Làng Stơr: Điểm đến du lịch nông thôn
Làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) gắn với tên tuổ.i Anh hùng Núp đã trở thành biểu tượng của Tây Nguyên bất khuất.
Nằm giữa núi rừng Trường Sơn, ngôi làng Bahnar này sở hữu nhiều lợi thế về văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên đang được đầu tư xây dựng mô hình điểm về du lịch nông thôn.
Du lịch nông thôn (rural tourism) là loại hình du lịch ở khu vực nông thôn, quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thiên nhiên. Loại hình này gắn với những đặc điểm tiêu biểu ở khu vực nông thôn, di sản văn hóa xã hội và văn hóa truyền thống; thể hiện đặc tính đa dạng về môi trường, kinh tế, lịch sử, địa điểm của mỗi vùng nông thôn.
Theo đó, làng Stơr hội tụ nhiều lợi thế để trở thành một điểm du lịch nông thôn hấp dẫn từ cảnh quan thiên nhiên đến các giá trị văn hóa, lịch sử, ẩm thực đặc trưng.
Về làng Anh hùng Núp
Qua cánh đồng Đê Ba thơm hương lúa trổ đòng, từ xa đã thấy thấp thoáng những nóc nhà sàn dựa vào nền núi thẫm. Làng Stơr ẩn mình giữa màu xanh núi rừng, nương rẫy trù mật mang theo nhịp điệu quen thuộc của cuộc sống thường hằng. Đang vào mùa măng le, dọc con đường chính vào làng, tới đâu cũng thấy sản vật của rừng. Màu vàng như nắng của những búp măng tươi dần chuyển màu sậm dưới cái nắng, cái gió và khí trời Trường Sơn-Tây Nguyên. Đây là một trong những sản vật từ rừng khách có thể mua về làm quà trong hành trang du lịch.
Cánh đồng Đê ba mở ra không gian nông thôn thôn đặc trưng giữa núi rừng Trường Sơn. Ảnh: Hoàng Ngọc
Một trong những điểm tham quan hấp dẫn khi đến Stơr là khu làng kháng chiến phục dựng trên một quả đồi với những nếp nhà sàn, kho lúa. Trong ngôi nhà sàn, vợ chồng ông bà Đinh Nim-Đinh Thị Leng ngồi đan lát, dệt vải; bên cạnh những đứa cháu ngoại chơi đùa.
Ông Nim cho biết: Gia đình ông được vận động đến ở tại làng phục dựng từ năm 2017 đến nay để làm du lịch. Làng chỉ có 7 nóc nhà, hơi buồn so với làng dưới núi. Bù lại, ông bà có thêm khoản thu nhập, bên cạnh việc làm rẫy.
“Nhà không có người ở sẽ nhanh hư. Hàng ngày, vợ chồng mình nhóm lửa để khói bếp giữ cho cái nhà được chắc, ấm áp, khách đến tham quan thì có người tiếp đón. Mình thì đan lát, còn vợ dệt vải cho khách xem, thỉnh thoảng có người mua luôn sản phẩm nên cũng vui vì vừa giới thiệu được văn hóa truyền thống, vừa có thêm chút thu nhập”-ông Nim chia sẻ.
Các nghệ nhân ở làng Stơr. Ảnh: Hoàng Ngọc
Làng kháng chiến phục dựng, Nhà lưu niệm Anh hùng Núp là 2 điểm tham quan chính khi đến với làng Stơr. Tuy nhiên, dạo quanh làng, khách có thể phát hiện và cảm nhận nhiều điều thú vị, được hòa mình vào không gian nông thôn rất đặc trưng. Từ cánh đồng Đê Ba rộng lớn đi qua dòng suối T’tung đã được chiêm ngưỡng cảnh quan tự nhiên trong lành, những phiến đá trắng khổng lồ. Ngược dòng chảy là đậ.p nước, cách làng không xa.
Nhà lưu niệm Anh hùng Núp-một trong những điểm tham quan khi đến làng Stơr. Ảnh: Hoàng Ngọc
Đầu năm nay, anh Đinh Mỡi (một hộ dân trong làng) đã hoàn thiện ngôi nhà gỗ theo kiến trúc nhà sàn truyền thống với nhiều phòng làm homestay phục vụ du khách có nhu cầu lưu trú. Vợ anh là đầu bếp tài hoa khi chế biến được nhiều món ăn truyền thống như: gà nướng, cơm lam, lá mì xào cà đắng, cá suối, ốc rừng, hoa nghệ xào…
Anh cho biết: Là một người con của quê hương Anh hùng Núp, anh rất tự hào với truyền thống văn hóa, lịch sử và mong muốn giới thiệu đến du khách. “Tôi hy vọng mô hình homestay và ẩm thực truyền thống của gia đình cũng được bà con học hỏi, làm theo. Bản thân tôi rất mong cùng dân làng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn”-anh Mỡi tâm sự.
Ẩm thực truyền thống phục vụ khách du lịch tại làng Stơr. Ảnh: Hoàng Ngọc
Video đang HOT
Hướng đến sản phẩm du lịch nông nghiệp
Ngôi làng gắn với tên tuổ.i Anh hùng Núp đứng trước nhiều cơ hội để “chuyển mình” khi được chọn xây dựng mô hình điểm du lịch nông thôn theo Kế hoạch số 657/KH-UBND ngày 23-3-2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025.
Về phía địa phương, UBND huyện Kbang cũng đã cụ thể hóa chủ trương của tỉnh với kế hoạch thực hiện mô hình du lịch nông thôn tại làng Stơr. Kế hoạch đề ra nhiệm vụ tổ chức khảo sát, lựa chọn và hỗ trợ làng để hình thành, phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc trưng. Trong đó, có hoạt động tham quan, trải nghiệm làm nương rẫy gắn với những loại cây trồng bản địa, thu hái, sơ chế măng le rừng, khai thác mật ong rừng… theo truyền thống của người Bahnar.
Ngoài ra, huyện còn đề ra nhiệm vụ hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm đặc trưng để tham gia chứng nhận sản phẩm OCOP, làm nơi tham quan, bán sản phẩm cho du khách làm quà tặng… Gắn xây dựng mô hình du lịch nông thôn với khai thác giá trị di tích Làng kháng chiến Stơr và Nhà lưu niệm Anh hùng Núp.
Du khách tìm hiểu, trải nghiệm các nghề truyền thống của người Bahnar tại làng Stơr. Ảnh: H.N
Ông Đinh Đình Chi-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện-cho hay: Kế hoạch được huyện phê duyệt với nguồn vốn đầu tư của địa phương là 635 triệu đồng, vốn trung ương là 489 triệu đồng. Mục tiêu là đầu tư cơ sở vật chất cho làng, giúp người dân nâng cao ý thức và tự chủ được tài nguyên sẵn có. Trong các hạng mục đầu tư, chú trọng bảo tồn, phục dựng các di sản văn hóa truyền thống và các loại hình dịch vụ. Khôi phục các ngành nghề, lễ hội truyền thống của đồng bào Bahnar, chỉnh trang, nâng cấp nhà rông văn hóa làng Stơr. Hỗ trợ xây dựng 5 homestay tại làng để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách…
Theo ông Chi, yếu tố quyết định là phát huy tính tiên phong của người Bahnar tại chỗ làm du lịch cộng đồng, giúp họ duy trì, phát huy bản sắc văn hóa, thấy được di sản văn hóa là tài sản và họ có khả năng làm du lịch khi dựa vào đó. Do đó, huyện định hướng, tạo điều kiện cho người dân tham quan học tập một số mô hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng thành công.
“Chúng tôi tổ chức họp dân và nhận được sự đồng thuận, thống nhất cao. Trong làng cũng xuất hiện nhân tố là người trẻ tiên phong làm du lịch như vợ chồng anh Đinh Mỡi, một số hộ dân đăng ký làm mô hình homestay. Làng thành lập được đội cồng chiêng, xoang phục vụ khách du lịch, phục dựng được nhiều lễ hội truyền thống và lưu giữ giá trị ẩm thực phong phú. Đó là tiề.n đề để chúng tôi triển khai nhiệm vụ xây dựng mô hình du lịch nông thôn làng Stơr và tin tưởng sẽ thành công”-ông Chi kỳ vọng.
Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch đã triển khai một số hoạt động như: đào tạo, hướng dẫn người dân về kỹ năng tiếp đón khách, hướng dẫn du lịch, phục vụ lưu trú, ẩm thực; hỗ trợ giới thiệu, quảng bá hình ảnh làng Stơr. Mới đây, Sở cũng đã mời các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du lịch đến khảo sát đán.h giá tiềm năng, góp ý hoàn thiện các dịch vụ, đồng thời làm cầu nối đưa du khách đến làng Stơr tham quan, trải nghiệm.
Rủ nhau lên Mù Cang Chải ngắm ruộng bậc thang rực rỡ sắc màu uốn lượn quanh núi đồi
Nhân lúc Mù Cang Chải đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm, các du khách đã rủ nhau đến 'viên ngọc xanh' của Tây Bắc để chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang mềm mại, ngắm hoa nở khắp đèo Khau Phạ...
Trong mắt du khách, Mù Cang Chải đã trở thành một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của miền Bắc, thu hút đông đảo du khách bởi vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của những thửa ruộng bậc thang trải dài.
Trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10, huyện vùng cao thuộc tỉnh Yên Bái này bước vào mùa lúa chín tuyệt đẹp. Giờ đây, Mù Cang Chải như đang khoác lên mình tấm áo vàng rực rỡ, trải dài khắp các triền núi, tạo nên khung cảnh vô cùng ấn tượng.
Du khách tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên.
Những thửa ruộng bậc thang không chỉ là kiệt tác thiên nhiên, mà còn chứa đựng biết bao công sức lao động của người dân, là một phần không thể thiếu của văn hóa vùng núi chốn Tây Bắc.
Mù Cang Chải không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và văn hóa, mà còn là nơi giúp du khách tạm xa cuộc sống ồn ào, tìm lại sự bình yên trong không gian tĩnh lặng và hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.
Biết đến Mù Cang Chải với những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp tại Tây Bắc, anh chàng Hoàng Ba Đình dù đã lên Yên Bái để du lịch, khám phá rất nhiều từ đi thác đến trekking nhưng lại chưa có cơ hội đến Mù Cang Chải. Đó cũng là lý do mà năm nay, anh chàng tuổ.i 25 này quyết tâm săn được mùa lúa ở địa điểm nổi tiếng này.
"Thời điểm hiện tại, Mù Cang Chải đẹp không có điểm chê khi đang bước vào mùa lúa đẹp nhất năm. Ngoài những ruộng lúa, hoa còn nở khắp đèo Khau Phạ, xung quanh có dù lượn bay phấp phới trong thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp thuần khiết, nên thơ và lãng mạn cho vùng đất này", anh chàng đến từ Hà Nội, bày tỏ.
Vườn tam giác mạch và lúa ở Mâm Xôi.
Những ngày ở Mù Cang Chải, kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với nam du khách này chính là được mọi người đặt biệt danh làm "Kẻ hủy diệt đồng lúa" vì ngã ở ruộng trong lúc đang đi check-in gặp mưa tại Mâm Xôi.
Đến với mùa vàng tại Yên Bái, các du khách đã được khám phá ruộng bậc thang tuyệt tác của thiên nhiên tại Mù Cang Chải, chinh phục đèo Khau Phạ - một trong "tứ đại đỉnh đèo" của miền núi phía Bắc. Ở đèo này, hoa đang vào độ nở rất đẹp, từ trên cao ngắm nhìn xuống thung lũng Lìm Mông đẹp mê mẩn.
Các du khách còn có dịp check-in Mâm Xôi, La Pán Tẩn, check-in Kim Nọi, ngắm hoàng hôn tại Vành Móng Ngựa với rất nhiều góc check-in đẹp, đến rừng trúc, Tú Lệ, đi khám phá nét đẹp văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số...
Vẻ đẹp bình dị ở Mù Cang Chải.
Theo Ba Đình, ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải là kiệt tác thiên nhiên, tựa như những nấc thang xanh mướt, vàng óng ả trải dài bất tận. Từng lớp ruộng nối nhau uốn lượn quanh các đồi núi trông như những dải lụa mềm mại tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ.
Trong mắt du khách này, mùa lúa ở Mù Cang Chải mang vẻ đẹp bình dị mà cuốn hút. Những thửa ruộng bậc thang màu xanh mướt dần chuyển sang sắc vàng nhạt, báo hiệu một mùa gặt đang đến rất gần với bà con.
Nhìn trên cao, mây trắng đang lững lờ trôi, nắng nhẹ phủ lên cảnh vật một lớp ánh sáng mềm mại. Gió se se lạnh thổi đến, mang theo hương lúa thoang thoảng trong không trung.
Giữa bức tranh thiên nhiên mênh mông, vừa yên bình, lại tràn đầy sức sống ấy, du khách đi bộ, dạo quanh, ngắm cảnh đẹp và lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ bên những thửa ruộng nên thơ.
Tham quan Mù Cang Chải vào mùa đẹp nhất năm.
Nếu đi đúng vào thời điểm mùa lúa chín ở Mù Cang Chải, du khách còn được chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa vàng rực rỡ tỏa sáng dưới ánh nắng mặt trời, hòa cùng bầu trời xanh thẳm mang đến khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa thanh bình. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng dành cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của vùng núi cao Tây Bắc.
Trong số những điểm dừng chân ở địa điểm du lịch này, anh chàng cảm thấy ấn tượng nhất với khu vực Vành Móng Ngựa. "Buổi chiều lên đây thơ lắm, khung cảnh đẹp như bức tranh vậy, nếu may mắn, bạn còn có thể ngắm được hoàng hôn tuyệt đẹp", Ba Đình chia sẻ.
Theo anh chàng này, thời tiết hiện tại trên Mù Căng Chải đang rất chiều lòng du khách. Trời mát dịu nhẹ, chiều tối và sáng sớm có se se lạnh, thức dậy ngắm mây vờn núi rất thích.
Chiếc view chụp ảnh chất lượng.
Vào tháng 9, tháng 10, nếu bạn muốn đi ngắm mùa vàng Tây Bắc, nhất định không nên bỏ lỡ mùa vàng tại Mù Cang Chải, Ba Đình nhắn nhủ du khách.
Ngoài những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp, du khách đến với Mù Cang Chải còn có cơ hội khám phá những nét văn hóa đặc sắc qua các lễ hội truyền thống, những bộ trang phục rực rỡ sắc màu và những món ăn đặc sản hấp dẫn như xôi ngũ sắc, thịt trâu gác bếp...
Du khách còn có thể tham gia các hoạt động dã ngoại như leo núi, đi bộ đường dài qua các bản làng, hay thậm chí là trải nghiệm cảm giác mạnh với dù lượn từ đỉnh Khau Phạ...
Thiên nhiên hùng vĩ ở Mù Cang Chải.
Mùa lúa ở Mù Cang Chải tựa như bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Những thửa ruộng bậc thang dần chuyển sang màu vàng óng ả.
Ruộng bậc thang trải dài bất tận, từng bậc thang tựa như những nốt nhạc vàng ngân vang giữa chốn núi rừng Tây Bắc.
Những cánh đồng lúa hòa quyện với thiên nhiên hùng vĩ tạo nên khung cảnh bình yên.
Du khách hòa mình vào thiên nhiên trong lành.
Những phút giây thư thái tâm hồn.
Du khách thích thú lưu lại những tấm ảnh kỷ niệm.
Điểm ngắm thung lũng Lìm Mông.
Đẹp như tranh vẽ.
Cuộc sống bình dị ở chốn vùng cao.
Khách tới Côn Đảo bảo tồn rùa biển, khám phá 'thiên đường' vui không muốn về Hòn Cau (Côn Đảo) không chỉ sở hữu khung cảnh thiên nhiên đẹp như 'thiên đường hạ giới', mà còn trở thành điểm đến thu hút nhiều người trẻ tới tham gia hoạt động bảo tồn rùa biển với trải nghiệm 'có tiề.n cũng khó mua'. Anh Vinh Lê (nhà sáng tạo nội dung, sống tại TPHCM) đã có 7 ngày tham gia...