan trọng là chính phủ Liban và các bên liên quan phải phối hợp cùng nhau để xây dựng lại hệ thống giáo dục”, đồng thời lưu ý rằng các cơ quan của LHQ đã hỗ trợ đáng kể cho việc này. Bà chia sẻ rằng: “Chúng tôi hiểu được tình hình khó khăn mà các giáo viên đang phải đối mặt, hỗ trợ Bộ Giáo dục và Giáo dục Đại học cải thiện các điều kiện trong trường học cho cả giáo viên và trẻ em”.
Ngoài ra, bà Rochdi cho cho biết cùng với Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), phái bộ của LHQ tại Liban đang hỗ trợ cho 336.000 trẻ em Liban và khoảng 198.000 trẻ em không phải công dân Liban được vào học tại các trường công lập.
Liban đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng có, với sự sụp đổ của đồng nội tệ, khiến hơn 74% dân số rơi vào tình trạng nghèo đói.
Tổng thống Pháp sẽ chủ trì hội nghị quốc tế về Liban vào tháng 8
Ngày 16/7, Bộ Ngoại giao Pháp thông báo Tổng thống nước này Emmanuel Macron sẽ chủ trì hội nghị quốc tế về Liban vào ngày 4/8 tới, đúng một năm sau khi các vụ nổ hóa chất ở cảng Beirut gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của Bộ cho biết ông Macron sẽ chủ trì hội nghị với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc (LHQ) nhằm đáp ứng các nhu cầu của người dân Liban vốn đang đối mặt với tình hình ngày càng xấu đi.
Thông báo được đưa ra sau khi ngày 15/7, Thủ tướng được chỉ định của Liban Saad al-Hariri tuyên bố từ bỏ nhiệm vụ thành lập nội các mới. Bộ Ngoại giao Pháp cho rằng điều này cho thấy "bế tắc chính trị mà các lãnh đạo Liban cố tình kéo dài trong nhiều tháng qua ngay cả khi Liban rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội". Bộ trên nhấn mạnh Liban cần khẩn trương loại bỏ "sự trở ngại cố ý và không thể chấp nhận" này để cho phép thành lập chính phủ mới tại Liban và cần nhanh chóng bổ nhiệm một thủ tướng.
Ông Hariri đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng vào tháng 10/2020 sau vụ nổ kinh hoàng tại cảng Beirut vào tháng 8/2020 khiến hơn 200 người thiệt mạng và 6.500 người bị thương. Cơ quan điều tra Liban cho biết nguyên nhân dẫn đến vụ nổ trên là do sơ xuất trong công tác lưu trữ vật liệu nổ. Trong tháng 8 năm ngoái, Tổng thống Macron đã chủ trì hội nghị quốc tế đầu tiên về viện trợ cho Liban sau vụ nổ. Tại hội nghị, cộng đồng quốc tế cam kết viện trợ khoảng 250 triệu euro (khoảng 300 triệu USD) giúp Liban khắc phục hậu quả.
Liban đã không có chính phủ hoạt động đầy đủ kể từ tháng 8/2020 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế bùng phát từ năm 2019 tại nước này ngày một trở nên nghiêm trọng. Trong thời gian gần đây, nước này đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung cấp nhiên liệu và thuốc men, trong khi tình trạng mất điện xảy ra triền miên, đẩy xã hội vào tình trạng hỗn loạn.
Nga cung cấp cho Liban hình ảnh vệ tinh giúp điều tra vụ nổ cảng Beirut Ngày 22/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thông báo nước này đã chuyển cho phía Liban những hình ảnh do vệ tinh chụp khu cảng Beirut trong khoảng thời gian trước và sau vụ nổ gây nhiều thương vong hồi năm ngoái. Đống đổ nát sau vụ nổ tại cảng Beirut, Liban ngày 14/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga...