Libya hoãn thời điểm tổ chức bầu cử đến ngày 7/7
Theo AFP, Libya ngày 10/6 tuyên bố cuộc bầu cử Hội đồng Lập hiến của nước này, ban đầu dự kiến tổ chức vào ngày 19/6, đã hoãn đến ngày 7/7 tới.
Chủ tịch Ủy ban bầu cử Nuri al-Abbar. (Nguồn: Reuters)
Phát biểu trong cuộc họp báo tổ chức tại thủ đô Tripoli, Chủ tịch Ủy ban bầu cử Nuri al-Abbar khẳng định “Ngày bẩu cử sẽ là 7/7,” đồng thời viện dẫn các lý do “hậu cần và kỹ thuật” cho sự trì hoãn này.
Video đang HOT
Theo ông Abbar, cuộc bầu cử bị hoãn là do chậm thông qua luật tổ chức bầu cử, nhằm tạo cho cử tri có thêm thời gian đăng ký đi bỏ phiếu và cho các ứng cử viên đã bị ủy ban bầu cử loại được phép kháng cáo quyết định này.
Trước đó, người phát ngôn Ủy ban bầu cử cũng cho rằng do xung đột bộ lạc thường xuyên xảy ra, vụ một nhóm vũ trang đánh chiếm sân bay quốc tế Tripoli gần đây và do bất đồng gia tăng giữa Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp ( NTC) và chính phủ quá độ, nên cuộc bầu cử có thể không được tổ chức trong tháng 6 như dự kiến.
Đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở Libya sau bốn thập kỷ nằm dưới quyền của nhà lãnh đạo bị lật đổ Muammar Gaddafi.
Hơn 2,7 triệu người Libya, chiếm khoảng 80% số cử tri đủ tư cách đi bỏ phiếu, đã đăng ký tham gia cuộc bầu cử này./.
Theo TTXVN
Lại xung đột đẫm máu tại Libya
Giao tranh tại miền nam Libya từ hơn một tuần qua cho thấy Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) vẫn chưa kiểm soát được tình hình thời hậu Gaddafi.
Máu tiếp tục đổ tại Libya trong thời hậu Gaddafi - Ảnh: AFP
Tính đến ngày 2.4, các số liệu chính thức ghi nhận giao tranh giữa các bộ tộc ở thành phố Sabha, tây nam Libya đã làm ít nhất 147 người thiệt mạng và 395 người bị thương. Theo tờ Le Monde, ngòi nổ của xung đột là vụ sát hại Ahmat Ely Galmai, một thủ lĩnh của bộ tộc Toubou trong cuộc họp giữa các lực lượng bán quân sự Libya ngày 26.3. Nguyên nhân có thể là do căng thẳng trong việc phân quyền kiểm soát khu vực biên giới phía nam.
Trong suốt tuần qua, chính quyền Libya đã 3 lần tuyên bố thuyết phục thành công bộ tộc Toubou và các bộ tộc Ả Rập ngưng chiến, đồng thời gửi quân đội đến kiểm soát các vị trí trọng yếu. Trên thực tế, thương vong vẫn không ngừng tăng lên. Riêng trong ngày 31.3 đã có ít nhất 16 người thiệt mạng, theo AFP.
Bộ tộc Toubou, sống du mục ở miền nam Libya, cũng như các nước Chad và Niger, bị các bộ tộc Ả Rập cáo buộc thu nhận lính đánh thuê nước ngoài đến từ khu vực hạ Sahara. Đáp lại, thủ lĩnh Toubou tại Libya là Issa Abdelmajid Mansour kêu gọi LHQ can thiệp để ngăn chặn "một cuộc thanh trừng sắc tộc" và đe dọa nếu cần thiết có thể "ly khai thành một quốc gia như Nam Sudan", theo AFP. Giới chuyên gia lo ngại xung đột tại miền nam Libya có thể diễn biến nghiêm trọng hơn nếu bộ tộc Toubou kêu gọi viện binh từ Chad và Niger.
Lật đổ được chính quyền của ông Muammar Gaddafi từ cuối tháng 10.2011 nhưng đến nay, chính phủ lâm thời Libya vẫn chưa khôi phục được an ninh và ổn định tình hình, đặc biệt là bất ổn liên quan đến các bộ tộc. Trong suốt 40 năm cầm quyền, ông Gaddafi đã giữ được thế cân bằng giữa các bộ tộc nhưng nay sự ổn định này bị phá vỡ, dẫn đến nhiều "sóng ngầm" đáng lo ngại. Hồi đầu tháng 3, lãnh đạo các bộ tộc và một số lực lượng vũ trang tuyên bố thành lập vùng bán tự trị ở khu vực Cyrenaica, phía đông Libya. Còn ở phía nam, một số bộ tộc gốc Phi hạ Sahara (da đen, khác với những người Bắc Phi da sáng) như Toubou, Tuareg yêu cầu được hưởng nhiều quyền lợi hơn.
Theo Thanh Niên
Libya dọa dùng "vũ lực" để đập tan ý muốn ly khai Theo AFP, ngày 7/3, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) Libya, ông Mustafa Abdel Jalil, tuyên bố sẽ bảo vệ nền thống nhất quốc gia bằng "vũ lực" nếu thấy cần thiết. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) Libya, ông Mustafa Abdel Jalil. (Nguồn: Reuters)Tuyên bố này được đưa ra sau khi các thủ lĩnh bộ lạc...