Lãnh cảm vì ám ảnh quá khứ của chồng
Hình tượng người chồng mẫu mực, yêu thương vợ con sụp đổ hoàn toàn khi tôi vô tình phát hiện ra những “chiến tích” trong quá khứ của anh.
Tôi thuộc tuýp phụ nữ khá cổ hủ và khó tính, nhất là trong chuyện tình cảm. Trước khi lấy chồng, dù trải qua đôi ba mối tình nhưng tôi vẫn có giới hạn để không xảy ra việc quan hệ trước hôn nhân. Khi gặp và yêu chồng bây giờ, tôi cũng thẳng thắn nói về quan điểm này và được đối phương chấp nhận.
Ngày cưới, chồng rất vui và hạnh phúc khi biết tôi còn trong trắng. Đó cũng là lý do khiến chồng rất yêu thương và nâng niu tôi, đi đâu cũng mang vợ ra khoe, hãnh diện.
Tôi không quá tò mò về quá khứ của chồng. Anh cũng có kể trước khi lấy tôi, từng trải qua vài mối tình và cũng có phát sinh chuyện quan hệ tình dục.
Không ít cặp đôi đứng trên bờ đổ vỡ do quá khứ của bạn đời bị tiết lộ. (Ảnh minh hoạ)
Tôi không quá đặt tâm vào những mối quan hệ trước đó của chồng. Điều quan trọng là hiện tại, tôi và anh rất yêu thương nhau, sống hạnh phúc. Anh luôn chiều chuộng, chăm sóc tôi hết mực. Kể cả trong chuyện chăn gối, anh cũng rất biết cách làm tôi hài lòng.
Còn nhớ những ngày đầu làm vợ chồng, vì là “tấm chiếu mới” nên anh rất nhẹ nhàng, chủ động để mỗi cuộc yêu được thăng hoa, làm tôi thoải mái nhất. Dần dần, anh cũng mở lòng nói lên mong muốn của mình, muốn tôi chủ động hơn trong cuộc yêu, thay đổi tư thế rồi “bạo” hơn nữa mỗi lần gần gũi.
Tôi luôn nghĩ do chồng muốn tăng tình cảm đôi lứa nên cũng cố gắng để chiều theo ý muốn của anh ấy. Chuyện chăn gối của chúng tôi rất hòa hợp.
Một hôm chồng đi tắm, điện thoại sạc pin ở đầu giường, có rất nhiều tin nhắn đến từ nhóm bạn thân. Dù không có thói quen kiểm tra tin nhắn của chồng, nhưng những dòng tin hiện lên trên màn hình điện thoại khiến tôi chú ý “vợ mày ngoan như thế thì liệu có biết “bạo yêu” không nhỉ?”, “chơi nhiều em gái “hư” rồi, lấy vợ ngoan thì chuyện ấy sẽ như nào?”.
Thấy câu chuyện nhắc đến mình, tôi tò mò bấm vào xem thì một thâm cung bí sử của chồng thời quá khứ khiến tôi choáng váng. Hóa ra, anh không chỉ có vài ba mối tình mà còn có đến vài chục người “bạn tình”.
Hầu hết những cô gái đó là tiếp viên quán karaoke, quán massage, có người chỉ gặp nhau một lần, thậm chí còn chưa kịp biết tên cũng có thể qua đêm với nhau.
Video đang HOT
Ghê sợ hơn nữa, anh và một vài người bạn thân còn trao đổi bạn tình, quan hệ tập thể với nhau, rồi lấy đó làm thành tích, niềm tự hào. Càng đọc, tôi càng thấy cả người mình run lên đến kinh tởm. Không thể nghĩ người chồng điềm đạm, yêu chiều mình hàng ngày lại là người đàn ông “bản năng” đến như vậy.
Tôi vờ như chưa đọc được những tin nhắn đó, cũng không xét hỏi hay làm rùm beng lên với chồng. Thế nhưng, những điều đó cứ mắc nghẹn lại trái tim tôi. Mỗi lần chồng hôn, rồi gần gũi tôi đều tưởng tượng ra cảnh anh ấy cùng rất nhiều cô gái khác đang hả hê dâm dục. Cảm giác kinh sợ, mất cảm xúc lâu dần khiến tôi lãnh cảm, không muốn gần chồng.
Nhiều hôm chồng đòi hỏi nhiều, tôi phải cắn răng chịu đựng. Chồng thấy tôi thay đổi đột ngột nên gặng hỏi lý do nhưng thực sự tôi không muốn vạch mặt anh ta, bởi không muốn mình phải nghe, phải nhắc lại những điều kinh tởm đấy một lần nữa.
B ác sĩ Nguyễn Văn Phúc – khoa Nam học, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 tư vấn: Trong tình cảm nói chung cũng như chuyện chăn gối nói riêng từ lâu theo văn hóa phương Đông, thường coi người đàn ông phải chủ động như câu trâu đi tìm cọc, chứ đời nào cọc đi tìm trâu.
Tuy nhiên xã hội càng phát triển, văn hóa cũng hội nhập và phát triển thì trâu hay cọc tìm nhau sẽ chẳng còn quan trọng và cũng không ai còn ngại ngùng chuyện yêu. Vì thế, khi yêu các anh em cũng muốn chị em chủ động hơn trong “chuyện ấy”.
Một vấn đề khác giữa hai giới là đàn ông có thể quan hệ với phụ nữ khi không có tình cảm, còn phụ nữ lại ít khi như vậy. Vì vậy, khi phụ nữ không có tình cảm hoặc không thoải mái thì rất khó trong “chuyện ấy”.
Trường hợp trên, bạn nữ không thoải mái với quá khứ của chồng nên không còn muốn yêu, khi đó dịch âm đạo sẽ không được tiết ra gây khô, đau, rát thậm chí chảy máu như bạn kể.
Lời khuyên cho bạn là cái gì đã là quá khứ thì mình nên bỏ qua. Hãy trân trọng hiện tại, khi đó bạn sẽ yêu bản thân mình và chồng mình hơn.
Những thói quen xấu khiến bạn mắc thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh mạn tính, tiến triển từ từ gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ là người từ 40 đến 50 tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh đang dần trẻ hóa có người ở độ tuổi 25-30.
Vậy, những yếu tố, thói quen nào dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ?
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng xảy ra do các đĩa đệm cột sống cổ mất nước và co lại, dẫn đến những biến đổi bệnh lý của xương và khớp quanh đó, bao gồm cả việc phát triển gai xương.
Thoái hóa cột sống cổ rất phổ biến và tăng dần theo tuổi tác. Hơn 85% người trên 60 tuổi bị ảnh hưởng bởi thoái hóa cột sống cổ. Những nguy cơ gây thoái hóa cột sống cổ.
- Tuổi tác: Thoái hóa cột sống cổ xảy ra phổ biến như một phần của quá trình lão hóa, xuất hiện ở những người từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên hiện nay bệnh đang dần trẻ hóa có người ở độ tuổi 25- 30.
- Tính chất công việc: Người có công việc liên quan đến chuyển động cổ lặp đi lặp lại, làm việc ở tư thế khó hoặc những công việc trên cao gây thêm căng thẳng cho cổ.
- Chấn thương cổ: Các chấn thương cổ trong quá khứ làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống cổ cho người bệnh.
- Nghiện thuốc lá: Hút thuốc có khả năng làm tăng những cơn đau cổ.
Thoái hóa cột sống cổ rất phổ biến và tăng dần theo tuổi tác.
Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống cổ như:
- Làm việc sai tư thế: Làm việc kéo dài ở một thư thế mà không thay đổi là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa cột sống cổ. Bên cạnh những công việc vận động cúi, gập, xoay cổ nhiều thì người làm việc với máy tính cũng dễ mắc thoái hóa cột sống, gai cột sống hay vôi hóa cột sống...
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng giữa các chất ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cột sống. Trong cuộc sống hàng ngày nên cân bằng đủ các nhóm chất bao gồm các nhóm chất có lợi cho xương sụn như canxi, kali, magie, vitamin B6, B12,...
- Ngủ sai tư thế: 99% người đã từng bị đau cổ sau khi thức dậy ít nhất một lần trong đời. Điều đó là hậu quả của việc ngủ sai tư thế hoặc sử dụng gối ngủ quá cao hay quá thấp, dẫn đến sáng hôm sau vùng cổ căng cứng, hạn chế vận động. Nếu tình trạng này liên tục diễn ra sẽ khiến các đốt sống cổ sai lệch, dẫn đến thoái hóa cột sống cổ.
Biểu hiện thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ khi đang ở giai đoạn đầu sẽ cảm thấy cổ cứng, hơi đau khi cúi xuống và bắt đầu khó xoay chuyển. Nếu không được điều trị thì sau một thời gian thấy đau nhức vùng cổ, đau nhức lan dần xuống vai, gáy, tai, đầu.
Giai đoạn tiếp theo, người bệnh xuất hiện đau đầu, xoay cổ thấy đau, vướng, nhất là thỉnh thoảng bị vẹo cổ. Các triệu chứng đau nhức, tê, mỏi ở vùng chẩm, trán, lan xuống cánh tay (một bên hay cả hai tùy theo sự chèn ép vào dây thần kinh) và bắt đầu có tê cánh tay, bàn tay, ngón tay, đó là những biến chứng bắt đầu xuất hiện.
Biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra như rối loạn tiền đình, bởi do thoái hóa làm tổn thương vào lỗ tiếp hợp (đau đầu, chóng mặt, buôn nôn, nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế lúc nằm).
Rối loạn tiền đình còn làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, trầm cảm, đặc biệt là người cao tuổi rất dễ bị ngã gây tai nạn. Đây là một vòng luẩn quẩn, càng lo lắng, mệt mỏi, ngủ kém thì bệnh càng nặng thêm.
Luôn thay đổi tư thế, matxa khi làm việc.
Cần làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ?
Tùy thuộc vào mức độ thoái hóa cột sống cổ, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh. Điều trị nội khoa với các loại thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc giãn cơ, chống trầm cảm. Người bệnh cần tập vật lý trị liệu giúp làm giãn cơ và tăng cường sức cơ ở cổ và vai.
Điều trị phẫu thuật khi điều trị bảo tồn thất bại hoặc có triệu chứng về thần kinh như yếu tay/chân. Khi đó cần phải loại bỏ các cấu trúc gây hẹp ống sống (như đĩa đệm, gai xương...) để giải phóng tủy sống và rễ thần kinh.
Để phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ cần thường xuyên xoa bóp vùng cổ, đan xen vận động nhẹ nhàng trong quá trình ngồi làm việc. Cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn toàn bộ phần cột sống nhằm giảm thiểu áp lực cột sống đặc biệt cột sống cổ.
Khi ngủ cần thay đổi tư thế, tránh nằm 1 - 2 tư thế sẽ khiến cổ bị vẹo. Ngoài ra có thể tham khảo các loại gối nằm cho người thoái hóa cột sống cổ, có thể sử dụng gối chữ U, gối lượn sóng có phần mặt lượn sóng, ôm vừa với đường cong tự nhiên của cột sống và gáy dưới.
Người bệnh tuyệt đối không tác động mạnh vào vùng cổ, đặc biệt là các động tác như bẻ cổ, lắc cổ, ấn cổ mạnh sẽ khiến cột sống cổ yếu và dễ tổn thương hơn.
Đến chuyển nhà giúp bạn gái, tôi sững sờ khi thấy cuốn sổ dưới gầm giường Trong lúc em sang chào cho chủ nhà trọ, tôi cúi xuống nhìn khắp phòng xem còn sót gì không, thấy một cuốn sổ nhỏ ở dưới gầm giường liền với lấy. Tôi không ngờ, trong đó chứa bí mật em muốn giấu kín. Chiều, lúc chuẩn bị tan làm thì em gọi điện: "Anh ghé phòng chuyển đồ giúp em với nhé"....