Lầu Năm Góc sẽ trả tiền để nâng cấp xe tăng thời Liên Xô cho Ukraine
Lầu Năm Góc sẽ trả tiền cho Cộng hoà Séc để nâng cấp 45 chiếc xe tăng T-72 thời Liên Xô và đưa vào sử dụng ở Ukraine, theo một phần của gói viện trợ quân sự mới nhất trị giá 400 triệu USD của Washington.
Binh sĩ Ukraine lái xe tăng T-72 trên chiến tuyến ở miền đông Ukraine ngày 13/7. Ảnh: Getty Images
Theo tờ Politico, Phó Thư ký Báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh cho biết ngoài Mỹ, Hà Lan cũng sẽ chi trả cho việc tân trang 45 chiếc xe tăng T-72 khác tại Séc. Như vậy, tổng cộng, 90 chiếc xe tăng sẽ được chuyển giao cho Ukraine vào cuối năm nay.
Các nước NATO khác – bao gồm Ba Lan – cũng đã viện trợ cho Kiev hàng trăm chiếc T-72 cũ. Tuy nhiên, theo bà Singh, đây là lần đầu tiên Mỹ trả tiền cho cơ sở công nghiệp quốc phòng Séc để nâng cấp xe tăng gửi cho Ukraine. Một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ quy trình nâng cấp bao gồm bổ sung quang học, thông tin liên lạc và giáp mới cho xe tăng.
Bà Singh nhấn mạnh việc tân trang xe tăng là vô cùng quan trọng trên chiến trường, khi Ukraine đang nỗ lực giành lại vùng lãnh thổ ở phía đông bắc Kharkiv và khu vực phía nam Kherson.
Kiev đã kêu gọi các quốc gia phương Tây tăng cường viện trợ xe tăng, như Abrams – xe tăng chủ lực thế hệ thứ 3 do Mỹ chế tạo hoặc xe tăng Leopard “báo hoa” của Đức. Tuy nhiên, chưa có quốc gia nào đồng ý chuyển giao loại khí tài này cho Ukraine. Về phần mình, Mỹ đã do dự về việc cung cấp Abrams cho Kiev, loại phương tiện “ngốn” nhiên liệu và cần phải đào tạo binh sĩ sử dụng.
“Vận hành một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực mới sẽ là nhiệm vụ lớn đối với lực lượng Ukraine. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến của các đồng minh và đối tác để đánh giá khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine trong điều kiện có thể. Chúng tôi tin rằng xe tăng T-72 sẽ tạo ra sự khác biệt trên chiến trường”, bà Singh nói.
Video đang HOT
Gói viện trợ mới nhất của Washington cũng bao gồm khoản viện trợ giúp nâng cấp một số tên lửa phòng không Hawk do Mỹ chế tạo để sử dụng ở Ukraine. Hawk là tên lửa dẫn đường đất đối tầm trung, có tầm bắn xa hơn so với tên lửa phòng không Stinger mà nước này đã cung cấp cho Ukraine trong năm nay. Mỹ đã không còn sử dụng loại vũ khí này trong nhiều năm. Loại tên lửa này sẽ hỗ trợ bệ phóng Hawk mà Tây Ban Nha đã cam kết gửi tới Kiev.
Khẩu đội tên lửa Hawk. Ảnh: Getty Images
Bà Singh cho rằng hệ thống phòng không Hawk sẽ giúp cải thiện khả năng phòng thủ của Ukraine trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình của Nga. Tuy nhiên, bà từ chối tiết lộ số lượng tên lửa và không nêu chính xác thời gian chuyển giao.
Theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao, khoản viện trợ mới cũng bao gồm 250 xe bọc thép M1117, 40 chiếc tàu sông và 1.100 máy bay không người lái Phoenix Ghost cho Ukraine.
Mỹ đã viện trợ quân sự cho Ukraine hơn 18,9 tỷ USD kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào năm 2021, gấp hơn 3 lần ngân sách quân sự trước xung đột của nước này. Trong đó, 18,2 tỷ USD đã được cung cấp kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2.
Mỹ cũng đã chuyển giao 20 hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS) – yếu tố “thay đổi cuộc chơi” giúp Kiev đối phó với các hệ thống phòng thủ của Nga. Theo một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ, cho đến nay, Moskva vẫn chưa thể phá hủy bất kỳ bệ phóng HIMARS nào.
Tuy nhiên, quan chức này cho biết thêm Ukraine vẫn cần một lượng pháo lớn cho cuộc xung đột sắp tới. Ông tiết lộ tỷ lệ tiêu hao trong chiến sự rất cao: Ukraine đã bắn 4.000-7000 viên đạn pháo/ngày, trong khi Nga bắn 20.000 viên/ngày.
Chuyên gia nhận định trong những tháng mùa đông, mặt trận quanh Kharkiv và Bakhmut, miền trung Ukraine có thể ổn định, nhưng vẫn chưa rõ cuộc xung đột ở Kherson sẽ kết thúc như thế nào khi bị thời tiết tác động. Cuộc xung đột sẽ trở nên gay go hơn vào mùa xuân.
Đức viện trợ bệ phóng tên lửa và xe bọc thép cho Ukraine
Các bệ phóng tên lửa và xe bọc thép là đợt viện trợ vũ khí tiếp theo của Đức cho Ukraine.
Phóng tên lửa với Mars II. Ảnh: Bundeswehr
Báo Deutsche Welle dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht ngày 15/9 cho biết nước này sẽ tiếp tục viện trợ các bệ phóng tên lửa và xe bọc thép cho Ukraine.
"Chúng tôi đã quyết định cung cấp thêm hai bệ phóng tên lửa MARS II cùng với 200 tên lửa cho Ukraine. Bên cạnh đó, 50 xe bọc thép Dingo cũng được chuyển tới Ukraine", bà Lambrecht nói.
Ukraine gần đây đã kêu gọi Đức tăng cường cung cấp vũ khí sau một cuộc phản công mới đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết thêm việc huấn luyện về bệ phóng MARS II cho các nhà khai thác Ukraine dự kiến sẽ bắt đầu trong tháng 9 này.
Đức đã nhiều lần bị Ukraine chỉ trích vì trì hoãn việc viện trợ vũ khí. Kiev đã đề nghị Đức hỗ trợ xe tăng Leopard và xe bọc thép Marder.
Ban đầu, Chính phủ Đức đã do dự trong việc gửi bất kỳ loại vũ khí nào cho Ukraine do đây là một khu vực có xung đột. Sau đó, Đức đã cung cấp cho quân đội Ukraine trang thiết bị, đạn dược và pháo phòng không.
Nước này cũng đã cam kết gửi số vũ khí trị giá hơn 500 triệu euro vào năm 2023 để giúp Ukraine.
Tuy nhiên, áp lực đối với Đức đã tăng lên khi Ukraine phản công bất ngờ và giành lại quyền kiểm soát một số khu vực từ các lực lượng Nga.
Đến nay Berlin vẫn chỉ thực hiện viện trợ cho Ukraine cùng với sự phối hợp của các đồng minh thân cận. Bà Lambrecht trước đó đã phản ứng trước những chỉ trích không cung cấp vũ khí cần thiết cho Ukraine khi nói rằng nhiệm vụ đầu tiên của mình là đảm bảo quân đội Đức được trang bị đủ tốt để bảo vệ đất nước.
Bà Lambrecht cũng lập luận rằng việc phối hợp chuyển giao các xe tăng do Liên Xô chế tạo từ các nước Đông Âu sẽ cho phép triển khai nhanh hơn nhiều so với các xe tăng Leopard II tối tân của Đức vốn đòi hỏi nhiều thời gian huấn luyện hơn.
Slovakia gửi xe chiến đấu bộ binh cho Ukraine để đổi lấy xe tăng Đức Thỏa thuận xe tăng với Đức cũng bao gồm đạn dược, huấn luyện và phụ tùng thay thế. Xe tăng Leopard-2 của Đức. Ảnh: AFP Theo trang tin EURACTIV.sk (Slovakia) ngày 24/8, Slovakia sẽ gửi 30 xe chiến đấu bộ binh BVP từ thời Liên Xô tới Ukraine để đổi lấy 15 xe tăng Leopard-2 của Đức trong một thỏa thuận được ký...