Lay lắt ở Hà Nội 15 năm, vợ chồng tôi về quê vì 300 năm nữa mới mua được nhà
Tính ra với thu nhập hiện tại thì phải 300 năm nữa mới mua được nhà Hà Nội nên khi sức khỏe có vấn đề, tôi và chồng quyết định về quê sau 15 năm bám trụ Thủ đô.
Vợ chồng tôi đều sinh ra và lớn lên ở các huyện ngoại thành Hà Nội, đều là viên chức nhà nước, làm công tác hành chính phường ở nội thành. Chúng tôi cưới nhau vừa tròn 15 năm, có 3 con trai. Con trai lớn năm nay học lớp 7, cặp sinh đôi vừa tròn 4 tuổ.i.
Thu nhập của cả gia đình mỗi tháng gần 20 triệu đồng. Nhà đông con, hai trẻ sinh đôi còn nhỏ, không có người giúp đỡ nên đến thời gian giải quyết việc nhà và chăm sóc con cái cũng còn thiếu, nói gì đến kiếm việc làm thêm. Mọi khoản chi tiêu chỉ trông mong vào đồng lương ít ỏi của hai vợ chồng.
15 năm từ lúc mới cưới cho đến khi con nhỏ cũng đã học mẫu giáo lớn, chúng tôi vẫn đi thuê nhà. Duyên may giúp hai vợ chồng thuê được một căn hộ tập thể cũ rộng 40m2 ở khu vực gần trung tâm mà giá chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng. Chúng tôi ở đây gần chục năm nay, chủ nhà đã trở thành bạn bè nên không tăng giá.
Tiề.n học phí, học thêm cho con trai lớn khoảng 3 triệu đồng/tháng. Tiề.n bỉm sữa, học phí cho cặp sinh đôi là 7 triệu đồng/tháng. Hai bé được gửi ở một trường mầm non tư thục có mức phí chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng, đây là trường mầm non hiếm hoi có mức học phí thấp như vậy ở Hà Nội.
Số tiề.n còn lại, chúng tôi chi tiêu vừa đủ vào chi phí sinh hoạt, điện nước, hiếu hỉ… May sao các con tôi không ốm vặt nên hầu như không có chi phí phát sinh. Chi tiêu tằn tiện hết sức, mỗi tháng gia đình tôi cũng chỉ dư ra được khoảng 500 nghìn đồng, mỗi năm tính ra dư 6 triệu đồng. Hai vợ chồng tính toán và nói vui với nhau rằng với số tiề.n ít ỏi để ra mỗi tháng, chúng tôi phải cố gắng sống thật lâu, vì khoảng 300 năm nữa sẽ đủ tiề.n mua nhà Hà Nội.
Thật ra điều này cũng không phải đùa. Trong tương lai khi con cái lớn hơn, hai vợ chồng có thể kiếm việc làm thêm, nhưng thực tế thị trường bất động sản lâu nay cho thấy, tốc độ tăng giá của nhà, đất luôn cao hơn gấp nhiều lần tốc độ tăng thu nhập của người lao động bình thường. Do đó cho dù sau này kiếm được nhiều tiề.n hơn, sợ rằng chúng tôi có chạy đứt hơi cũng khó lòng đuổi kịp giá nhà.
Gần đây mặc dù lương cơ sở có tăng một chút nhưng các chi phí khác cũng đội lên. Mỗi ngày, tôi chỉ được phép cầm 150 nghìn đồng đi chợ. Cũng may là ông bà nội ngoại đều ở ngoại thành nên cuối tuần, chồng tôi thường đi xe máy về quê lấy thêm thực phẩm, vừa tươi ngon vừa giảm được chi phí đáng kể.
Video đang HOT
Lay lắt ở Hà Nội 15 năm, vợ chồng tôi tính rằng phải 300 năm nữa may ra mới mua được nhà. (Ảnh minh họa: AI)
Thấy mức thu nhập của mình không thể trụ nổi ở thành phố, giữa năm 2023, vợ chồng tôi đã bàn tới việc chuyển về quê ở ngoại thành sinh sống, hằng ngày đi xe máy vào làm trong nội thành. Tuy nhiên sau khi suy nghĩ kỹ càng, tôi thấy không thể đủ sức khỏe để ngày nào cũng vượt 60km cả đi lẫn về. Kế hoạch về quê sống vì thế phải bỏ.
Tuy nhiên, một bước ngoặt sau đó khiến chúng tôi buộc phải trở lại với phương án này. Cuối năm 2023, tôi phải nhập viện vì bệnh phổi kèm theo tình trạng suy nhược cơ thể do lao lực. Hai vợ chồng nhìn thẳng vào thực tế, nếu cố gồng mình để trụ lại thành phố thì cho dù lúc nào đó mua được nhà, tôi e là mình chẳng còn đủ sức khỏe để hưởng thụ niềm vui đó. Vì thế mà qua Tết Nguyên đán 2024, cả nhà chuyển về quê sống.
Về công tác, cơ chế chuyển địa bàn rất khó khăn nên hai vợ chồng quyết định nghỉ việc. Chồng tôi đi làm công nhân cho một nhà máy, thu nhập khoảng 13 triệu đồng/tháng nếu tăng ca. Còn tôi có chút khả năng ngoại ngữ nên đã xin làm cho một cơ sở dạy tiếng Anh, thu nhập khoảng 12 triệu đồng/tháng nếu dạy cả thứ 7.
Tính ra, thu nhập hiện tại của hai vợ chồng còn cao hơn khi sống thành phố trong khi hoạt phí lại thấp hơn trước rất nhiều. Chỉ có điều, khi về quê, các con không có nhiều điều kiện học tốt như khi ở nội thành. Vợ chồng tôi động viên nhau, quan trọng là tinh thần học tập của các con ra sao, chỉ cần các con chăm chỉ, nỗ lực thì cũng không kém học sinh nội thành là mấy.
Sau 8 tháng về quê, vợ chồng tôi cảm thấy rất hài lòng về cuộc sống hiện tại. Chúng tôi được gần ông bà nội ngoại, có việc gì cần sẽ nhờ ông bà giúp đỡ nên tiện hơn rất nhiều. Không khí ở đây cũng trong lành, áp lực giao thông không cao nên stress cũng giảm.
Chúng tôi dự định rằng đến đầu năm tới sẽ vay mượn để xây nhà trên đất bố mẹ cho. Chi phí xây dựng ở đây đỡ tốn kém hơn rất nhiều so với nội thành Hà Nội, khoảng 800 triệu đồng là có thể xây được một căn đủ ở. Đương nhiên với số tiề.n tiết kiệm ít ỏi hiện có, chúng tôi phải vay rất nhiều, nhưng bố mẹ và anh chị em hai bên đều cho mượn kha khá. Chỉ cần trời cho sức khỏe và duy trì công việc là chúng tôi cứ yên tâm túc tắc trả nợ.
Sống cuộc sống bình yên hiện tại, tôi nghĩ lại cảnh bon chen, áp lực trước đây mà thấy sợ hãi. Hai vợ chồng bảo nhau, biết thế quyết định về quê sớm hơn thì có lẽ nhà cửa đã có và nợ cũng đã trả xong.
Tốn 4 - 5 tháng lương để về quê ăn Tết, sao không về dịp khác?
Liệu có nhất thiết năm nào cũng đưa cả nhà về quê ăn Tết khi chi phí tương đương 4-5 tháng lương; thu xếp để về dịp khác trong năm cũng được mà.
Tiề.n vé khứ hồi cho 4 người từ TP.HCM về Hà Nội, cộng thêm tiề.n ô tô từ Bình Dương đến TP.HCM và từ Hà Nội về Nam Định, riêng khoản di chuyển đã ngốn hơn 30 triệu đồng nếu gia đình tôi về quê Tết này.
Nhưng chi phí để về quê ăn Tết không chỉ có thế. Mang tiếng thoát ly đi lập nghiệp, chẳng ai dám về tay không. Phải có quà cáp tươm tất cho những người họ hàng, xóm giềng sát vách; rồi còn tiề.n lì xì. Ở quê không có kiểu đóng cửa nằm chơi trong nhà như thành phố, ai đến cũng phải niềm nở ra tiếp đón, và bản thân mình phải đi khắp làng trên xóm dưới; ở xa cả năm mới về nên gặp ai cũng phải mừng tuổ.i.
Mừng tuổ.i "đại trà" thì trẻ con mỗi đứa chỉ 20 nghìn đồng thôi, người già 50 nghìn, thân thiết gần gũi thì 100 - 200, thậm chí 500 nghìn đồng. Vậy thôi mà cả cái Tết cũng bay vèo chục triệu đồng lì xì và quà cáp ngoại giao ở quê.
Anh chị cả suốt năm chăm sóc bố mẹ cho mình yên tâm mưu sinh xa nhà, chẳng lẽ Tết về không biếu được anh chai rượu xịn, tặng chị dâu và các cháu tấm áo, đôi giày. Tâm lý người ở xa ai chẳng muốn mang về cho gia đình những của ngon vật lạ, hay sắm thêm những món đồ ở nhà còn thiếu. Rồi thì tiề.n biếu bố mẹ, mua đồ bổ bồi dưỡng cho các cụ nữa.
Tùng tiệm ra thì cũng tốn đến 60 triệu đồng cho chuyến về quê ăn Tết gần một tuần, trong khi thu nhập mỗi tháng của tôi cũng chỉ trồi sụt trong khoảng 12 - 15 triệu đồng. Thưởng Tết hai vợ chồng cộng lại chưa đến 40 triệu đồng.
Nếu chọn đoàn tụ gia đình vào dịp khác, chi phí sẽ chỉ tầm 20 triệu đồng. Đặc biệt, chúng tôi sẽ không phải chịu cảnh tắc đường, vạ vật sân bay bến tàu, khi ở quê lại chẳng có mấy thời gian thong dong trò chuyện với người nhà, và hết Tết thì trở lại công sở với dáng vẻ kiệt sức.
Vé máy bay là khoản chi phí lớn cho mỗi chuyến về quê ăn Tết. (Ảnh: Thế Quang)
Nhiều lúc tôi ước, giá mình được nhận khoản tiề.n thưởng đó, có 7 ngày nghỉ đó nhưng sử dụng chúng một cách khác đi, tính chất hưởng thụ, mức độ hài lòng sẽ cao hơn so với việc về quê ăn Tết. Giá vợ chồng con cái được nghỉ ngơi đúng nghĩa thì 7 ngày ấy thật tuyệt vời, đủ để bù đắp năng lượng sau những ngày làm việc hùng hục, chạy deadline đến tối tăm mặt mũi.
Tôi yêu Tết cổ truyền, mê không khí ấm áp, hân hoan đặc biệt của Tết từ thời thơ bé và luôn hoài niệm về những ngày ấy. Tuy nhiên, sự tốn kém và mệt mỏi của những cuộc "hành quân" về quê ăn Tết thời nay khiến tôi thấy nó như một gánh nặng cả về tiề.n bạc lẫn thể xác.
Năm nay, khi biết giá vé máy bay vừa khan hiếm vừa "đắt đến điên rồ", dù chọn khung giờ nửa đêm gà gáy vẫn cao ngất ngưởng, vợ chồng tôi quyết định dời kế hoạch về thăm nhà sang dịp hè. Đêm giao thừa, đại gia đình sẽ chúc Tết và hỏi han nhau qua video call.
Khi bọn trẻ nghỉ hè, chúng tôi sẽ xin cắt phép về quê một tuần, bằng số ngày nghỉ Tết nhưng chắc chắn là nhàn nhã, thư giãn hơn nhiều, được nghỉ ngơi đúng nghĩa. Không phải tiếp nhiều khách khứa, bố mẹ, con cái, anh em sẽ có thời gian hàn huyên tâm sự nhiều hơn.
Tết cổ truyền không được ở cạnh đại gia đình cũng là điều đáng tiếc, nhưng vui Tết cũng phải tùy hoàn cảnh. Với điều kiện của nhiều gia đình, về quê dịp khác, coi như ăn Tết muộn, cũng rất vui.
Lương hưu tăng được 13 triệu/tháng, thương con trai út kinh tế khó khăn, tôi cho mỗi tháng 5 triệu nhưng con lại đòi cả gia tài Nếu biết con tham thế, tôi không cho nữa để mẹ con khỏi mâu thuẫn. Chồng tôi mất khá sớm, nhiều người khuyên tôi đi bước nữa để có chỗ dựa dẫm. Nhưng tôi sợ lấy phải người chẳng ra gì rồi lại làm khổ các con, vì vậy tôi quyết định ở vậy nuôi con khôn lớn. 2 con tôi đều rất...